Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dọa ‘đánh dập đầu’ người Kurd
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ “đánh dập đầu” người Kurd nếu họ không rút khỏi vùng an toàn khi thời gian ngừng bắn hết hiệu lực.
“Nếu việc rút lui không diễn ra vào tối 22/10, chúng tôi sẽ bắt đầu tại nơi chúng tôi dừng lại và tiếp tục đánh dập đầu những kẻ khủng bố“, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan phát biểu trên truyền hình tại thành phố Kayseri ở vùng Trung Anatilian hôm nay, đề cập đến lực lượng người Kurd ở Syria.
Erdogan đồng ý đình chỉ chiến dịch quân sự ở đông bắc Syria trong 5 ngày và chấm dứt cuộc tấn công nếu lực lượng người Kurd rút khỏi vùng đệm an ninh dọc biên giới sau cuộc hội đàm với phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 17/10. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đây không phải lệnh ngừng bắn.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan. (Ảnh: Reuters).
Erdogan cũng cung cấp một số chi tiết từ cuộc đàm phán của ông với quan chức Mỹ, đồng thời bổ sung rằng Ankara đã đồng ý với thời hạn đình chiến 120 giờ so với yêu cầu ban đầu là “một đêm”.
“ Nếu những cam kết được đưa ra cho đất nước chúng tôi không được thực hiện, thì như đã làm trong quá khứ, chúng tôi sẽ không chờ đợi và bắt đầu lại hoạt động ngay khi thời hạn kết thúc“, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Video đang HOT
Erdogan cho biết ông đã thông báo cho Tổng thống Mỹ Donald Trump về quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc điện đàm hôm 18/10. Ông dự định gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại khu nghỉ mát Sochi vào 22/10, trùng thời điểm thời hạn 120 giờ kết thúc.
Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở đông bắc Syria bắt đầu ngày 9/10 nhằm vào các vị trí của Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) với nòng cốt là Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG), lực lượng bị Ankara coi là khủng bố. Mục tiêu của Ankara là đẩy người Kurd vào sâu lãnh thổ Syria để thiết lập “vùng đệm an toàn”.
Giải thích cho quyết định không can thiệp vào chiến dịch quân sự này, Trump nói ông để Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd đụng độ ở Syria vì “hai bên như hai đứa trẻ con đánh nhau”. Trump hoan nghênh quyết định đình chỉ chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời ca ngợi Erdogan “là lãnh đạo tốt và đã làm điều đúng đắn”.
Theo VTC
Syria - khởi đầu cho cái kết của Tổng thống Trump?
Các chính sách của Tổng thống Donald Trump về Syria, vốn được đánh giá là thảm họa, phần lớn do chính ông tạo ra - một chính sách có thể khiến vị tỷ phú làm chính trị này khó có cơ hội tái đắc cử vào năm 2020, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông PJ Crowley nhận định.
Binh sĩ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra chung ở phía đông bắc Syria. Ảnh: BBC
Sẽ không có lời luận tội nào liên quan đến các quyết định mới nhất của ông Trump trong vấn đề Syria. Nhưng thảm họa chiến lược đang xảy ra sau khi ông bắt đầu rút quân, mở đường cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan xâm lược Syria. Bởi chính nó có thể đánh dấu sự khởi đầu cho kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump.
Từ luận tội đến cuộc chiến Syria
Theo giới chuyên gia, ông Trump sẽ sống sót trong quá trình luận tội - bởi Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát dường như không thể kết án ông. Và Tổng thống Trump cũng tin như thế. Nhưng Ukraine chỉ là một bài toán chính trị thử nghiệm ở trong nước mà nhiều người ủng hộ Trump vẫn xem như một "khối u lành tính".
Syria thì khác. Đó không phải là điều ông Trump có thể đổ lỗi cho người tiền nhiệm Barack Obama hay đảng Dân chủ. Mặc dù Washington ra cố ra sức thanh minh không liên quan đến cuộc tấn công của Ankara, và chứng minh bằng quyết định trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, đây vẫn rõ ràng là một cuộc khủng hoảng hầu hết do ông Trump gây ra. Đối với Tổng thống Trump, quyết định rút binh sĩ Mỹ ra khỏi các khu vực tranh chấp dọc biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ phù hợp với cam kết bầu cử của ông: rút lực lượng Mỹ ra khỏi các cuộc xung đột phức tạp và tốn kém ở Trung Đông. Như ông đã viết trên Twitter: "Đã đến lúc chúng ta phải về nhà... Nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Syria, đó là việc giữa Ankara và Damascus. Đó không phải là việc của Mỹ".
