Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đề cập mối đe dọa với tương lai của Syria
Theo Đài Sputnik, ngày 23/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng mối đe dọa lớn nhất đối với tương lai của Syria xuất phát từ các vùng lãnh thổ phía Đông sông Euphrates, do lực lượng tự vệ người Kurd ở Syria kiểm soát.
Lực lượng người Kurd. (Nguồn: AP)
Phát biểu họp báo trước khi lên đường tới New York, nơi ông sẽ tham dự phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc,
Video đang HOT
Tổng thống Erdogan nói: “Hiện nay, thách thức lớn nhất đối với tương lai của Syria là ‘đầm lầy’ khủng bố, mở rộng dưới sự bảo trợ của một số đồng minh của chúng tôi ở phía Đông của sông Euphrates.”
Ngoài ra, theo ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia thiệt hại nhiều nhất từ cuộc nội chiến ở Syria.
Tổng thống Erdogan tiết lộ rằng trong bài phát biểu tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ đề cập tới vấn đề khủng hoảng nhân đạo ở các khu vực khác nhau của thế giới và kêu gọi tìm cách loại bỏ các vấn đề này./.
Theo vietnamplus
Đại chiến Syria: Toan tính của Putin và cái bắt tay với Erdogan
Trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liền hai sự việc liên quan đến Syria mà nếu xem xét kỹ sẽ có thể thấy được sự thật trong mớ hỗn độn hiện tại ở đó.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Sự kiện thứ nhất là thoả thuận giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ở Sotchi (Nga) về thiết lập vành đai an toàn - tức là phi quân sự - ở xung quanh thành phố Idlib tại vùng miền bắc của Syria. Thoả thuận này nếu không ngăn ngừa được cuộc tấn công của quân đội chính phủ Syria cùng với Nga và Iran vào nơi trú ngụ cuối cùng của những phần tử khủng bố và lực lượng nổi dậy chống chính phủ ở Syria thì cũng giúp trì hoãn cuộc tấn công ấy thêm một thời gian nữa.
Sự việc thứ hai là chiếc máy bay trinh sát quân sự của Nga bị tên lửa phòng không của quân đội chính phủ Syria bắn rơi. Chuyện "quân ta bắn quân mình" chỉ là một khía cạnh. Đáng chú ý ở đây là phía Nga lúc đầu đổ trách nhiệm cho Israel, không phải là đã bắn hạ chiếc máy bay này mà đã gài bẫy lừa nó vào khu vực để rồi bị tên lửa phòng không của quân đội chính phủ Syria bắn rơi. Phía Nga viện dẫn việc giữa Nga và Israel đã có thoả thuận từ năm 2015 về trao đổi thông tin và cảnh báo lẫn nhau về các hoạt động quân sự ở Syria mà phía Israel lại chỉ thông tin cho phía Nga chỉ có đúng một phút trước khi chiếc máy bay kia bị bắn rơi. Bộ trưởng quốc phòng Nga đã làm rất găng với Israel. Bộ ngoại giao Nga đã triệu đại sứ Israel ở Nga lên để phản đối. Một số chức sắc ở Nga đã lên tiếng tuyên cáo trừng phạt Israel. Nhưng rồi cuối cùng thì ông Putin lại dịu giọng và coi vụ việc là kết quả của "chuỗi sự việc không may mắn đã xảy ra". Không phê trách Israel và cũng chẳng phê phán phía chính phủ Syria.
Thoả thuận với ông Erdogan về hành lang phi quân sự xung quanh thành phố Idlib là bước đi sách lược mới rất khôn khéo của ông Putin. Nó hoàn toàn không có nghĩa là nơi này không bị tấn công nữa mà trước hết mới chỉ hoãn tấn công. Nó giải quyết khía cạnh nhân đạo ở Idlib nên làm cho Mỹ, Nato và đồng minh không còn có lý do gì hoặc dựng nên được lý do gì nữa để tiến hành tấn công quân sự nhằm vào quân đội chính phủ Syria và trực tiếp cản trở chủ định của Nga, Iran và chính phủ Syria tấn công giải phóng thành phố Idlib và vùng lãnh thổ miền bắc Syria. Nó tạo điều kiện cho Nga tách bạch dân thường và người tỵ nạn hiện ở Idlib ra khỏi những phần tử khủng bố và lực lượng nổi dậy chống chính phủ Syria. Nó ràng buộc Thổ Nhĩ Kỳ vào trách nhiệm ngăn ngừa Mỹ, Nato và đồng minh tăng cường can thiệp quân sự vào Syria. Nó làm phá sản chủ ý của một số nước dựng chuyện phía chính phủ Syria sử dụng vũ khí hoá học để lấy cớ cho Mỹ và đồng minh tiến hành tấn công quân sự nhằm vào quân đội chính phủ Syria. Chỉ có điều là nó làm cho phía chính phủ Syria không hài lòng.
Ông Putin không phê trách và làm găng với phía chính phủ Syria về vụ máy bay Nga bị bắn rơi vì không muốn để cho mối quan hệ giữa Nga với phía chính phủ Syria bị khúc mắc thêm. Ông Putin để cho bộ quốc phòng và bộ ngoại giao Nga làm găng với Israel trước rồi mới đích thân làm dịu vì vừa phải cảnh tỉnh Israel lại vừa duy trì hợp tác với đối tác này ở Syria. Quan hệ giữa Nga và Israel rất tốt đẹp nhưng phía Nga hiện có không ít con chủ bài để đối phó Israel nếu như nước này gây tổn hại đến lợi ích chiến lược của Nga ở Syria. Israel sẽ gặp khó khăn lớn cả về chiến lược lẫn chiến thuật ở Syria nếu Nga và Iran kẻ tung người hứng trong hành động quân sự và nếu Nga thực hiện thoả thuận đã có với chính phủ Syria là cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Syria. Nhưng đồng thời ông Putin cũng cần vai trò quân sự của Israel ở Syria để kiềm chế cả phía chính phủ Syria lẫn Iran trong những tình huống mà phía Nga rất khó xử. Một bằng chứng rất thuyết phục là Nga trong thời gian qua đã làm ngơ để cho Israel tiến hành hơn 200 lượt không kích vào quân đội chính phủ Syria và Iran ở Syria. Nga trước găng sau dịu vì vừa phải răn đe Israel chớ quá đà mà bước qua "giới hạn đỏ" lại vừa không để cho bên ngoài phân hoá Nga với phía chính phủ Syria.
Theo Danviet
Đại chiến ở Idlib tạm ngưng chờ Putin, Erdogan mặc cả Trước cuộc họp với Tổng thống Nga Putin ở Sochi hôm nay (17.9), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhấn mạnh, kết quả cuộc họp rất quan trọng và mong đạt được kết quả tích cực để ngăn chặn thảm kịch nhân đạo ở Idlib. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (trái) và Tổng thống Nga Putin (phải). Chính phủ Syria gần đây...