Tổng thống Trump ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì virus corona
Tổng thống Trump ngày 13/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ở Mỹ để giải phóng 50 tỷ USD trong ngân sách liên bang nhằm đối phó virus corona.
Dù vậy, Tổng thống Trump bác bỏ chỉ trích cho rằng Washington đã không tiến hành một số biện pháp khiến cuộc khủng hoảng y tế trở nên trầm trọng hơn.
“Tôi chẳng có trách nhiệm gì ở đây. Các tình huống, luật lệ, quy định đã được đặt ra từ một thời kỳ khác”, ông Trump nói, kiên quyết cho rằng vấn đề khiến các bộ xét nghiệm virus corona được phân phối chậm xuất phát từ lỗi của các chính quyền trước.
Tới thời điểm hiện tại, Mỹ đã ghi nhận 2.269 người nhiễm virus corona, trong đó 572 ca được ghi nhận trong 24 giờ qua. 48 người đã tử vong vì virus corona tại Mỹ.
Tuyên bố tình trạng khẩn cấp là một phần trong các nỗ lực của Nhà Trắng nhằm kiểm soát cuộc khủng hoảng y tế sau một tuần chao đảo của thị trường và gián đoạn trong cuộc sống thường ngày.
Tổng thống đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia từ Nhà Trắng hôm 13/3. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Trump cho biết bộ Y tế Mỹ sẽ cho phép loại bỏ một số quy định cụ thể nhằm giúp các bệnh viện và bác sĩ linh hoạt hơn trong đối phó với sự bùng phát của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ miễn lãi suất các khoản vay của sinh viên, đồng thời mua thêm dầu thô để bổ sung và kho dự trữ chiến lược.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ nói rằng việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ “giải phóng tất cả sức mạnh của chính phủ liên bang” và kêu gọi người dân hợp tác trong thời kỳ khủng hoảng quốc gia.
“Thông qua hành động tập thể, chia sẻ hy sinh, và sự quyết tâm của quốc gia, chúng ta sẽ vượt qua sự đe dọa của virus”, Tổng thống Trump nói.
Tổng thống cho rằng sự lây lan của virus corona có thể bị chặn đứng, dù thừa nhận tình hình sẽ tồi tệ hơn trước khi được cải thiện. “Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn. Thời gian 8 tuần tới là rất quan trọng”.
Tổng thống cũng tuyên bố sẽ tăng cường năng lực xét nghiệm virus corona cho các cơ sở y tế nước này. Tuy nhiên, ông Trump không cho rằng mọi người dân Mỹ nên tiến hành xét nghiệm.
“Chúng tôi không muốn mọi người tiến hành xét nghiệm nếu chúng tôi thấy rằng họ không cần thiết phải làm vậy. Và chúng tôi không muốn mọi người đổ xô tới và tiến hành xét nghiệm, trừ khi họ chỉ có một số triệu chứng cụ thể”.
Đội khử trùng tại một ổ dịch ở Mỹ hôm 13/3. Ảnh: Reuters.
Một người mà ông Trump cho biết nên tiến hành xét nghiệm là chính bản thân ông sau khi đã có tiếp xúc với một quan chức Brazil mới đây có kết quả dương tính với virus corona.
Tuy nhiên, dù việc không bắt tay được coi là một trong các biện pháp để ngăn virus lây lan, Tổng thống Trump vẫn bắt tay với gần như tất cả người tham dự sự kiện hôm 13/3.
Sau khi có một tuyên bố bị chỉ trích hôm 11/3, kéo theo sự sụt giảm lịch sử của thị trường chứng khoán, Tổng thống Trump đối mặt sức ép phải phản ứng mạnh tay với sự bùng phát của virus corona.
Không giống như tuyên bố trước đó cho rằng virus là một đe dọa ở nước ngoài, phát biểu hôm 14/3 đã thừa nhận virus corona là một cuộc khủng hoảng hiện hữu trong nước đòi hỏi huy động nguồn lực liên bang khổng lồ.
Tổng thống Trump đổ lỗi cho đảng Dâng chủ vì không đủ thiện chí trong việc đàm phán một gói quy định nhằm đối phó với virus corona. Ông Trump cũng chỉ trích các chính quyền trước đây đã gây tổn hại tới năng lực đối phó với dịch bệnh của chính quyền hiện tại.
Tuy nhiên, sự chậm trễ trong tiến hành xét nghiệm xảy ra dưới thời kỳ của Tổng thống Trump được bác sĩ Athony Fauci, một chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm, miêu tả là khiến tình hình tiến gần tới sự “sụp đổ”.
Theo Zing.vn
Tổng thống Trump tuyên bố sẽ đáp trả Iran bằng vũ khí "rất mới, rất đẹp" nếu bị tấn công
Trong tuyên bố của mình, Tổng thống Trump cũng tự hào cho rằng, Mỹ là đội quân lớn nhất và cho đến nay là quân đội giỏi nhất thế giới.
Tổng thống Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cường các mối đe dọa chống lại Iran, tuyên bố sẽ trả đũa nếu nước này tấn công lại Mỹ.
"Mỹ chỉ cần chi hai nghìn tỷ USD cho các thiết bị quân sự", ông viết trên Twitter hôm 5/1. "Chúng tôi là đội quân lớn nhất và cho đến nay là quân đội giỏi nhất thế giới!".
"Nếu Iran tấn công một căn cứ của Mỹ, hoặc bất kỳ người Mỹ nào, chúng tôi sẽ gửi một số thiết bị đẹp và rất mới đến cho họ mà không hề do dự".
Trong một loạt các tuyên bố trước đó trong ngày, ông Trump cảnh báo rằng Lầu Năm Góc đã có 52 địa điểm của Iran trong tầm ngắm của mình, cam kết sẽ tấn công Iran "rất nhanh, rất mạnh" nếu nước này tấn công tài sản của Mỹ.
Theo Sputnik, con số 52 địa điểm đại diện cho 52 con tin bị Iran bắt giữ tại đại sứ quán Mỹ ở Tehran năm 1979. Mặc dù những người này được thả ra sau đó, nhưng vụ việc đã dẫn đến một sự rạn nứt ngoại giao giữa hai quốc gia và khiến Mỹ thiết lập các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với Iran.
Nguy cơ xung đột mới đang treo lơ lửng ở Trung Đông sau vụ tướng Qassem Soleimani, người đứng đầu lực lượng tinh nhuệ Quds và là một trong những nhân vật quyền lực nhất ở Iran - thiệt mạng sau vụ không kích của Mỹ.
Soleimani, người đứng đầu các hoạt động quân sự và tình báo của Iran ở nước ngoài, đã bị ám sát trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ ở Baghdad cùng với chỉ huy dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhandis và 10 người khác đi cùng trong một đoàn xe.
Lầu Năm Góc cáo buộc tướng Soleimani đứng sau vụ tấn công gần đây vào Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad và nhân vật này đang lên kế hoạch tấn công nhiều hơn vào Mỹ.
Iran bày tỏ sự phẫn nộ và tuyên bố đáp trả Mỹ. Trong động thái mới nhất, Washington cũng tuyên bố triển khai thêm 3.500 binh sĩ tới Trung Đông, đánh dấu sự leo thang lớn nhất trong nhiều tháng qua giữa hai nước.
Theo nguoiduatin.vn
Bộ sậu Mỹ chỉ mất vài ngày để lên kế hoạch ám sát Tư lệnh Iran Chiến dịch tiêu diệt Tư lệnh Qassem Soleimani của Iran đã được một số phụ tá cao cấp của Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng lên kế hoạch chỉ trong vài ngày. Người dân Iran biểu tình bày tỏ lòng thương tiếc với Tư lệnh Qassem Soleimani. Ảnh: Reuters Hãng tin Bloomberg dẫn 3 nguồn thạo tin cho biết chiến dịch tiêu diệt...