Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lên án phương Tây, công bố “dã tâm thôn tính” của Israel
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã mang theo bản đồ cho thấy quá trình lấn chiếm vùng đất của người Palestine trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc
Đồng thời chỉ trích nhiều chính trị gia đã có những phát biểu bài Hồi giáo để thu hút cử tri.
Phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Erdogan cho biết “tình trạng phân biệt chủng tộc ngày càng nghiêm trọng, tâm lý bài ngoại và những phát ngôn bài Hồi giáo” là “một trong những hiểm họa lớn nhất đối với hòa bình và sự ổn định thế giới”. Ông cũng chỉ trích “những chính trị gia chỉ ham thu về phiếu bầu ủng hộ mình cũng như những cộng đồng người đang mượn quyền tự do ngôn luận để bình thường hóa những phát biểu gây thù hận”.
Tổng thống Erdogan với chiếc bản đồ cho thấy sự hiện diện của Palestine (màu xanh lục) đang giảm đi nhanh chóng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi nguyên thủ các nước trên thế giới “hãy có những phát biểu có tính bao hàm và bao dung trước công chúng” tại quốc gia của mình để đối mặt với vấn đề. Ông cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc chọn ngày 15/3 là “Ngày Quốc tế Đoàn kết chống Chủ nghĩa Bài Hồi giáo” để tưởng nhớ vụ xả súng nhằm vào 51 người đạo Hồi ở hai nhà nguyện ở Christchurch, New Zealand năm 2018.
Ông Erdogan cũng mang theo một bản đồ trên bìa cứng của Palestine và Israel, trong đó mô tả sự mở rộng lãnh thổ của Israel trong quá khứ tới nay. Hành động của ông có phần giống với những gì mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã từng làm khi phát biểu về chương trình hạt nhân Iran năm 2012 tại Liên Hợp Quốc.
“Đất của Israel bắt đầu và kết thúc ở đâu?”, ông Erdogan hỏi, đồng thời dùng tấm bản đồ để khẳng định rằng lãnh thổ của Palestine từ năm 1948 tới nay đã giảm sút nhanh chóng vì Israel. “Ngày nay Palestine gần như không còn hiện diện ở đây, toàn bộ vùng đất này thuộc về Israel. Tuy nhiên liệu như vậy đã là đủ với Israel hay chưa? Chưa. Israel vẫn muốn chiếm lấy những gì còn lại”.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đang nói về kế hoạch sáp nhập vùng lãnh thổ ở Bờ Tây và sông Jordan của ông Netanyahu, được công bố trước thềm cuộc tổng tuyển cử toàn quốc ở Israel mới đây.
Ông Erdogan cũng nhân đây lên án cái gọi là “Thỏa thuận của thế kỷ” mà chính quyền Trump đưa ra để giải quyết xung đột giữa Israel và Palestine. Theo ông, mục đích thật sự của Mỹ đó là “xóa bỏ sự tồn tại của nhà nước và người dân Palestine”, đồng thời khẳng định việc áp dụng kế hoạch này sẽ chỉ gây thêm đổ máu trong khu vực.
Ông Erdogan nói rằng vùng lãnh thổ Palestine do Israel kiểm soát là “sự bất công rõ ràng nhất” có thể thấy được trên bản đồ. Ông cũng chỉ trích Liên Hợp Quốc đã không hành động hiệu quả khi rất nhiều nghị quyết lên án hành vi xâm phạm Palestine của Israel là bất hợp pháp nhưng chưa bao giờ được áp dụng.
Video đang HOT
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet
Israel: Netanyahu, Gantz bế tắc sau bỏ phiếu
Thủ tướng Benjamin Netanyahu và đối thủ chính của ông Benny Gantz đã gặp phải bế tắc sau cuộc tổng tuyển cử ở Israel hôm nay, các báo cáo cho biết.
Nếu kết quả được giữ vững, đó sẽ là một thất bại lớn đối với Thủ tướng Benjamin Netanyahu, người hy vọng thành lập một liên minh cánh hữu như hiện tại khi ông đối mặt với khả năng bị buộc tội tham nhũng trong những tuần tới
Khả năng một chính phủ thống nhất
Hôm qua, hơn 6,3 triệu cử tri Israel bắt đầu đi bỏ phiếu. Cuộc bỏ phiếu kết thúc lúc 10 giờ tối cùng ngày. Hôm nay, nhiều phương tiện truyền thông Israel đã báo cáo rằng Đảng Phong trào Tự do Quốc gia Likud cánh hữu của Netanyahu và Đảng Blue and White của Gantz cùng có 32 ghế trong tổng số 120 ghế của quốc hội trong hơn 90% số phiếu được kiểm. Các báo cáo được trích dẫn nguồn từ Ủy ban bầu cử.
Đối thủ của Netanyahu, người đứng đầu lực lượng vũ trang Benny Gantz, kêu gọi một "chính phủ đoàn kết rộng lớn" sau khi kết quả không chính thức cho thấy không có bất kỳ con đường rõ ràng nào để thành lập liên minh đa số
Các kết quả đã không chỉ ra con đường rõ ràng nào cho một trong hai liên minh, làm tăng khả năng đàm phán để thành lập một chính phủ thống nhất hoặc thậm chí chấm dứt sự cai trị lâu dài của Thủ tướng.
Nếu kết quả được giữ vững sẽ là một trở ngại lớn cho Netanyahu, người hy vọng sẽ thành lập một liên minh cánh hữu như hiện tại của mình khi ông đang phải đối mặt với khả năng bị buộc tội tham nhũng trong những tuần tới.
