Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bị quân đội quay lưng
Tin tức đang rộ lên về việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mâu thuẫn với Tổng tham mưu trưởng quân đội về vụ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Chỉ vì một phát biểu “vội vã”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đang bị quân đội nước này quay lưng. Theo nhiều nguồn tin đang rộ lên hiện nay, Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đang mâu thuẫn với Tổng Tham mưu trưởng quân đội nước này sau khi ông Erdogan có phát biểu, trong đó khẳng định Ankara không biết chiếc máy bay mà họ ngắm bắn hôm 24/11 là của Nga. Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời một nguồn tin quân sự đáng tin cậy cho biết, “nếu giới lãnh đạo quân sự lặng yên, không nói gì thì chúng tôi đã có thể giải quyết vấn đề rất nhanh”.
Cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay được châm ngòi từ vụ việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thẳng thừng bắn rơi một chiếc máy bay ném bom Su-24 của Nga khi chiếc máy bay này đang thực hiện nhiệm vụ tấn công tiêu diệt các mục tiêu của tổ chức khủng bố khét tiếng mang tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Vụ bắn rơi máy bay trên không chỉ đẩy mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xuống vực thẳm mà còn đang gây ra cuộc đối đầu căng thẳng giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và quân đội nước này, báo chí địa phương đưa tin.
Nguyên nhân chính gây ra sự bất hoà đáng ngại giữa lãnh đạo dân sự cao nhất và lãnh đạo quân sự cấp cao hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ những phát biểu gần đây của Tổng thống Erdogan. Cụ thể, sau khi xảy ra vụ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga, trước sự nổi giận của phía Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng bào chữa rằng, Ankara không hề biết chiếc máy bay mà họ bắn rơi là của Nga.
Theo nhật báo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Szc, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng Tham mưu trưởng quân đội nước này đang mâu thuẫn với nhau vì cuộc tấn công máy bay Nga và vì những phát ngôn được đưa ra sau vụ việc.
Video đang HOT
Tờ báo của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời một nguồn tin quân sự đáng tin cậy của nước này cho biết, Tổng thống Erdogan đã áp dụng một lập trường “vội vã, thiếu suy nghĩ” khi tuyên bố rằng quân đội không thể xác định được danh tính của chiếc máy bay mà họ bắn rơi. “Điều này làm phức tạp thêm vấn đề”.
“Nếu các chính khách giữ yên lặng, chúng tôi đã có thể giải quyết vấn đề một cách rất nhanh”, tờ Szc dẫn lời nguồn tin quân sự giấu tên cho hay.
Cũng theo nguồn tin nói trên, Lực lượng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo các phi công của họ tránh có bất kỳ hành động vi phạm không phận nào của Syria sau khi Nga đưa hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất – S-400 đến Lattakia. Nga hiện giờ được cho là đã bao phủ gần như toàn bộ không phận Syria. Giới chức Moscow còn tung ra cảnh báo sắc lạnh rằng họ sẽ bắn hạ bất kỳ thứ gì có thể gây ra mối đe doạ tiềm tàng đối với lực lượng của Nga ở Syria.
Chính quyền Tổng thống Vladimir Putin đang tỏ thái độ rất cứng rắn và quyết liệt trước hành động của Thổ Nhĩ Kỳ. Nga đã tung ra một loạt biện pháp trừng phạt về kinh tế nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ. Ban đầu, Ankara còn tỏ ra cứng rắn, tuyên bố sẽ không xin lỗi Nga về vụ bắn rơi máy bay. Tuy nhiên, trước việc Moscow trả đũa không nương tay, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu có dấu hiệu xuống nước.
Mới đây nhất, hồi cuối tuần, Tổng thống Erdogan đã lên tiếng bày tỏ “sự đau buồn” trước việc máy bay ném bom Nga bị bắn rơi và rằng Thổ Nhĩ Kỳ không muốn làm leo thang căng thẳng với Nga. Ông Erdogan cũng đang cố gắng liên lạc với người đồng cấp Putin để làm dịu tình hình nhưng ông chủ điện Kremlin vẫn từ chối nghe điện thoại hay gặp gỡ ông Erdogan cho đến khi Ankara chịu nói lời xin lỗi.
