Tổng thống thăm Trung Quốc lần đầu trong 20 năm, Iran kỳ vọng được gia nhập BRICS
Iran hy vọng Trung Quốc sẽ ủng hộ Tehran trở thành thành viên Nhóm năm nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới ( BRICS) bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc vầ Nam Phi.
Các nhà lãnh đạo BRICS tham dự hội nghị theo hình thức trực tuyến, ngày 23/6/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Hãng thông tấn ISNA đã cho biết thông tin trên hôm 14/2 khi bình luận về chuyến thăm của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đến Trung Quốc.
ISNA cho biết: “Tổng thống Iran đã lên đường tới thăm Trung Quốc lần đầu tiên trong 20 năm qua. Iran đánh giá cao vai trò của Trung Quốc trong việc Iran gia nhập Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và hy vọng nhận được sự hỗ trợ Bắc Kinh trong việc gia nhập BRICS. Mặt khác, đối với Trung Quốc, Iran là quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện dự án Con đường Tơ lụa Mới. Vị trí địa chính trị của Iran và quyền kiểm soát của nước này đối với eo biển Hormuz là rất quan trọng để đảm bảo xuất khẩu năng lượng từ vùng Vịnh”.
“Chuyến thăm của tổng thống là bước ngoặt trong quá trình phát triển quan hệ giữa Iran và Trung Quốc với tư cách là hai quốc gia hàng đầu và hai bên tham gia nghiêm túc trong khu vực và quốc tế. Đây là cơ hội tốt để tạo động lực mới cho việc thực hiện Hiệp định song phương 25 năm về hợp tác toàn diện”, ISNA nhận định.
Video đang HOT
ISNA còn dẫn lời người đứng đầu Hiệp hội Hữu nghị Iran-Trung Quốc – ông Alaeddin Boroujerdi nhấn mạnh: “Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Iran và mối quan hệ của chúng ta đang mở rộng. Trung Quốc nằm trong số những quốc gia có lịch sử duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Iran”.
Ngày 14/2, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã tới Trung Quốc, bắt đầu chuyến công du kéo dài 3 ngày. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân, cho biết trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Raisi sẽ hội kiến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Chủ tịch Quốc hội Lật Chiến Thư. Ông Uông Văn Bân nhấn mạnh Trung Quốc và Iran có tình hữu nghị truyền thống và đấy là sự lựa chọn chiến lược của hai nước nhằm củng cố và phát triển quan hệ song phương.
Iran và Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, thương mại và đầu tư. Năm 2021, hai nước ký hiệp ước hợp tác chiến lược kéo dài 25 năm được cho là bao gồm các lĩnh vực chính trị, chiến lược và kinh tế.
Theo IRNA, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Iran. Số liệu thống kê 10 tháng qua của Hải quan Iran cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc đạt 12,6 tỷ USD, và Tehran cũng nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 12,7 tỷ USD từ Trung Quốc.
Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo SCO lần thứ 21 diễn ra ở thủ đô Dushanbe của Tajikistan vào tháng 9/2021 đã ra tuyên bố công nhận Iran trở thành viên thành viên đầy đủ của SCO.
Iran nộp đơn xin gia nhập BRICS
Cộng hòa Hồi giáo Iran đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền Kinh tế mới nổi (BRICS), sau khi được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Trung Quốc vào tuần trước.
Theo hãng thông tấn Tasnim, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh đã xác nhận thông tin trên trong cuộc họp báo ngày 27/6. Ông Khatibzadeh giải thích rằng tư cách thành viên của Iran sẽ làm "gia tăng giá trị" cho tất cả các thành viên trong nhóm.
"Vị trí địa lý độc đáo của Iran và năng lực của nước này trong các lĩnh vực năng lượng, vận chuyển và thương mại đã khiến các thành viên BRICS đặc biệt chú ý đến Iran như một tuyến đường vàng để kết nối phương Đông với phương Tây", Hãng thông tấn Cộng hòa Hồi giáo thuộc sở hữu nhà nước Iran (IRNA) cho biết.
IRNA cũng nhận định rằng nếu Iran và các quốc gia hùng mạnh khác gia nhập BRICS, nhóm kinh tế này có thể còn mạnh hơn và thách thức các chính sách của phương Tây.
Ngoài Iran, Argentina cũng đã nộp đơn xin gia nhập BRICS. Cuối tuần trước, Tổng thống Argentina Alberto Fernández bày tỏ mong muốn đưa đất nước của ông trở thành thành viên của nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi này.
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã thành lập BRICS từ năm 2009. Sau đó, đến năm 2010, Nam Phi cũng gia nhập nhóm. BRICS hiện chiếm 26,7% diện tích thế giới, hơn 16% thị phần thương mại toàn cầu và đại diện cho hơn 41,5% dân số thế giới.
Vào tuần trước, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 do Trung Quốc chủ trì đã diễn ra theo hình thức trực tuyến. Tham dự hội nghị không chỉ có các nhà lãnh đạo của 5 quốc gia BRICS, mà còn có nguyên thủ của 13 quốc gia đang phát triển khác - bao gồm Iran và Algeria, Argentina, Ai Cập, Indonesia, Kazakhstan, Senegal, Uzbekistan, Campuchia, Ethiopia, Fiji, Malaysia và Thái Lan.
BRICS đang cùng nhau phát triển kinh tế, công nghệ và các mối quan hệ khác trong thế giới hiện đại. Tại hội nghị lần này, các thành của nhóm đã thảo luận về các xu hướng chính trị và kinh tế cấp thiết, phối hợp nhuần nhuyễn các chính sách kinh tế - chính trị. Các quốc gia cũng thảo luận về biện pháp cùng điều hướng dòng chảy thương mại toàn cầu và chi phối ảnh hưởng đáng kể của nhóm (24% GDP toàn cầu) để thay đổi điều đó.
Trong phiên họp BRICS, Tổng thống Vladimir Putin cũng cho biết nhóm 5 thành viên này đang làm việc để thiết lập một đồng tiền dự trữ toàn cầu mới dựa trên các loại tiền tệ của những quốc gia thành viên.
Tổng thống Iran đặt chân đến Trung Quốc, thành phần trong phái đoàn lớn hộ tống tỏ rõ kỳ vọng Ngày 14/2, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã tới Trung Quốc, bắt đầu chuyến công du đầu tiên, kéo dài 3 ngày, của một nguyên thủ quốc gia Hồi giáo tới Bắc Kinh trong hơn 20 năm qua. Tổng thống Iran (ngoài cùng bên phải) đến Bắc Kinh vào sáng sớm ngày 14/2. (Nguồn: Presdident.ir) Hãng thông tấn nhà nước IRNA của Iran...