Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo việc Mỹ không giữ lời hứa chuyển giao F-35
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cảnh báo Washington sẽ phải trả giá đắt nếu từ chối giao cho Thổ Nhĩ Kỳ các máy bay chiến đấu tiên tiến F-35 do Mỹ sản xuất.
Hai chiếc F-35 Lightning II của Không quân Mỹ. Nguồn: Military.com
“Liên quan đến F-16, chúng tôi muốn những chiếc máy bay này từ Mỹ nhưng họ không chuyển giao. Ban đầu, họ định cung cấp F-35 nhưng cuối cùng đã không giữ lời. Mặc dù chúng tôi đã chi khoảng 1,4 tỷ USD nhưng không nhận lại được gì. Điều này sẽ khiến các ông phải trả giá đắt”, hãng truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời Tổng thống Erdogan.
Lời cảnh báo của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra sau tuyên bố của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hồi đầu tháng cho rằng Ankara đang chờ Mỹ chấp thuận việc cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez, người đang là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ (SCFR), đã nói trong một tuyên bố rằng ông kịch liệt phản đối đề xuất của chính quyền Tổng thống Joe Biden bán máy bay F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
“Cho đến khi ông Erdogan ngừng những lời đe dọa… và bắt đầu hành động như một đồng minh đáng tin cậy, tôi sẽ không chấp thuận thương vụ này”, ông Menendez nhấn mạnh.
Với giá trị 20 tỷ USD, thỏa thuận F-16 bao gồm 40 máy bay chiến đấu mới và 79 bộ dụng cụ nâng cấp cần có sự chấp thuận của Bộ Ngoại giao, SCFR và Ủy ban Đối ngoại Hạ viện.
Năm ngoái, một tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin Ankara có thể cân nhắc mua chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon thế hệ thứ 4 nếu thỏa thuận mua F-16 thất bại.
Mâu thuẫn giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn đến việc Ankara bị loại khỏi chương trình F-35, bắt đầu sau khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do Nga sản xuất. Phản ứng trước động thái này của Ankara, Washington đã hủy bỏ việc bán máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ vì tuyên bố rằng điều này có thể tiết lộ bí mật quân sự cho Nga.
Tuy nhiên, vào tháng 10/2021, Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định hệ thống phòng không của Nga không gây ra mối đe dọa nào đối với an ninh của Mỹ hoặc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Erdogan tuyên bố Mỹ đã đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư F-16 thay vì thế hệ thứ năm F-35.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ USD để cung cấp 4 hệ thống S-400 vào tháng 12/2017. Việc chuyển giao tất cả các thành phần của hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn tất vào năm 2020.
Thổ Nhĩ Kỳ ra 'tối hậu thư' cho phương Tây
Nỗ lực của các thành viên NATO nhằm gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ theo truyền thống đã gây ra phản ứng ngược.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo NATO ở Watford, Anh, năm 2019. Ảnh: NYT
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 24/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có phản ứng gay gắt trong NATO. Trên thực tế, phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ về tư cách thành viên NATO của Thụy Điển và Phần Lan là do sự thay đổi trong chính sách của phương Tây đối với Ankara.
Tuyên bố của Tổng thống Erdogan rất cứng rắn. Ông đổ lỗi cho một số quốc gia đã rút hệ thống phòng không của họ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và viện trợ vũ khí miễn phí cho "những kẻ khủng bố", ám chỉ đến Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) và lực lượng ủy nhiệm Syria. Ông Erdogan cũng nêu ra danh sách các vấn đề vướng mắc trong mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và châu Âu.
Theo Tổng thống Erdogan, trong khi công dân Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó khăn trong việc xin thị thực vào Mỹ và EU, thì "những kẻ khủng bố" lại dễ dàng xin tị nạn ở Mỹ và EU, đồng thời nêu rõ sự hiểu lầm về quan điểm của Ankara trong cuộc chiến Karabakh năm 2020, cũng như các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và Libya.
Nezavisimaya Gazeta cho rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gần như đã ra "tối hậu thư" cho các đồng minh NATO, bằng cách khẳng định không thể áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Ankara cũng như không thiên vị trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng. Do đó, cho đến khi có bất kỳ hành động cụ thể nào được thực hiện, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không từ bỏ quyền phủ quyết đối với việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan vào NATO.
Nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) Viktor Nadein-Raevsky nhận định với Nezavisimaya Gazeta rằng nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nói chung không chỉ có một mục tiêu khi đưa ra các điều kiện.
"Điều quan trọng nhất đối với ông Erdogan trong trường hợp này là thể hiện vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế. Qua đó, ông Erdogan muốn xác lập vị thế của nước này như một cường quốc thế giới", chuyên gia Raevsky nói.
Về phần mình, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Amur Gadzhiev cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhắc nhở khối quân sự do Mỹ đứng đầu rằng ngành công nghiệp quốc phòng của họ hiện đang bị trừng phạt và họ cũng đang tìm cách quay trở lại chương trình F-35, vì vậy dường như không có cơ sở cho các cuộc đàm phán của Thổ Nhĩ Kỳ với Thụy Điển và Phần Lan.
Tuy nhiên, lập trường của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có thể không ổn định trước áp lực hiện nay, theo Nezavisimaya Gazeta. Cuộc đối đầu giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây đang diễn ra trong bối cảnh ông Erdogan phải đối mặt với những thách thức ở trong nước. Điều này có thể khiến Tổng thống Erdogan rút lại quyền phủ quyết của ông đối với việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO.
Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ khả năng chấp thuận Phần Lan gia nhập NATO Trong một cuộc trao đổi với cử tri trẻ được truyền hình trực tiếp ngày 29/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lần đầu tiên để ngỏ khả năng nước này chấp thuận cho Phần Lan, nhưng không bao gồm Thụy Điển, gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan...