Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cắt liên lạc với Thủ tướng Israel
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố “không thể đối thoại” với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
“Ông Netanyahu không còn là người mà chúng tôi có thể nói chuyện. Chúng tôi đã cắt đứt liên lạc với ông ấy”, hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Erdogan nói trên máy bay khi trở về từ Kazakhstan hôm 4/11.
Theo ông, Thổ Nhĩ Kỳ không cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Israel. “Cắt đứt quan hệ hoàn toàn là điều không thể, đặc biệt là trong ngoại giao quốc tế”, ông Erdogan nhấn mạnh.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AP
Video đang HOT
Ông Erdogan cho hay, Giám đốc Cơ quan Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin vẫn duy trì liên lạc cả Israel lẫn Hamas. “Mục tiêu chính của chúng tôi là thiết lập hòa bình trong vấn đề Israel-Hamas”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Vì mục đích này, Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện các sáng kiến và phát triển các công thức hòa bình. Ông Erdogan lưu ý, Ankara sẽ tiếp tục làm việc theo hướng này và quyết tâm làm mọi cách có thể để ngăn chặn đổ máu và thiết lập hòa bình.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ thông báo triệu hồi Đại sứ tại Israel Sakir Ozkan Torunlar về nước vì “thảm kịch nhân đạo đang diễn ra tại Dải Gaza do các cuộc tấn công liên tục của Israel chống lại dân thường, và vì Israel khước từ lời kêu gọi ngừng bắn cũng như duy trì viện trợ nhân đạo”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Israel đã chỉ trích quyết định triệu hồi Đại sứ của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo hãng tin Al Jazeera, Israel khẳng định quyết định này của Thổ Nhĩ Kỳ “là một bước đi đứng về phía Hamas”.
Những vấn đề chính đáng lưu ý tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc
Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ bàn về một số vấn đề chính như xung đột Nga - Ukraine, chống dịch bệnh, y tế...
Toàn cảnh một phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ ngày 17/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã đưa ra quan điểm là sẽ dành thời gian đầu tuần cho vấn đề phát triển. Trước đó, ngày 18/9, các quốc gia cam kết tiếp tục phấn đấu để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng do Liên hợp quốc hậu thuẫn là xóa đói giảm nghèo vào năm 2030.
Đối với các nước đang phát triển, ưu tiên hàng đầu tại cuộc họp kéo dài 2 ngày của Liên hợp quốc là kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hành động để đạt được 17 mục tiêu toàn cầu trên phạm vi rộng vào năm 2030.
Ngoài việc chấm dứt tình trạng nghèo đói cùng cực, các mục tiêu còn bao gồm đảm bảo giáo dục trung học có chất lượng cho mọi trẻ em, đạt được bình đẳng giới và thực hiện các hành động khẩn cấp để chống biến đổi khí hậu. Với tốc độ hiện tại, các mục tiêu trên có thể sẽ không đạt được đúng kỳ hạn.
Cùng với đó, các cuộc họp cấp cao về những vấn đề bao gồm phòng chống đại dịch và chăm sóc sức khỏe toàn cầu cũng đang diễn ra tại Liên hợp quốc.
Đại sứ Thụy Sĩ tại Liên hợp quốc Pascale Baeriswyl cho biết, hội nghị thượng đỉnh về 17 mục tiêu của Liên hợp quốc là sự kiện quan trọng nhất trong tuần này ngoài các cuộc gặp trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, bà bày tỏ lo ngại rằng với quá nhiều cuộc khủng hoảng, khó có thể thu hút đủ sự quan tâm và ý chí chính trị để tìm ra giải pháp.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ phát biểu tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhằm tìm kiếm sự ủng hộ liên quan đến cuộc xung đột với Nga nổ ra từ tháng 2 năm ngoái. Tổng thống Ukraine cũng sẽ gặp các nhà lãnh đạo có quan điểm khác biệt, như Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.
Ngày 20/9, ông Zelensky sẽ tham gia một phiên họp đặc biệt về Ukraine tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nhà lãnh đạo Ukraine có kế hoạch gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng như Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Một số cuộc gặp đáng lưu ý trong khuôn khổ sự kiện của Liên hợp quốc gồm có cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi. Nhà lãnh đạo Iran tới Liên hợp quốc ngay khi Tehran và Washington hoàn tất việc trao đổi 5 tù nhân mỗi bên, sau khi Mỹ đồng ý dỡ bỏ phong tỏa 6 tỷ USD doanh thu từ dầu mỏ của Iran vốn đang bị đóng băng ở Hàn Quốc.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ âm thầm tranh giành Biển Đen? Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan từ lâu cho rằng vùng biển chiến lược này không nên là "hồ của Nga". Các tàu chở ngũ cốc đang chờ kiểm tra sau khi Nga ngừng tham gia vào Ukraine Dinh thự mùa hè của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Bocharov Ruchey, là một cung điện hùng vĩ được xây dựng từ thời nhà lãnh...