Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm châu Phi: Vào cuộc ganh đua
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chính thức đưa nước này vào cuộc ganh đua vai trò và ảnh hưởng ở châu Phi.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong chuyến thăm Uganda. REUTERS
Với chuyến thăm đang tiến hành ở Uganda và Kenya, Tổng thống Thổ Nhĩ KỳRecep Tayyip Erdogan đã chính thức đưa nước này vào cuộc ganh đua vai trò và ảnh hưởng ở châu Phi với những đối tác bên ngoài khác như Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ hay Nhật Bản.
Về thời điểm, việc Thổ Nhĩ Kỳ mãi đến bây giờ mới nhảy vào cuộc xem ra có vẻ muộn cho dù chưa hẳn đã quá muộn. Nhưng thực trạng này có nguyên do của nó, cụ thể là phải đến bây giờ Thổ Nhĩ Kỳ mới tập hợp được đầy đủ tiền đề cần thiết và có nhu cầu cấp thiết đến mức không thể trì hoãn được nữa việc chinh phục lục địa đen.
Ở trong nước, ông Erdogan đã tập trung được quyền lực vào tay đến mức có thể muốn làm gì cũng được sau khi phe đối lập đã bị vô hiệu hóa và mọi sự chống đối trong nội bộ đảng cầm quyền đã bị bẻ gãy. Chuyện chính trị an ninh ở khu vực Trung Đông, vấn đề tị nạn và chống khủng bố, sự trỗi dậy trở lại của Iran đã buộc chính thể của ông Erdogan phải hướng về châu Phi để gầy dựng vai trò và ảnh hưởng chính trị khu vực và thế giới cũng như vươn tới cương vị lãnh đạo trong thế giới Hồi giáo. Ông Erdogan đặc biệt nhằm vào những quốc gia ở châu Phi có đông người Hồi giáo dòng Suni như ở Uganda hay Kenya.
Video đang HOT
Ở trong nước, ông Erdogan đã tập trung được quyền lực vào tay đến mức có thể muốn làm gì cũng được. REUTERS
Không nhằm trước hết vào xuất khẩu hệ giá trị như Mỹ hay EU hoặc vì lợi ích kinh tế và thương mại như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, ông Erdogan dành ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu gầy dựng ảnh hưởng chính trị và tôn giáo ở châu Phi, từ đó dần hạ thấp vai trò và đẩy lùi ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh khác. Về lâu dài, mưu tính này không hẳn không có cơ hội thành công.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Thủ tướng Modi: Ấn Độ - Mỹ giữ vững ổn định từ châu Á đến châu Phi
Phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 8.6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết New Delhi và Washington có thể giữ vững ổn định và thịnh vượng từ châu Á đến châu Phi, từ Ấn Độ đến Thái Bình Dương.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 8.6. REUTERS
Trong bài phát biểu 46 phút trước Quốc hội Mỹ nhân chuyến thăm nước này, ông Modi cho biết Ấn Độ và Mỹ đã vượt qua những vấn đề lịch sử và kêu gọi tăng cường hợp tác kinh tế - quốc phòng hai bên, theo AP.
"Một mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Ấn Độ và Mỹ có thể giữ vững hòa bình, thịnh vượng và ổn định từ châu Á đến châu Phi, từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương", ông Modi nói.
Quan hệ Mỹ - Ấn khởi sắc từ năm 1985, khi ông Rajiv Gandhi trở thành một trong số năm vị thủ tướng Ấn Độ phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Trong thời Chiến tranh Lạnh, Washington tập trung nhiều vào mối quan hệ với Pakistan hơn là Ấn Độ, vì nhiều quan chức Mỹ cho rằng Ấn Độ với chính sách ngoại giao không nhất quán quá "thân thiện" với Liên Xô.
Tuy nhiên, ngày nay quân đội Mỹ và Ấn Độ tập trận cùng nhau nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào.
Mặc dù Ấn Độ không có ý định trở thành đồng minh của Mỹ, nhưng cả hai quốc gia đều có chung mối quan ngại về sự trỗi dậy và bành trướng của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương, theo AP. Dù vậy, tuyên bố chung của Thủ tướng Modi và Tổng thống Mỹ Barack Obama không hề nhắc đến vấn đề Biển Đông.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trước khi ông Modi có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ. REUTERS
Thủ tướng Modi cho biết Ấn Độ và Mỹ có cùng những nguyên tắc về dân chủ, nhưng không đề cập đến việc Quốc hội Mỹ quan ngại về vấn đề tôn giáo và nhân quyền ở Ấn Độ.
Ông Modi gọi Mỹ là "đối tác không thể thiếu" của Ấn Độ, đồng thời nhấn mạnh Ấn Độ với dân số 1,25 tỉ người cũng là "đối tác lý tưởng" cho các doanh nghiệp Mỹ.
Kim ngạch thương mại hai nước tăng đáng kể trong những năm gần đây, từ 60 tỉ USD vào năm 2009 tăng lên 107 tỉ USD trong năm 2015, mặc dù Mỹ vẫn còn quan ngại về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Ấn Độ.
Thủ tướng Ấn Độ cho hay ông và Tổng thống Obama đã "nhất trí" về việc Ấn Độ trở thành thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Obama lần đầu tiên lên tiếng ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực HĐBA vào năm 2010 và ngày 7.6 tiếp tục lên tiếng ủng hộ, nhưng điều này khó có thể xảy ra do gặp phải sự phản đối từ những thành viên thường trực khác.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
'Cây gậy và củ cà rốt' của EU với cuộc khủng hoảng tị nạn EU đang theo đuổi ý định thỏa thuận với các nước châu Phi về cách thức ngăn chặn dòng người tị nạn vào các thành viên của khối. Một cậu bé người Syria trong trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. REUTERS Với Thổ Nhĩ Kỳ, EU đã ký kết thỏa thuận với mục đích ấy. Cho tới nay, thỏa thuận này mang...