Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với bức tranh trần trụi về nền kinh tế
Có lẽ Tổng thống Erdogan cũng sẽ nhớ người bạn của mình ở Nhà Trắng.
Chỉ một vài tuần trước, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã phá thủng hết đáy này đến đáy khác khi ngân hàng trung ương nước này không có bất kỳ một động thái nào. Các nhà người nước ngoài thì bán tháo cổ phiếu Thổ Nhĩ Kỳ trong khi bộ trưởng tài chính của nước này, Berat Albayrak, lại lập luận rằng tỷ giá hối đoái là vấn đề không quan trọng. Nhưng ở thời điểm hiện tại, đồng tiền này đang có một sự phục hồi lớn, thị trường chứng khoán tăng vọt và các quan chức đang nói về sự cần thiết phải cải tổ lại các tòa án và kiểm soát lạm phát.
Trong hơn hai năm, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, đã dựa vào Albayrak, con rể của mình, để điều hành nền kinh tế. Và ông Albayrak xém chút nữa đã đưa nó xuống đất. Với việc các ngân hàng cung cấp tín dụng ở mức dưới lạm phát để phục hồi tăng trưởng, giá trị đồng lira đã giảm hơn 40% so với đồng đô la, điều đã thiêu rụi một phần các khoản tiết kiệm của hàng triệu người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Ngân hàng trung ương và các ngân hàng địa phương đã lãng phí ít nhất 100 tỷ USD dự trữ ngoại hối quý giá trong một nỗ lực cứu vớt đồng tiền này.
Ông Erdogan cuối cùng cũng phải ra quyết định nhằm hãm đà đi xuống này. Vào ngày 7 tháng 11, ông đã sa thải thống đốc ngân hàng trung ương và thay thế ông bằng một trong những đối thủ của Albayrak. Một ngày sau, ông Albayrak, người từng được giới thiệu là người kế vị tương lai của bố vợ mình, đầy căm phẫn và đã từ chức. Kể từ đó, đồng lira đã tăng mạnh nhất trong vòng hai thập kỷ.
Việc động thái thay đổi này là một nỗ lực đáng ghi nhận. Thống đốc ngân hàng trung ương mới, Naci Agbal và bộ trưởng tài chính mới, Lutfi Elvan, đang đưa ra những lời lẽ đúng đắn về việc ổn định tiền tệ và đưa lạm phát xuống một con số. Bộ trưởng Tư pháp, người đã chủ trì một cuộc cán quét sâu rộng nhằm vào nhóm phản đối chính phủ từ năm 2017, và cũng là người có một niềm đam mê đối với pháp luật, đã yêu cầu các thẩm phán tuân thủ các phán quyết của tòa án hiến pháp và giúp cải thiện môi trường cho các nhà đầu tư nước ngoài. Những khoản đầu tư này là cần thiết trong bối cảnh quay cuồng với đại dịch, nền kinh tế suy thoái gần 10% trong quý II.
Ngay cả ông Erdogan, một người không ưa gì lãi suất cao, giờ đây nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải nuốt “một viên thuốc đắng” khi đề cập tới việc thắt lưng buộc bụng. Vào ngày 19 tháng 11, ngân hàng trung ương đã áp đặt một mức tăng lãi suất ngoạn mục lên 475 điểm cơ bản.
Video đang HOT
Ông Erdogan đã phải đầu hàng trước áp lực thị trường và sa thải ông Albayrak. Paul McNamara thuộc Gam Investments cho biết: “Đã có một khả năng rằng mọi thứ sẽ sụp đổ và một vụ sụp đổ tiền tệ toàn diện là có thể xảy ra” trừ khi nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi hướng đi. Một lựa chọn khác là tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF, điều mà ông Erdogan trước đó đã loại trừ. Tổng thống cũng sẽ phải gánh hậu quả về chính trị. Một nhóm từ 30 đến 40 nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền được cho là đã đe dọa đào tẩu sang phe đối lập trừ khi ông Albayrak từ chức. Ugur Gurses, một nhà kinh tế người Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng việc đại tu lại hàng ngũ kinh tế của ông Erdogan ít nhất đã giúp cho ông ta dễ thở hơn.