Dự kiến, Cao uỷ về chính sách an ninh và đối ngoại của EU – bà Federica Mogherini sẽ có cuộc thảo luận về vụ máy bay Su-24 của Nga bị bắn rơi với Ngoại trưởng Sergey Lavrov bên lề hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở thủ đô Paris sắp tới.
Theo_VnMedia
Thủ tướng Hy Lạp chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ trên Twitter
"May mắn là các phi công của chúng tôi không phải là những người nhanh trí như phi công của các bạn trong việc chống lại người Nga", Thủ Tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã bình luận trên mạng xã hội Twitter.
Thủ Tướng Hy Lạp Alexis Tsipras - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Hy Lạp chỉ trích việc máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 bằng một tên lửa "không đối không" hôm 24/11. Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc máy bay Nga xâm phạm Không phận nước này.
Bộ Tổng tham mưu Nga và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Syria khẳng định rằng chiến đấu cơ Su-24 không hề đi vào không phận của Thổ Nhĩ Kỳ, và nó đã bị bắn rơi trên lãnh thổ Syria.
Những dòng bình luận của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ trên mạng xã hội Twitter
" Gửi Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu: May mắn thay các phi công của chúng tôi không phải là những người nhanh trí như phi công của các bạn trong việc chống lại người Nga", ông Tsipras đăng trên tài khoản Twitter của mình vào hôm 29/11.
Thủ tướng Hy Lạp tự hỏi làm thế nào mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể bỏ ra hàng tỉ đô la tuần tra và bảo vệ không phận của mình, nhưng không thể quản lý dòng người di cư cho người đi qua ở biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ.
" Chúng ta có các hệ thống vũ khí trên không hiện đại nhất, nhưng trên mặt đất, chúng ta không thể bắt những kẻ buôn người, hiện đang làm hại người dân vô tội. Chúng tôi đã chi hàng tỷ USD vào vũ khí. Nếu các vi phạm không phận của chúng tôi, chúng tôi sẽ chặn các bạn.", Thủ tướng Hy Lạp đăng trên Twitter.
Thủ tưởng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu đáp lại bình luận của Thủ tướng Hy Lạp.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu đáp lại: " Những bình luận về các phi công của ông Tsipras dường như rất không phù hợp với tinh thần của ngày hôm nay. Thủ tướng Alexis: Hãy tập trung vào chương trình nghị sự khả quan của chúng ta".
Vài giờ sau đó, Thủ tướng Hy Lạp đã viết lại: " Chúng ta là đều là láng giềng và chỉ bằng ác thảo luận một cách thân mật mới tìm ra được cách giải quyết vấn đề".
Ngày 30/11, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận với Liên minh châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh ở Brussels. Theo tài liệu này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quản lý dòng người di cư đến Châu Âu để đổi lấy khoảng 3 tỷ euro viện trợ, đồng thời tái kích hoạt tiến trình hội nhập EU của nước này.
Liên minh châu Âu hiện đang phải vật lộn để quản lý một cuộc khủng hoảng người tị nạn khổng lồ, với hàng trăm ngàn người di cư chạy trốn từ các nước đang xảy ra xung đột và bị phá hủy tại Trung Đông và Bắc Phi, nhằm mong tìm kiếm sự an toàn và chỗ ẩn náu ở châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trạm trung chuyển quan trọng cho những người tị nạn Trung Đông đi về phía Bắc. Khoảng 160.000 người di cư một mình đến Hy Lạp từ Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10, theo Tổ chức Di cư Quốc tế.
NHẬT DUY (Theo RT/ Sputnik News)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tướng Mỹ: Thổ Nhĩ Kỳ nên bị loại khỏi NATO1 Thiếu tướng lục quân Mỹ Paul Vallely (đã nghỉ hưu) cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang theo đuổi lợi ích riêng trong cuộc xung đột ở Syria và không hợp tác với NATO và các nước khác trong khu vực. Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin RT, ông Vallely cho rằng vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Nga sẽ...