Tổng thống Trump bất ngờ tiết lộ quốc gia “sánh vai” Nga, Mỹ xây dựng hiệp ước hạt nhân mới
BBC đưa tin, Tổng thống Donald Trump mới đây đã bày tỏ mong muốn về một thoả thuận hạt nhân mới bao gồm cả Nga và Trung Quốc.
Ông Trump cho biết, ông đã đề cập điều trên với cả Moscow và Bắc Kinh, và hai nước đều “rất, rất phấn khích”.
Phát biểu của người đứng đầu nước Mỹ được đưa ra sau khi Washington rút khỏi một hiệp ước hạt nhân với Nga và làm dấy lên những lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Được ký kết trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) cấm triển khai các tên lửa có tầm hoạt động từ 500 tới 5.500 km.
Tên lửa mới 9M729 của Nga khiến Mỹ và các đồng minh lo ngại (ảnh: Reuters)
Hôm thứ sáu (3/8), Mỹ chính thức rút khỏi INF sau khi cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước vì đang phát triển một loại tên lửa hành trình mới. Đáp lại, Moscow kiên quyết phủ nhận.
Trả lời câu hỏi làm sao để tránh một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân sau khi từ bỏ INF, Tổng thống Trump cho hay, chính quyền Mỹ đã nói với Nga “về một thỏa thuận hạt nhân, trong đó họ từ bỏ một số thứ và chúng ta từ bỏ một số thứ”.
Theo ông, một hiệp ước như vậy “sẽ là một điều vĩ đại cho thế giới”, đồng thời bày tỏ niềm tin rằng nó sẽ xảy ra.
Video đang HOT
“Trung Quốc rất, rất phấn khích khi nhắc tới điều đó và Nga cũng như vậy. Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận ở một thời điểm nào đó”, ông Trump chia sẻ với báo giới.
Trong một thông cáo trước đó, Bộ Ngoại giao Nga gọi quyết định rút khỏi INF của Washington là “một sai lầm to lớn”.
Mỹ, Hàn phản ứng trái chiều trước “sang chấn” thử tên lửa lần ba của Triều Tiên
Thông cáo cáo buộc Mỹ vi phạm hiệp ước với việc triển khai các bệ phóng MK-41, có khả năng phóng tên lửa hành trình tầm trung, tại châu Âu.
Moscow cũng kêu gọi Mỹ dừng triển khai các tên lửa như vậy, “nếu không Washington sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi leo thang căng thẳng trên thế giới”.
Mỹ từng tuyên bố Nga vi phạm INF do triển khai một số tên lửa 9M729 – hay còn được NATO gọi là SSC-8. Lời buộc tội này của Mỹ cũng nhận được sự ủng hộ từ NATO.
“Nga là bên cơ bản phải chịu trách nhiệm cho sự đổ vỡ của hiệp ước [INF]“, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định ngày 2/8.
“Với sự ủng hộ toàn bộ của các đồng minh NATO, Mỹ chắc chắn rằng Nga đã vi phạm hiệp ước và do đó chúng tôi dừng tuân thủ các điều khoản của hiệp ước”, ông Pompeo nói.
Phương Đỗ
Theo vietnamnet
Giá dầu sẽ tăng cao đến mức nào nếu chiến tranh Mỹ - Iran bùng nổ?
Giới chuyên gia nhận định giá dầu thế giới có thể tăng vọt lên 150 USD/thùng nếu căng thẳng giữa Mỹ và Iran bùng phát thành một cuộc chiến tranh.
Căng thẳng quân sự Mỹ - Iran bùng lên nghiêm trọng từ ngày 18/7, khi Tổng thống Donald Trump khẳng định tàu đổ bộ USS Boxer của quân đội Mỹ bắn rơi máy bay không người lái của Iran ở eo biển Hormuz. Các chuyên gia chính trị quốc tế lên tiếng cảnh báo chiến tranh có thể bùng phát nếu hai bên tiếp tục có những hành động leo thang.
Theo CNBC, ngày 15/7 Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt tuyên bố thỏa thuận hạt nhân Iran ký với Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức hồi năm 2015 "chưa sụp đổ". Tehran đã bắt đầu làm giàu uranium vượt mức thỏa thuận, nhưng cho biết sẵn sàng lùi bước nếu EU phớt lờ lệnh trừng phạt của Mỹ, nối lại đàm phán với Iran.
Tàu USS Boxer của quân đội Mỹ. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên giới quan sát cho rằng khả năng này khó xảy ra. Và căng thẳng kéo dài tại Trung Đông sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là giá dầu.
"Nếu Iran làm giàu uranium ở mức 20% và tăng tốc máy ly tâm, một cuộc đối đầu quân sự Mỹ - Iran, hoặc Israel - Iran có thể sẽ nổ ra. Ngay cả một vụ tấn công quy mô hẹp cũng có thể đẩy giá dầu leo thang", CNBC dẫn lời bà Helima Croft thuộc hãng RBC Capital Markets nhận định.
Trước thỏa thuận năm 2015, Iran làm giàu uranium ở mức 20%, vượt xa mức 3,67% cần thiết để sản xuất điện hạt nhân. Khi đó Tehran chỉ cần thêm 3 tháng để làm giàu uranium đến mức 90%, cấp độ tối thiểu để chế tạo bom hạt nhân.
Với thỏa thuận năm 2015, Iran quay trở lại làm giàu uranium ở mức 3,67%. Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, Tehran thông báo đã bắt đầu làm giàu ở mức hơn 4,5%.
Các nhà phân tích của Capital Economics dự báo giá dầu sẽ tăng lên 150 USD/thùng nếu chiến tranh nổ ra. Ước tính mỗi ngày 20 triệu thùng dầu được sản xuất tại khu vực vịnh Ba Tư.
Xung đột bùng lên sẽ dẫn tới tình trạng eo biển Hormuz nằm giữa vịnh Oman và vịnh Ba Tư bị đóng cửa. Đây là 1/3 lượng dầu toàn cầu đi qua.
Quân đội Iran luyện tập ở eo biển Hormuz hồi tháng 4. Ảnh: Getty Images.
Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng những năm qua, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đã tăng vọt, giúp nguồn cung dầu thế giới trở nên dồi dào hơn. Sự phụ thuộc của nền kinh tế toàn cầu vào dầu thô sản xuất tại vịnh Ba Tư đã giảm đi đáng kể. Do đó, giá dầu có thể sẽ không duy trì ở mức cao quá lâu.
Chuyên gia Richard Nephew thuộc Đại học Columbia nhận định Tổng thống Trump có thể sẽ không muốn phát động một cuộc chiến tranh trong thời điểm kỳ bầu cử năm 2020 sắp đến gần.
"Chiến dịch tranh cử tổng thống đã bắt đầu và chắc chắn ông Trump không muốn giá xăng trong nước tăng vọt khiến cử tri bất mãn", nhà phân tích Tamas Varga của PVM Oil Associates đánh giá.
Tuy nhiên cũng có khả năng Israel sẽ mở chiến dịch tấn công Iran. Israel từng tuyên bố sử dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn Iran sở hữu bom hạt nhân.
Theo Zing
Putin làm điều này thổi bùng nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Mỹ Tổng thống Nga Putin đã ký một dự luật rút Nga khỏi hiệp ước hạt nhân với Mỹ thổi bùng nguy cơ chiến tranh giữa 2 cường quốc quân sự sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 4/7 ký ban hành luật đình chỉ Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF)...