Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chọn con rể làm Bộ trưởng Tài chính
Sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thêm 1 nhiệm kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan đã bổ nhiệm con rể làm Bộ trưởng Tài chính nước này.
Ông Recep Tayyip Erdogan (trái) và con rể Berat Albayrak (Ảnh: Sputnik)
Theo BBC, ông Berat Albayrak, người từng giữ chức Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2015 và là con rể ông Erdogan, trở thành Bộ trưởng Tài chính của nước này bắt đầu từ ngày 9/7, sau lễ nhậm chức của cha vợ.
Sau khi tuyên thệ tại quốc hội, ông Erdogan phát biểu trước các quan khách tại dinh tổng thống rằng: “Thổ Nhĩ Kỳ đang trong khởi đầu mới. Chúng ta sẽ bỏ lại phía sau một hệ thống khiến cho đất nước chúng ta phải trả giá đắt khi lâm vào khủng hoảng chính trị và kinh tế”
Ông Erdogan chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng trước với 53% phiếu bầu, sẽ tiếp tục nắm giữ chức Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong 5 năm tới. Ông cam kết sẽ thúc đẩy Ankara “tiến về phía trước”.
Bắt đầu nhiệm kỳ mới, ông Erdogan đã tiến hành bổ nhiệm một số vị trí quan trọng trong chính quyền. Ông đã chỉ định ông Fuat Oktay, cựu giám đốc điều hành hãng hàng không Turkish Airlines, giữ chức Phó Tổng thống. Ông Hulusi Akar, Tổng Tham mưu trưởng quân đội, trở thành tân Bộ trưởng Quốc phòng. Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu vẫn giữ nguyên vị trí đứng đầu bộ ngoại giao.
Video đang HOT
Trong gần 100 năm qua, Ankara là nước cộng hòa nghị viện với quyền lực tập trung ở quốc hội. Bắt đầu từ ngày 9/7, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước cộng hòa tổng thống. Kể từ nhiệm kỳ này, ông Erdogan sẽ có quyền chỉ định các bộ trưởng, phó tổng thống và có thể can thiệp vào hệ thống luật pháp. Theo BBC, với sự thay đổi quyền lực này, ông Erdogan sẽ trở thành tổng thống có quyền tối cao khi chức vụ Thủ tướng trong bộ máy bị bãi bỏ. Đây là sự thay đổi có tính chất bước ngoặt của một hệ thống vốn đã tồn tại 95 năm qua kể từ khi nhà nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại được thành lập.
Theo ông Erdogan, quyền lực tập trung trong tay tổng thống có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc gia, trong bối cảnh sau cuộc đảo chính bất thành hồi năm 2016 và bảo vệ Ankara khỏi những mối đe dọa từ các cuộc chiến tranh ở Nam Syria và Iraq.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Mỹ ép Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn "mất-còn": Tiêm kích F-35 hoặc "rồng lửa" S-400
Mỹ một lần nữa cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 từ Nga, đe dọa áp lệnh trừng phạt đối với Ankara cũng như ngừng bàn giao các máy bay chiến đấu F-35.
Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ: Chọn F-35 hoặc S-400. Ảnh: PT.
Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 26.6 rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị trừng phạt theo dự luật mà Tổng thống Donald Trump ký mùa hè năm ngoái, nhằm trừng phạt các công ty có giao dịch với ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
"Chúng tôi đã làm rõ rằng nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400... sẽ phải gánh chịu hậu quả. Chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt trong khuôn khổ Đạo luật Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA)", Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Châu Âu và Á - Âu Wess Mitchell phát biểu trong phiên điều trần tại Ủy ban đối ngoại Thượng viện.
S-400 là hệ thống tên lửa tiên tiến của Nga được thiết kế để phát hiện, theo dõi và tiêu diệt các máy bay, máy bay không người lái hoặc tên lửa. Trước đây, S-400 chỉ được bán cho Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngày 3.4, tại Ankara, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhất trí xúc tiến việc cung cấp các tổ hợp tên lửa S-400. Việc giao hàng dự kiến bắt đầu từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020.
Mỹ nhiều lần cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về những hậu quả của quyết định mua S-400 từ Nga. Trong đó nói rằng, Washington có thể trừng phạt Ankara về vụ mua bán này.
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 26.6 nói thêm, Washington cũng có thể ngừng cung cấp chiến đấu cơ F-35 cho Ankara.
Tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ nhận 2 chiếc F-35 và bốn lần giao hàng tiếp theo cho nước này chưa được lên kế hoạch cho đến năm 2019.
Các thượng nghị sĩ Mỹ phản đối việc giao F-35 trong bối cảnh Ankara có kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng không của Nga.
Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết trong chuyến thăm Washington rằng, Ankara sẽ không chịu bất kỳ sức ép nào liên quan đến việc mua thiết bị quân sự từ Nga và việc giao F-35 không bị hoãn hoặc hủy.
Tổng thống Erdogan cũng chỉ trích nỗ lực của Washington nhằm ngăn chặn nước này mua S-400 của Mátxcơva.
Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực tăng cường năng lực phòng không, đặc biệt sau khi Washington quyết định rút hệ thống tên lửa Patriot từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria năm 2015 - động thái làm suy yếu khả năng phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ.
THANH HÀ
Theo Loadong
Thắng cử, ông Erdogan thành Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên có quyền hạn chưa từng thấy Ông Recep Tayyip Erdogan tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24.6, trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên ở nước này có quyền hạn chưa từng thấy sau khi sửa đổi hiến pháp. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 24.6. Ảnh: Reuters Theo kết quả do...