Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chê Nga ‘không giữ phẩm giá quốc gia’
Ông Recep Tayyip Erdogan lên án các biện pháp trừng phạt của Moscow sau sự cố rơi chiến đấu cơ, đồng thời khẳng định Ankara sẽ không đáp trả.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu nhiều lời chỉ trích Nga. Ảnh: AFP
Những hành động của Nga không phù hợp với phẩm giá quốc gia, AFP dẫn lại lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay trao đổi với các phóng viên nước này.
“Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giữ sự cao thượng của mình. Chúng tôi không dùng ngôn ngữ như họ. Chúng tôi trông đợi họ thay đổi ngôn từ”, ông Erdogan nói.
Hiện Moscow đã ngừng các tour du lịch tới Ankara, dự kiến sẽ cấm nhập rau quả và đe dọa các biện pháp trừng phạt khác. Tuy nhiên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽ không phản ứng trước hành động “cảm tính” đó. Ông Erdogan cho rằng Nga là đối tác chiến lược của nước này, Ankara sẽ vẫn tiếp tục cung cấp các sản phẩm của mình, bao gồm cả thực phẩm.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho rằng ông phiền lòng bởi nguy cơ Nga cắt giảm xuất khẩu nguồn cung khí, trong khi Moscow cung cấp hơn 50%. Ankara có các nhà cung cấp khác ngoài Nga.
Video đang HOT
“Chúng tôi không sống với khí gas cả đời, đất nước này đã quen với thử thách”, ông nói.
Ông Erdogan cũng bác bỏ khả năng gây khó dễ cho các công dân Nga đang sống tại Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng mọi điều cần thực hiện theo giới hạn của luật pháp.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng nói thêm trong quá khứ, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng ca ngợi sự can đảm của ông.
“Ông ấy từng nói nhiều từ về tôi như một vị đứng đầu quốc gia trung thực”, ông Erdogan nói.
Trước đó ông Putin cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc Su-24 ở gần biên giới Syria là nhằm trả đũa vì bị ảnh hưởng đến việc buôn bán dầu với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Quan hệ giữa Ankara và Moscow đang ở mức tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, sau khi các máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ của Nga hôm 24/11. Một phi công nhảy dù và một lính thủy đến giải cứu thiệt mạng.
Khánh Lynh
Theo VNE
Báo Nga: Thổ Nhĩ Kỳ thua thiệt ở Crimea
Chỉ tính riêng ở Crimea, Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu 2 cái thiệt: mất đi một địa chỉ xuất khẩu siêu lợi và bị cắt tuyến giao thông bằng phà qua biển Đen.
Một khu chợ trời ở Simferopol, Crimea. Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua hưởng lợi khi thay thế Ukraine xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này - Ảnh: AFP
Thổ Nhĩ Kỳ trước sau vẫn khẳng định Crimea là lãnh thổ của Ukraina, báo Svpress(Nga) ngày 1.12 dẫn lời Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Ukraine, Jan Yonet Tezel phát biểu trên kênh truyền hình ZIK của Ukraine ngày 1.12. Ngoài ra, ông còn nói rằng người Tatars ở Crimea "bị chính quyền Nga khủng bố".
Cũng như nhiều nước khác, Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận việc sáp nhập Crimea vào Nga. Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ không gia nhập liên minh trừng phạt Nga mà trái lại càng mở rộng quan hệ hợp tác với Nga.
Trong những năm gần đây, Nga trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Kim ngạch thương mại hai nước tăng từ 4,36 tỉ USD trong năm 2001 lên 31 tỉ USD vào năm 2014. Cuối năm ngoái, Tổng thống Erdogan cam kết sẽ tăng cường kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỉ USD vào năm 2020.
Thổ Nhĩ Kỳ được coi là khách hàng mua khí đốt của Nga lớn thứ hai sau Đức. Các công ty xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ nhận được nhiều đơn đặt hàng từ Nga. Khách du lịch Nga mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch Thổ Nhĩ Kỳ. Nga cũng đang xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ khôn khéo kiếm lợi từ tình trạng đối đầu giữa Nga với phương Tây. Thí dụ, từ khi Nga áp dụng biện pháp trừng phạt ngược với EU, hàng nông sản, thực phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ nghiễm nhiên chiếm lĩnh vị thế "một mình một chợ" trên thị trường Nga.
Từ khi Ukraine áp dụng biện pháp phong tỏa Crimea, Thổ Nhĩ Kỳ càng được hưởng lợi vì có thể xuất hoa quả, thực phẩm trực tiếp qua Crimea, thế chỗ các nhà xuất khẩu Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất có thể xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển tới Crimea mà không cần thông qua bất cứ trạm trung chuyển nào trên đất liền.
Các nhà quan sát nhận xét rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ Ukraine phong tỏa kinh tế Crimea để bản thân mình trục lợi. Có tin đồn cho rằng các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ đã biếu hàng trăm nghìn USD cho nghị sĩ Mustafa Dzhemilev và chính trị gia Lenur Islyamov của Ukraine, những người đã đề xuất và thực hiện chính sách bao vây kinh tế Crimea.
Tuy nhiên, sau sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga ngày 24.11, tình thế đã thay đổi. Bây giờ chính Thổ Nhĩ Kỳ bị Nga trừng phạt kinh tế. Chỉ tính riêng ở Crimea, Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu hai đòn thiệt hại: mất đi một địa chỉ xuất khẩu siêu lợi và bị cắt tuyến giao thông bằng phà qua biển Đen.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Nga thông qua một loạt biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 1/12 đã ký quyết định thông qua một loạt biện pháp cụ thể nhằm thực hiện sắc lệnh trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Theo hãng tin TASS của Nga, quyết định trên có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, trong đó có các biện pháp như đình chỉ hoạt động của Ủy ban hỗn hợp liên...