Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ôm hôn bé gái Syria được giải cứu khỏi Aleppo
Một bé gái Syria hôm qua được tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gặp mặt và âu yếm sau khi thoát khỏi “chảo lửa” Aleppo.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan âu yếm bé gái Bana al-Abed. Ảnh: AFP
Bana al-Abed, 7 tuổi, gặp ông Recep Tayyip Erdogan tại dinh tổng thống ở thủ đô Ankara. Ông Erdogan đã bế bé gái cùng em trai lên ngồi ở đùi và ôm hôn hai đứa trẻ, theo Guardian.
Bana là một trong hàng nghìn người được sơ tán khỏi các khu vực phiến quân chiếm đóng ở thành phố Aleppo, Syria, trong những ngày qua theo một thỏa thuận mà Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đóng vai trò trung gian.
Em rời khỏi Aleppo hôm 19/12 và giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết sẽ đưa cô bé sang nước này cùng gia đình.
“Cháu rất vui vì được gặp ông Erdogan”, Bana viết trên Twitter kèm bức ảnh chụp cô bé nép vào má của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. “Cảm ơn ông đã cứu trẻ em Aleppo khỏi chiến tranh. Cháu yêu ông rất nhiều”.
Video đang HOT
Trên tài khoản của mình, ông Erdogan cũng bày tỏ “vui mừng được tiếp đón gia đình của cô bé”. “Thổ Nhĩ Kỳ luôn sát cánh cùng người dân Syria”, ông nói thêm.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và phu nhân (thứ hai từ phải sang) cùng gia đình bé gái Bana al-Abed. Ảnh: Reuters
Trong bài viết gần nhất trước khi sơ tán, Bana đã cầu xin ông Erdogan và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu giúp tái lập lệnh ngừng bắn.
“Chúng tôi đã mang hy vọng và biểu tượng của trẻ em Aleppo, cô bé Bana, cùng gia đình em đến đất nước này”, ông Cavusoglu nói. “Điều gì có thể đẹp hơn nụ cười của một đứa trẻ?”.
Bana nổi tiếng trên mạng xã hội với 330.000 người theo dõi nhờ các bài viết cập nhật cuộc sống khắc nghiệt bên trong “chảo lửa” Aleppo. Chính quyền Syria cáo buộc các bài viết này của Bana mang tính tuyên truyền.
Thổ Nhĩ Kỳ đang là nơi trú ngụ của khoảng 2,7 triệu người tị nạn chiến tranh Syria. Ít nhất 15.000 trẻ em nằm trong số 300.000 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh kéo dài gần 6 năm ở Syria.
Anh Ngọc
Theo VNE
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc giáo sĩ Gulen đứng sau vụ ám sát đại sứ Nga
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên công khai cáo buộc một giáo sĩ sống lưu vong ở Mỹ đứng sau vụ ám sát đại sứ Nga tại thủ đô Ankara.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (trái) và giáo sĩ Gulen. Ảnh: AFP
"Chẳng cần giữ bí mật một thực tế rằng đó là một thành viên của Tổ chức Khủng bố Fethullah (FETO)", AFP dẫn lời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hôm qua nói về nghi phạm bắn chết đại sứ Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện cuộc truy quét lớn nhằm vào nhóm họ gọi là FETO, sau cuộc đảo chính quân sự ngày 15/7 nhằm lật đổ tổng thống. Giới chức đã bắt giữ và sa thải hàng chục nghìn người.
Sĩ quan cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Mert Altintas, 22 tuổi, hôm 19/12 bắn 9 phát súng vào đại sứ Andrei Karlov khi ông đang phát biểu khai mạc triển lãm ảnh ở thủ đô Ankara. Altintas bị cảnh sát bắn chết sau đó. 13 người bị bắt trong cuộc điều tra.
Cảnh sát phát hiện Altintas sở hữu những tác phẩm ủng hộ giáo sĩ Fethullah Gulen, quen biết những người ủng hộ ông và từng dự các lớp học thêm tại ngôi trường của nhóm FETO. Ông Gulen sống lưu vong tại Mỹ từ năm 1999, bị Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 7.
Tổng thống Erdogan nói vụ ám sát ông Karlov cho thấy những người ủng hộ Gulen vẫn hiện diện trong các bộ phận an ninh chủ chốt và cần tiếp tục thanh trừng.
"Tôi phải nói rõ điều này, tổ chức bẩn thỉu này vẫn ở trong quân đội, trong lực lượng cảnh sát", ông Erdogan nói và thêm rằng âm mưu ám sát có thể có "mối liên hệ với nước ngoài".
Trọng Giáp
Theo VNE
Nga Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nghiền nát kẻ thù chung sau vụ ám sát đại sứ Vụ ám sát đại sứ Karlov sẽ tạo thêm động lực để Moscow tung ra đòn trừng phạt mạnh mẽ, trong khi Ankara tăng cường kiểm soát an ninh. Tay súng ám sát đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ là một cảnh sát chống bạo động. Ảnh: Telegraph Nga đã gọi vụ ám sát đại sứ Andrey Karlov tại thủ đô Ankara...