Với giọng khàn khàn và vẻ mặt hốc hác sau nhiều ngày vận động tranh cử căng thẳng, Netanyahu đã nói trước những người ủng hộ vào sáng thứ Tư rằng ông đã chuẩn bị cho các cuộc đàm phán để thành lập một "chính phủ phục quốc hùng mạnh". Mặc dù không nói cụ thể, nhưng ông dường như gợi ý về sự thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia.
Trong khi đó, trong bài phát biểu trước những người ủng hộ ở Tel Aviv, Gantz kêu gọi một "chính phủ đoàn kết rộng lớn" nhưng vẫn nói rằng ông đang chờ kết quả cuối cùng. "Chúng tôi sẽ hành động để thành lập một chính phủ đoàn kết rộng lớn, thể hiện ý chí của người dân", cựu chỉ huy lực lượng vũ trang nói. "Chúng tôi sẽ bắt đầu đàm phán và tôi sẽ thông báo với mọi người."
Vào sáng thứ Tư khi trả lời các phong viên, Gantz nói "chúng tôi sẽ chờ kết quả cuối cùng... và mong rằng Israel sẽ có một chính phủ đoàn kết tốt".
Netanyahu đã không bình luận gì với công chúng kể từ bài phát biểu sáng sớm nay của mình.
Vai trò quan trọng của tỉ lệ Arab
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Avigdor Lieberman và Đảng Yisrael Beitothy của ông chiếm được 9 ghế. Liên minh Danh sách chung Arab đã được thiết lập để trở thành khối lớn thứ ba trong quốc hội với 12 ghế, các báo cáo cho biết. Điều đó có thể đặt các đảng Arab vào vị trí ngăn chặn Netanyahu tiếp tục làm Thủ tướng. Theo truyền thống, các đảng Arab của Israel không ủng hộ ai làm Thủ tướng. "Sự khác biệt chính trong cuộc bỏ phiếu này là sự bỏ phiếu giữa các công dân Arab", lãnh đạo Danh sách chung Ayman Odeh nói với các nhà báo bên ngoài nhà của ông ở phía Bắc thành phố Haifa hôm thứ Tư. "Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là điều làm nên sự khác biệt. Nếu không có điều đó, Netanyahu sẽ trở thành Thủ tướng".
Ayman Odeh, lãnh đạo của Danh sách chung Arab trở thành khối lớn thứ ba trong quốc hội Israel, nói rằng cử tri Arab cản trở Netanyahu tái đắc cử
Sau khi các cuộc thăm dò ý kiến được tổ chức vào tối thứ ba, Lieberman kêu gọi một chính phủ đoàn kết với đảng của ông, Đảng Likud và Đảng Blue and White. Ông nói rằng đất nước đang đối mặt với một "tình trạng khẩn cấp".
Đây là cuộc bầu cử lần thứ hai trong vòng năm của Israel và Tổng thống Reuven Rivlin phải chọn ai đó để thành lập chính phủ tiếp theo.
Netanyahu, thủ tướng phục vụ lâu nhất của Israel, đã phải chịu một trong những thất bại lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của mình sau cuộc bầu cử trước đó vào tháng Tư. Đảng Likud của ông cùng với các đồng minh cánh hữu và tôn giáo của mình đã giành được đa số, nhưng Netanyahu đã thất bại trong việc thành lập một liên minh và đã quyết định tổ chức một cuộc bầu cử thứ hai thay vì mạo hiểm để Rivlin chọn người khác để thử.
Chiến dịch "làm cho Israel bình thường trở lại"
Số phiếu không thể cao hơn đối với ông Netanyahu, 69 tuổi, người đang mong chờ được nhận sự miễn trừ khỏi bị truy tố trong quốc hội nếu được giữ được ghế thủ tướng.
Ngay trong ngày bầu cử, Netanyahu đã cảnh báo với những người ủng hộ mình rằng, ông đang trên bờ vực thua cuộc nếu họ không bỏ phiếu. Netanyahu đã xuất hiện tại chợ chính của Jerusalem và trạm xe buýt trung tâm Jerusalem, cầm loa để hô hào kêu gọi bỏ phiếu cho mình.
Như đã từng làm trong các cuộc bầu cử trước đó, Netanyahu đã nhiều lần cảnh báo, rằng các cử tri cánh tả và Arab đã xuất hiện với số lượng lớn để bỏ phiếu cho ông. Ông còn livestream trên Facebook để làm điều này.
Chiến dịch thế tục kiên định của cựu Bộ trưởng Avigdor Lieberman dường như đã gây được tiếng vang với cử tri, khiến ông trở thành người có khả năng thành công nhất trong các cuộc đàm phán về một liên minh cầm quyền mới
Một chiến dịch của Lieberman để "làm cho Israel bình thường trở lại" dường như đã gây được tiếng vang với cử tri. Lieberman - một người theo chủ nghĩa thế tục trung thành - từ lâu đã vận động chống lại những gì ông coi là không chính đáng của các đảng Do Thái chính thống cực đoan, mà theo ông đã tìm cách áp đặt luật tôn giáo của người Do Thái đối với người dân không theo đạo của Israel.
Lieberman đã yêu cầu pháp luật bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với những người theo Chính thống giáo cực đoan như người theo Do Thái.
Trâm Anh (theo AFP)
Theo congly
Ông Netanyahu phải tiếp tục 'chiến đấu' để giữ ghế thủ tướng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang đối mặt với một "cuộc chiến chính trị sinh tồn" trong cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức vào ngày 17-9, có thể chấm dứt sự lãnh đạo 10 năm của ông. Theo hãng tin Reuters, cuộc bầu cử Quốc hội lần hai của Israel được tiến hành sau việc ông Netanyahu không thành lập liên...