Điều này cũng có thể giúp nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đối phó với việc mất đi một đồng minh tốt tại Washington. Trong bốn năm qua, ông Erdogan đã có thể tin tưởng Tổng thống Donald Trump sẽ phớt lờ việc Thổ Nhĩ Kỳ đã đẩy quân đội Mỹ ra khỏi các khu vực phía đông bắc Syria, cũng như xung đột với các đồng minh châu Âu ở khu vực Địa Trung Hải, việc triển khai lính đánh thuê Syria đến Libya và Azerbaijan, và bắt giam hàng ngàn người được cho là cáo buộc khủng bố. Ông Trump cũng bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi các lệnh trừng phạt vì việc họ mua hệ thống phòng không s-400 từ Nga.
Nhưng dưới thời của Joe Biden, người mà đầu năm nay đã từng gọi ông Erdogan là “kẻ chuyên quyền”, kẻ “cần phải trả giá”, mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn. Lisel Hintz thuộc Đại học Johns Hopkins cho biết Mỹ sẽ vạch ra các ranh giới đỏ và thực thi chúng một cách đáng tin cậy hơn. Ông Erdogan sẽ có ít dư địa hơn để cắt giảm các thỏa thuận với Nhà Trắng. Các lệnh trừng phạt đối với vấn đề s-400 sẽ khó tránh khỏi, đặc biệt là sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm hệ thống này vào tháng 10. Asli Aydintasbas thuộc Hội đồng Châu Âu về Quan hệ Đối ngoại đồng thời là một nhà nghiên cứu cho biết: “Ankara sẽ không còn có được sự bảo vệ như thời của tổng thống Trump cung cấp và phải làm cho đất nước của mình trở nên trật tự, về mặt chính trị và kinh tế”.
Ông Erdogan phải hy vọng sự khởi đầu của nhiệm kỳ Tổng thống của Biden sẽ tốt hơn so với sự kết thúc của nhiệm kỳ Trump. Vào ngày 16 tháng 11, Ngoại trưởng của chính quyền Trump, Mike Pompeo, nói với một tờ báo Pháp rằng Mỹ và châu Âu cần phải đối phó với “những hành động gây hấn” của Thổ Nhĩ Kỳ trong vài tháng qua. Một ngày sau, ông Pompeo đến Istanbul, nơi ông có chuyến viếng thăm Đức Thượng phụ Bartolomeo I để thảo luận về các quyền tự do tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ (và có lẽ đã than phiền việc ông Erdogan chuyển Hagia Sophia, một nhà thờ Thiên chúa giáo cổ, thành nhà thờ Hồi giáo). Ông đã không gặp bất kỳ một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nào.
Vì sao EU lấn cấn chưa kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ ?
Tổng thống Erdogan thúc giục EU đưa quốc gia này trở thành thành viên chính thức trong lúc căng thẳng giữa Ankara và EU tăng cao.
Ngày 22/11, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là một phần không thể tách rời của châu Âu và kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) giữ "lời hứa" chấp nhận nước này là thành viên chính thức, đài RT đưa tin.
Theo đó, quá trình đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU đã bị đình trệ từ lâu, trong khi chính quyền Ankara đã có nhiều cuộc gặp gỡ với những thành viên của tổ chức này.
"Chúng tôi coi mình là một phần không thể tách rời của châu Âu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chúng tôi sẽ im lặng trước các cuộc tấn công công khai vào đất nước của chúng tôi, trước những bất công được che giấu và các tiêu chuẩn kép" - ông Erdogan nói.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời thúc giục EU tạo mối liên kết chặt chẽ hơn với Ankara, giữ lời hứa của mình và đưa nước này trở thành thành viên chính thức của EU.
Tuyên bố này lặp lại những nhận xét mà ông Erdogan đưa ra trước đó một ngày, khi ông cho biết mục tiêu của Ankara là "xây dựng tương lai cùng châu Âu".
