Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từng bị mưu sát năm 2012
Những người ủng hộ giáo sĩ Fethullah Gulen bị tố lên kế hoạch sát hại Tổng thống Tayyip Erdogan trong một cuộc phẫu thuật cách đây 4 năm nhưng thất bại.
Giáo sĩ Fethullah Gulen. Ảnh: FT
Huseyin Saricicek, một thành viên của tổ chức ủng hộ giáo sĩ Gulen (Feto) khai báo với các công tố viên rằng ông nghe trộm được cuộc trao đổi giữa hai thành viên khác thuộc tổ chức này về âm mưu ám sát ông Erdogan khi ông có cuộc phẫu thuật năm 2012, Sputnik hôm qua đưa tin.
Tuy nhiên ông Erdogan, khi đó là thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, đã huỷ cuộc phẫu thuật vào phút chót.
Saricicek cũng là người tham gia vụ điều tra tham nhũng hồi năm 2013 khiến chính quyền rung chuển. Cuộc điều tra bị ông Erdogan miêu tả là “cuộc đảo chính bằng tư pháp”.
Video đang HOT
Điều tra tham nhũng đối với chính phủ của Erdogan được tiến hành sau khi đoạn ghi âm cuộc trao đổi qua điện thoại của các quan chức cao cấp Thổ Nhĩ Kỳ bị công bố.
Sau đó, lực lượng hành pháp bắt giữ hàng chục người với cáo buộc tham nhũng, nhiều người trong số này là các doanh nhân nổi tiếng và con cái của các thành viên chính phủ. Một số bộ trưởng xin từ chức và khoảng 70 quan chức cao cấp bị sa thải hoặc chuyển sang các vị trí khác.
Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ giáo sĩ Gulen và Feto đứng sau vụ nghe trộm dẫn tới bê bối tham nhũng. Một số thành viên của phong trào nắm giữ các vị trí cao cấp trong lực lượng hành pháp và các tổ chức pháp lý thời kỳ này.
Chính phủ của ông Erdogan cũng cáo buộc ông Gulen và tổ chức Feto chủ mưu tiến hành vụ đảo chính quân sự bất thành giữa tháng trước. Tuy nhiên, giáo sĩ lưu vong ở Mỹ bác bỏ cáo buộc này.
Khánh Lynh
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Mỹ đừng để mất quan hệ song phương vì một giáo sĩ
Ankara cảnh báo Washington không nên hy sinh quan hệ song phương vì giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị nghi là chủ mưu cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Giáo sĩ Fethullah Gulan. Ảnh: Reuters.
"Nếu Mỹ không giao (Fethullah Gulen) thì họ sẽ đánh mất các mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ vì một kẻ khủng bố", AFP dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag phát biểu với báo giới tại thủ đô Ankara hôm nay.
Ankara từng nhiều lần thúc giục Washington dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen, 75 tuổi, đang sống ở bang Pennsylvania, Mỹ, về nước để xét xử với cáo buộc là chủ mưu cuộc đảo chính bất thành đêm 15/7 ở Thổ Nhĩ Kỳ nhằm lật đổ Tổng thống Tayyip Erdogan.
Ông Gulen kiên quyết bác bỏ cáo buộc từ Ankara. Luật sư của Gulen ngày 5/8 nói Thổ Nhĩ Kỳ không thể đưa ra "chút chứng cứ nào" để củng cố cáo buộc.
Bộ trưởng Bozdag đặt câu hỏi Washington sẽ phản ứng thế nào nếu một người chịu trách nhiệm cho bạo lực xảy ra trên đất Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
"Sẽ thế nào nếu có âm mưu ám sát (Tổng thống Barack) Obama khi ông ấy đi nghỉ với vợ và con, Nhà Trắng bị dội bom, xe tăng chèn qua người dân, binh sĩ bắn người dân từ trực thăng và kẻ khủng bố chịu trách nhiệm lại ở Thổ Nhĩ Kỳ?", ông Bozdag hỏi.
Cuộc đảo chính diễn ra đêm 15/7 khi ông Erdogan đang đi nghỉ cùng gia đình ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc hội và khu vực quanh dinh tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đều bị ném bom. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ trấn áp đảo chính thành công vào ngày 16/7.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, vài ngày sau khi đảo chính kết thúc, nói Thổ Nhĩ Kỳ cần đưa ra "bằng chứng tin cậy, không phải cáo buộc" để đề nghị dẫn độ Gulen.
Thổ Nhĩ Kỳ đang bị phương Tây chỉ trích mạnh mẽ vì mở rộng thanh trừng những người nghi có liên quan đến đảo chính. Kể từ ngày 15/7, Ankara đã sa thải hoặc tạm giữ hàng chục nghìn người thuộc quân đội, cơ quan tư pháp, dân sự và giao dục.
Việc này tạo ra sự thiếu hụt nhân sự trong các cơ quan. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim hôm nay nói sẽ tuyển mới 25.000 giáo viên và cảnh sát.
Như Tâm
Theo VNE
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo nguy cơ đảo chính lần hai Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua nói rằng ông không tin âm mưu đảo chính ngày 15/7 là hành động cuối cùng trong nỗ lực nhằm lật đổ chính quyền nước này. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Turkish Presidential Press Office Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đồng thời tuyên bố sẽ tăng cường các biện...