Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố chưa điều quân sang Libya
Ông Erdogan nhận định nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ tại hội nghị đã đặt nền móng cho lệnh ngừng bắn giữa các bên đối địch tại Libya và sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya đã tăng thêm hy vọng về hòa bình.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 20/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định Ankara vẫn chưa triển khai binh sỹ đến Libya để hỗ trợ chính phủ được quốc tế công nhận tại quốc gia Bắc Phi này.
Ông nêu rõ Ankara mới chỉ cử cố vấn quân sự và nhóm huấn luyện đến đây.
Phát biểu với báo giới trên chuyến bay trở về từ Hội nghị Hòa bình quốc tế về Libya tại Berlin, Đức, Tổng thống Erdogan nhận định các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ tại hội nghị đã đặt nền móng cho lệnh ngừng bắn giữa các bên đối địch tại Libya. Theo ông, sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya đã tăng thêm hy vọng về hòa bình.
Đầu năm nay, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua kế hoạch đưa quân tới Libya để hỗ trợ Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) ở Tripoli, được Liên hợp quốc công nhận, chống lại các vụ tấn công của Quân đội miền Đông Libya (LNA) do Tướng Khalifa Haftar đứng đầu, ủng hộ chính quyền ở miền Đông.
Tuần trước, Tổng thống Erdogan tuyên bố quốc gia này đang điều quân tới Libya để hỗ trợ GNA. Ông khẳng định Ankara sẽ tiếp tục điều động mọi phương tiện và năng lực chính trị, thương mại, nhân đạo, ngoại giao và quân đội để đảm bảo an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Libya rơi vào tình trạng chia rẽ chính trị và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Moamer Gadhafi. Hiện ở nước này tồn tại hai chính quyền với lực lượng vũ trang riêng.
GNA ở Tripoli được Liên hợp quốc công nhận và được Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar ủng hộ, trong khi Tướng Khalifa Haftar đứng đầu quân đội miền Đông được Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) hỗ trợ đồng thời nhận được sự ủng hộ chính trị từ Mỹ, Nga và Pháp. Bạo lực gia tăng kể từ tháng 4/2019, Tướng Haftar bắt đầu các cuộc tấn công vào thủ đô Tripoli.
Quân đội của tướng Haftar đã kiểm soát phần lớn Libya trong khi chính phủ GNA, được quốc tế công nhận, chỉ kiểm soát một phần nhỏ của đất nước.
Tình hình Libya trở nên phức tạp hơn do sự can thiệp của bên ngoài. Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi quân đến Libya hỗ trợ GNA.
Trong khi đó, các nước ủng hộ Tướng Haftar đã hỗ trợ quân sự cho LNA. Tại hội nghị hòa bình Libya tổ chức tại Berlin hôm 19/1, các cường quốc đã thống nhất củng cố một thỏa thuận ngừng bắn “mong manh” tại Libya.
Đầu tuần trước, các bên đối đầu ở Libya đã thống nhất một thỏa thuận ngừng bắn trong vòng đàm phán ở Moskva hôm 13/1 dưới sự trung gian của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó phía GNA đã ký vào thỏa thuận nhưng Tướng Haftar lại từ chối ký dù khẳng định sẽ tôn trọng thỏa thuận./.
Theo Đặng Ánh-Tấn Đạt (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Ba chiếc UCAV của Thổ Nhĩ Kỳ rơi tại Libya
Dù UCAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá rất cao nhưng hiện đã có tới 3 chiếc loại này bị bắn rơi tại Libya.
Số lượng về thiệt hại của Thổ Nhĩ Kỳ được tiết lộ trong báo cáo của Hội đồng chuyên gia Liên Hợp Quốc về Libya công khai hôm 11/12.
Cụ thể, kể từ tháng 5/2019 đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều nhiều loại vũ khí và phương tiện quân sự khác nhau đến Libya, trong đó có một chuyến tàu chở theo nhiều xe bọc thép chiến đấu.
Máy bay Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã điều nhiều máy bay tấn công không người lái (UCAV) Bayraktar TB2 để hộ trợ lực lượng Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) trong các cuộc chiến với Quân đội Quốc gia Libya (LNA). Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn tham chiến, đã có tới 3 chiếc UCAV của Thổ bị bắn rơi bằng tên lửa MANPADS.
Đây rõ ràng là thiệt hại không hề nhỏ đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù vậy, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn tỏ rõ sự ủng hộ với chính phủ GNA và sẵn sàng điều binh sỹ tới Libya nếu chính quyền được quốc tế công nhận ở Tripoli yêu cầu.
Đề cập tới một thỏa thuận được ký kết vào tháng trước với GNA do Thủ tướng Fayez al-Sarraj dẫn đầu, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh: "Về vấn đề điều binh, nếu Libya đưa ra một yêu cầu như vậy với chúng tôi, chúng tôi có thể phái binh sỹ tới đó, nhất là sau khi hai bên đạt được một thỏa thuận an ninh quân sự".
Ông Erdogan còn có phát ngôn chỉ trích Tướng Khalifar Hafta lãnh đạo lực lượng LNA kiểm soát TP Benghazi và miền Đông Libya. Theo lời ông Erdogan thì Tướng Haftar không có sự thừa nhận của quốc tế, không như "ông Sarraj được thừa nhận, và là người chúng tôi xem là người đối thoại với mình".
Cùng với đó, Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này đã ký một thỏa thuận quân sự với GNA được Liên hợp quốc công nhận, trong khuôn khổ cuộc gặp giữa Thủ tướng GNA Fayed al-Sarraj và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại thành phố Istanbul. Tại cuộc gặp, hai bên đã ký thỏa thuận về hợp tác an ninh, quân sự và hàng hải.
Thỏa thuận trên được ký kết bất chấp việc Liên đoàn Arab (trong đó Libya là một thành viên), từng kêu gọi chấm dứt hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm phản đối Ankara tiến hành chiến dịch quân sự chống người Kurd tại miền Bắc Syria từ tháng trước.
Truyền thông Nga cho rằng, sắp tới các ngoại trưởng EU sẽ họp để xem xét liệu phát ngôn của ông Erdogan có nghiêm túc hay không, cũng như bàn hướng đi nếu ông Erdogan thực sự tính can thiệp vào Libya. Mỹ và Nga cũng sẽ không ngồi yên bởi quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya.
Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Hội đàm Berlin là một bước đi quan trọng củng cố thỏa thuận ngừng bắn tại Libya Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng hội nghị hòa bình quốc tế về Libya sẽ là "một bước đi quan trọng" trước thềm các cuộc hội đàm ở Đức. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (Nguồn: Twitter) Ngày 19/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu với báo giới tại sân bay Istanbul trước khi tới tham...