Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được khuyên hãy ‘dày mặt’ lên
Là lãnh đạo thì phải chấp nhận chỉ trích, thay vì phản ứng thái quá với những lời lẽ chống đối mình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk nhắn gửi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỹ Tayyip Erdogan, theo Reuters.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan được Chủ tịch EC Donald Tusk khuyên nên “dày mặt” với những chỉ tríchReuters
Ông Donald Tusk phát biểu như trên sau vụ nhà báo người Hà Lan Ebru Umar cho biết mình bị bắt giam và sau đó cấm không được rời Thổ Nhĩ Kỳ vì một dòng trạng thái của bà trên Twitter ngày 24.4: “Vâng. Cảnh sát ngay trước cửa. Không đùa đâu”.
Trong nhiều ngày gần đây, các vụ lùm xùm xung quanh tự do ngôn luận ở Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là đề tài cho báo chí phương Tây khai thác, trong đó có vụ danh hài người Đức Jan Boehmermann bị yêu cầu truy tố vì xúc phạm ông Erdogan.
Việc chỉ trích hoặc lăng mạ tổng thống được xem hành vi phạm tội ở Thổ Nhĩ Kỳ, với mức phạt lên tới 4 năm tù giam. Từ lúc ông Erdogan lên làm tổng thống năm 2014, các công tố viên đã đưa ra toà 1.800 vụ án về việc lăng mạ ông, The Guardian dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ nói hồi tháng 3.
Video đang HOT
Mặc dù vậy ông Donald Tusk cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã quá nhạy cảm với lời chỉ trích nhằm vào mình, trong khi đó là điều thường ngày đối với một lãnh đạo. Thêm vào đó, bản thân ông Tusk lẫn ông Erdogan cũng từng là nạn nhân phải bị giam cầm vì chỉ trích chính quyền, thì không nên lặp lại điều ấy. Chính ông Erdogan vào năm 1999 cũng bị cầm tù vì chỉ trích nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà báo Ebru Umar là một trong số nhiều trường hợp gặp rắc rối vì chỉ trích Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ AFP
“30 năm trước, tôi bị ngồi tù vì chỉ trích chính quyền. Người bạn tốt của tôi, Tổng thống Erdogan 15 năm sau đó cũng rơi vào trường hợp tương tự vì nói ra quan điểm của mình”, Reuters ngày 25.4 dẫn lời ông Donald Tusk.
Ông Tusk vừa có chuyến thăm trại tị nạn ở Gaziantep, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel. Hiện tại Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ đang thương lượng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đón nhận toàn bộ người tị nạn từng vào các đảo Hy Lạp, đổi lại là sự nhượng bộ của EU dành cho Ankara trong các vấn đề khác.
“Là một chính trị gia, tôi hiểu và chấp nhận rằng phải “mặt dày” hơn và không kỳ vọng việc báo chí sẽ đối xử đặc biệt với mình, thậm chí còn ngược lại. Và ranh giới giữa chỉ trích, xúc phạm và phỉ báng rất mỏng manh và gắn chặt nhau…”, ông Tusk nói thêm.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
EU, Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận 'lịch sử' về người di cư
Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua nhất trí về một thỏa thuận "lịch sử" để hạn chế dòng người di cư đổ về châu Âu, nguyên nhân khiến châu lục này rơi vào cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất từ sau Thế Chiến II.
Người di cư ngồi trên tàu cứu hộ trong một chiến dịch cứu nạn của hải quân Italy. Ảnh: Reuters.
"Đây là một ngày lịch sử vì chúng tôi đã đạt được thỏa thuận rất quan trọng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU)", AFP dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nói sau phiên họp thượng đỉnh tại Brussels, Bỉ. "Chúng tôi nhận ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ và EU có cùng số phận, thách thức và tương lai".
Chủ tịch EU Donald Tusk cho biết theo thỏa thuận, toàn bộ người di cư "bất thường" từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp bắt đầu từ ngày 20/3 sẽ bị trục xuất ngược lại. EU sẽ tái định cư cho mỗi người tị nạn Syria bị trục xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố thỏa thuận chỉ là một phần trong kế hoạch lớn hơn, bao gồm hỗ trợ Hy Lạp, cửa ngõ chính người di cư lựa chọn để vào châu Âu, và chặn dòng người tị nạn qua vùng Balkan đến Đức.
"Vài người có thể nghĩ thỏa thuận này là một viên đạn bạc nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều", ông Tusk nói.
Các lãnh đạo cảnh báo còn một "thử thách của Hercules" để thực hiện thỏa thuận ở phía trước. Các nhóm giám sát nhân quyền thông báo sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình để đảm bảo người tị nạn được bảo vệ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận hàng loạt sự nhượng bộ về tài chính và chính trị để đổi lấy việc Ankara trở thành bức tường chặn dòng người từ Syria cùng nhiều nơi khác đổ về châu Âu. Theo đó, quá trình xem xét để Ankara trở thành thành viên EU được tăng tốc, khoản tiền hỗ trợ người tị nạn tăng gấp đôi lên 6,8 tỷ USD và miễn thị thực đi lại cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ đến khu vực Schengen ở châu Âu từ tháng 6.
Như Tâm
Theo VNE
EU: Bỏ nguyên tắc, giữ thành viên Sau 2 ngày thương thảo căng thẳng, EU và Anh đã đạt được thỏa thuận mà Thủ tướng David Cameron cần có để thuyết phục cử tri nước này chấp nhận tiếp tục là thành viên EU trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.6. Thủ tướng Anh David Cameron (trái) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trong một lần...