Việc xem xét tư cách thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ đã được tiến hành trở lại trong những năm đầu cầm quyền của ông Erdogan. Tuy nhiên, quá trình này đã bị đình trệ do Ankara không đáp ứng được các yêu cầu của EU, đặc biệt trong lĩnh vực pháp quyền và quyền con người.
Việc gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng rơi vào bế tắc khi mối quan hệ giữa Ankara với nhiều nước thành viên EU ngày càng xấu đi
Giờ đây, lời kêu gọi của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng khó có thể trở thành hiện thực ở thời điểm hiện tại, khi mối quan hệ giữa Ankara và một số quốc gia thành viên EU đang dần xấu đi, đặc biệt những lời lẽ và hành vi của Thổ Nhĩ Kỳ càng làm tăng thêm sự cách biệt giữa quốc gia này với EU.
Điển hình như hoạt động khám phá ở khu vực Đông Địa Trung Hải gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi Hy Lạp và Cộng hòa Síp tuyên bố chủ quyền về dầu và khí đốt, đã tạo thêm những vết rạn mới cho mối quan hệ vốn đang tệ đi giữa các bên.
Mới đây nhất, vào giữa tháng 11 này, trong chuyến thăm khu vực ly khai phía Bắc đảo Síp, Tông thông Erdogan tuyên bô ung hô viêc tach vinh viên đao Síp thanh hai quôc gia.
Ông Erdogan cũng cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Síp sẽ không còn dung thứ cái mà ông gọi là "trò chơi ngoại giao" trong một cuộc tranh chấp quốc tế về quyền đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở Đông Địa Trung Hải.
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khiến EU nổi giận. Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell nói rằng, EU sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ về hành vi thăm dò tài nguyên trái phép trên biển khi các nhà lãnh đạo EU gặp nhau vào tháng tới.
Trước đó, quan hệ giữa EU-Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã không êm đềm. Sau thỏa thuận tiếp nhận người tị nạn,Thổ Nhĩ Kỳ hiện là điểm dừng chân của 4,1 triệu người tị nạn, phần lớn đến từ Syria. Điều này đặt nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trước sức ép nhất định, trong khi quyền lợi từ EU bị cho là không tương xứng: Các khoản tài trợ chẳng thấm tháp so với khoản tiền 40 tỷ USD Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đã chi cho người tị nạn; tiến trình đàm phán gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ bế tắc, trong khi Brussels chỉ trích luật chống khủng bố của Thổ Nhĩ Kỳ và lấy đó làm rào cản trở thành thành viên EU.
Tất nhiên, Tổng thống Tayyip Erdogan không ngồi yên, khi đơn phương tuyên bố mở cửa biên giới cho người tị nạn tới EU hồi tháng 3, khi dịch Covid-19 tại châu Âu đang vào cao điểm. Động thái này khiến Brussels nổi giận, khẳng định Ankara đi ngược với những gì từng cam kết, khiến quan hệ song phương nguội lạnh tới giờ.
Riêng Tổng thống Erdogan cũng vướng vào cuộc tranh cãi gay gắt với lãnh đạo của một trong những thành viên lớn nhất EU là nước Pháp, RT cho biết.
Các quan chức hàng đầu nước Pháp, bao gồm Tổng thống Emmanuel Macron, đã thề sẽ loại bỏ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan sau một loạt các vụ tấn công khủng bố chết người và khủng khiếp ở quốc gia này gần đây.
Trong khi đó, Tổng thống Erdogan nhiều lần đả kích người đồng cấp Pháp, cho rằng ông Macron cần kiểm tra lại "sức khỏe tâm thần" trước lập trường của ông về Hồi giáo, công khai kêu gọi người dân Thổ Nhĩ Kỳ tẩy chay hàng hóa Pháp.
Tạp chí Pháp đăng tranh biếm họa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tạp chí Charlie Hebdo khiến Thổ Nhĩ Kỳ tức giận khi đăng tranh biếm họa Tổng thống Erdogan, khi căng thẳng giữa Pháp và các nước Hồi giáo gia tăng. Hình ảnh trên trang nhất của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo, xuất hiện trên mạng tối 27/10 và được xuất bản sáng nay, cho thấy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip...