Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Vào Syria để lật đổ chế độ Assad
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố quân đội nước này có mặt tại Syria để chấm dứt chế độ của Tổng thống Bashar Assad, người mà ông gọi là “bạo chúa”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
“Chúng tôi vào Syria để lật đổ chế độ của Tổng thống bạo chúa Bashar Assad, người ủng hộ khủng bố và khiến hàng nghìn người chết. Chúng tôi không vào Syria vì những lý do khác”, ông Erdogan phát biểu tại một hội nghị ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Erdogan nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ không có tranh chấp lãnh thổ ở Syria, nhưng muốn chuyển giao quyền lực cho người dân Syria.
“Chúng tôi không có ý định xâm chiếm Syria. Mục đích của chúng tôi là trao trả đất cho những chủ nhân thực sự. Đó là lý do tại sao chúng tôi ở đó để thiết lập công lý”, ông Erdogan nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ông ước tính rằng khoảng 1 triệu người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột ở Syria, cho dù không tổ chức giám sát nào đưa ra số liệu tương tự. Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc ước tính 400.000 chết trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm ở Syria.
Ông Erdogan nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ không thể “chịu đựng” cảnh dân thường liên tục bị giết hại và “phải vào Syria để hỗ trợ phe nổi dậy Quân đội Syria Tự do”. Ankara cũng cáo buộc Liên Hợp Quốc không có tầm ảnh hưởng ở Syria.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai lực lượng bộ binh và không lực tại các vùng miền bắc của Syria ngày 24.8, với mục đích là tái chiếm những khu vực do phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát.
Mặc dù vậy, nhiều nhà quan sát cho rằng mục đích của Ankara là tiêu diệt lực lượng vũ trang người Kurd ở Syria và ngăn họ liên kết 3 khu vực tự trị của người Kurd ở khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải dừng hỗ trợ trên không cho lực lượng bộ binh tiến vào Syria ngày 22.10, sau khi chính quyền Damascus cảnh báo sẽ bắn hạ máy bay của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ trên bầu trời Syria.
Theo Huy Phong (Theo RT) (Dân Việt)
Thổ Nhĩ Kỳ sa thải 15.000 công chức, cảnh sát
Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ngày 22-11 đã sa thải thêm gần 15.000 công chức, viên chức quân đội, cảnh sát... sau cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan - Ảnh: AP
Trong số người mới bị sa thải, có gần 2.000 người là thành viên của các lực lượng vũ trang, 7.600 nhân viên cảnh sát, 400 thành viên của lực lượng hiến binh và hơn 5.000 người thuộc các cơ quan công cộng, bao gồm cả y tá, bác sĩ, kỹ sư.
Sắc lệnh sa thải 15.000 người nêu trên cho biết họ bị nghi ngờ "có liên quan tới các tổ chức khủng bố".
Theo Reuters, danh tính những người bị sa thải được đăng trên Công báo, trong đó nói rõ họ sẽ không được tuyển vào các vị trí công việc khác trong khối dịch vụ công.
Như vậy tính đến nay, hơn 125.000 người đã bị sa thải hoặc đình chỉ công tác, trong khi 36.000 người bị bắt giam chờ ngày ra tòa do bị cáo buộc có liên quan đến đảo chính.
Cùng với động thái trên, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đóng cửa 375 tổ chức, 18 cơ sở từ thiện và 9 đơn vị truyền thông. Trước đó, Ankara đã đóng cửa hơn 130 tổ chức truyền thông sau khi xảy ra đảo chính.
Cũng trong ngày 22-11, nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã phát lệnh bắt 60 người, trong đó có nhiều phi công không quân ở trung tâm thành phố Konya do nghi ngờ có liên quan đến Phong trào Gulen của giáo sĩ Fethullah Gulen.
Hơn 240 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong cuộc đảo chính bất thành ngày 15-7-2016. Ankara quy trách nhiệm vụ việc cho giáo sĩ Fethullah Gulen - hiện sống lưu vong ở Mỹ, và Phong trào Gulen của ông.
Tuy nhiên ông Gulen phủ nhận mình có liên quan và lên án cuộc đảo chính.
Trước hành động trấn áp quyết liệt của Ankara, các đồng minh phương Tây, đặc biệt là các nước châu Âu, đã bày tỏ quan ngại, thậm chí kêu gọi đóng băng các cuộc đàm phán để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU, trong khi một quan chức cấp cao của Liên Hiệp Quốc gọi các biện pháp trấn áp này là "khắc nghiệt" và "phi lý".
Tổng thống Tayyip Erdogan đã bác bỏ các chỉ trích, nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ xác định phải nhổ tận gốc kẻ thù của mình ở trong và ngoài nước. Ông cũng cáo buộc các nước phương Tây đứng về phía những kẻ âm mưu đảo chính và chứa chấp khủng bố.
(Theo Tuổi Trẻ)
Trung Quốc cân nhắc cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng cân nhắc bất cứ đơn xin gia nhập nào của Thổ Nhĩ Kỳ để làm thành viên khối an ninh do Nga và Trung Quốc dẫn đầu. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters "Chúng tôi sẵn sàng cùng với các thành viên khác của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), theo quy...