Nhưng trên thực tế thì sao? Khi Tổng thống Erdogan nói với người đồng cấp Trump trong một điện đàn gần đây rằng, ông dự định điều quân vào Syria để loại bỏ lực lượng người Kurd tự trị dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, ông có thể nghĩ ông Trump sẽ phản đối. Rốt cuộc, trong cuộc trò chuyện khác vào cuối năm 2018, ông Trump đã báo hiệu mong muốn mạnh mẽ của mình là rút lực lượng Mỹ khỏi Syria và đã thông báo với ông Erdogan: "OK, tất cả là của các bạn. Chúng tôi đã xong".
Kết quả là Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, một trong những lá chắn an ninh quốc gia cuối cùng có thể kiềm chế các xung động của Tổng thống Trump, đã từ chức.
"Cách tồi tệ nhất có thể"
10 tháng sau, khi Tổng thống Erdogan quyết định hành động, ông biết mình đang được Mỹ mở đường.
Trong khi chính sách Syria của Tổng thống Trump vấp phải nhiều chỉ trích từ lưỡng viện Quốc hội, ngay cả từ Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell, nhiều người Mỹ mệt mỏi với các cuộc chiến ở Trung Đông và ủng hộ việc đưa quân về nước. Đối với nhiều người ủng hộ, việc ông Trump đem quân đội về nước là đúng đắn. "Tôi nghĩ thật tuyệt khi chúng tôi ngừng liên quan các vấn đề ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria", Alex Ledezma, 24 tuổi, nói. Một cử tri 52 tuổi khác cho rằng, "Chúng tôi không phải là người giữ trẻ của họ". Nhưng cựu chiến binh Thủy quân lục chiến Eric Radziej đã có một cái nhìn khác biệt. "Tôi nghĩ chúng ta thật sai lầm khi rút khỏi Afghanistan quá nhanh. Nhưng nếu nó trở nên tồi tệ, chúng ta chưa bao giờ nói rằng chúng tôi sẽ không quay trở lại. Ở Afghanistan, chúng ta đã chờ đợi quá lâu để quay trở lại".
Nhưng vấn đề là ông Trump đã làm điều đó theo cách tồi tệ nhất có thể. Đội quân tương đối nhỏ của Mỹ, cùng với các đối tác Anh và Pháp, đã có mặt để ngăn chặn sự hồi sinh của nhóm cực đoan IS và hoạt động như một bộ đệm trong khi chờ đợi một giải pháp ngoại giao để vạch ra cách Syria sẽ được tái thiết và quản lý như thế nào. Giới chuyên gia cho rằng, bất chấp kinh nghiệm kinh doanh, ông Trump đã nhượng lại bất cứ mọi thứ vốn có khả năng thúc đẩy Mỹ định hình một Syria mới lại cho Nga, Iran, chính quyền Tổng thống Assad và thậm chí là IS. Các lực lượng Syria và Nga đã di chuyển vào khoảng trống mà Mỹ để lại, trong động thái được ông chủ Nhà Trắng hoan nghênh. Theo BBC, một số lượng không xác định các phiến quân IS đã thoát khỏi các nhà tù của người Kurd trong tình trạng hỗn loạn sau các cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Giới phân tích cho rằng, cách ông thoát khỏi cuộc chiến ở Syria phù hợp với chiến dịch gây áp lực tối đa của ông nhằm vào Iran, là điều ai cũng đoán được.
Thậm chí, uy tín và độ tin cậy của Mỹ với tư cách là đồng minh hiện là một câu hỏi mở, ở Trung Đông và khắp thế giới. Tổng thống Trump bác bỏ tầm quan trọng của mối quan hệ được thử nghiệm trong trận chiến giữa các lực lượng Mỹ và người Kurd trong chiến dịch chống lại IS. Ông Trump đang hứng nhiều chỉ trích vì đã "bỏ rơi" người Kurd. Nhiều đồng minh của Mỹ hoặc bất kỳ quốc gia nào ở Trung Đông phụ thuộc an ninh vào Mỹ đang lo ngại về khả năng bị "bỏ rơi" như thế này. Saudi Arabia cũng đã đủ lo lắng về sự lật lọng của Tổng thống Trump liên quan đến Iran. Hàn Quốc lo ngại thái độ khác lạ của ông Trump với Triều Tiên...
Mạng lưới liên minh toàn cầu của Mỹ là nền tảng cho an ninh quốc gia và ổn định quốc tế. Nhưng những người chỉ trích cho rằng, ông Trump đang tích cực phá hoại nó.
KHẢ ANH
Theo cadn.com.vn
Thổ Nhĩ Kỳ đắc ý sau thỏa thuận ngừng chiến ở Syria? Sau cuộc đàm phán tại Ankara, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết thỏa thuận này sẽ cứu được mạng người, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ nói đã đạt được những gì họ muốn. Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý tạm thời dừng chiến dịch quân sự tấn công lực lượng tay súng người Kurd ở Syria trong 120 giờ để lực...