Tổng thống Syria: Trung Đông là ‘thùng thuốc súng’
Ông Bashar al-Assad thách thức phương Tây đưa ra dù là “ bằng chứng nhỏ nhất” chứng minh ông sử dụng vũ khí hóa học, và nói rằng thùng thuốc súng Trung Đông sẽ nổ nếu phương Tây tấn công Syria.
Tổng thống Assad trong cuộc phỏng vấn độc quyền với báo Pháp Le Figaro. Ảnh: SANA
Mô tả Trung Đông như một “thùng thuốc nổ”, Assad cảnh báo nó sẽ “phát nổ” nếu các lực lượng phương Tây tấn công Syria. “Không ai biết được điều gì sẽ xảy ra sau các cuộc không kích như thế. Mọi người sẽ mất kiểm soát tình hình khi thùng thuốc phát nổ. Hỗn loạn và cực đoan sẽ lan rộng. Nguy cơ về một cuộc chiến tranh khu vực đang hiện hữu”, ông cảnh báo trong cuộc phỏng vấn độc quyền với báo Pháp Le Figaro hôm qua.
Tổng thống Syria không quên nhắc đến các bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học ở nước này. “Bất kỳ ai đưa ra cáo buộc cũng phải có bằng chứng. Chúng tôi thách Mỹ và Pháp đưa ra được bằng chứng nhỏ nhất. Barack Obama và Franois Hollande không thể làm được điều đó, dù chỉ với người dân của họ”, ông Assad nói.
“Giả sử quân đội chúng tôi muốn dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Liệu chúng tôi có thể làm điều đó ở một khu vực mà binh sĩ của chúng tôi đang đóng và đã bị thương bởi loại vũ khí này, như các thanh sát viên Liên Hợp Quốc đã ghi nhận trong các chuyến thị sát đến bệnh viện nơi họ được điều trị? Logic ở đâu?”, tống thống Syria đặt câu hỏi.
Lãnh đạo Syria cũng đề cập những thiệt hại có thể đến với Pháp nếu nước này tham chiến, hai ngày trước khi quốc hội Pháp tranh luận về chủ đề này. Hiện hai phần ba số người dân Pháp phản đối quân đội tham chiến, theo một cuộc thăm dò hôm 30/8.
Video đang HOT
“Bất kỳ ai hỗ trợ tài chính hay quân sự để thúc đẩy chủ nghĩa khủng bố đều là kẻ thù của người dân Syria. Bất kỳ ai chống lại lợi ích của Syria và người dân đều là kẻ thù”, ông nói. “Người Pháp không phải là kẻ thù của chúng tôi. Nếu các chính sách của Pháp thù địch với người dân Syria, đất nước này sẽ là kẻ thù của chúng tôi. Sự thù địch này sẽ chấm dứt khi Pháp thay đổi chính sách. Sẽ có những hậu quả tiêu cực, tất nhiên, đối với lợi ích của Pháp”.
Ông Assad cũng gọi tổng thống Mỹ là một nhà lãnh đạo yếu kém. “Nếu Obama mạnh mẽ, ông ta sẽ công khai rằng ‘chúng tôi không có bằng chứng về việc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học’. Ông ấy sẽ nói thẳng rằng cách duy nhất để biết được điều này là thông qua điều tra của Liên Hợp Quốc. Do đó, chúng tôi giao mọi thứ cho Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, Obama còn yếu kém vì ông ấy đang đối mặt với áp lực từ bên trong nước Mỹ”, Assad nói.
Theo lãnh đạo Syria, đã quá muộn để đối thoại với lực lượng nổi dậy. “Chúng tôi đang chống khủng bố. 80 đến 90% những người này đang chiến đấu cho al-Qaeda. Họ không quan tâm đến cải cách hay chính trị. Cách duy nhất để đối phó là tiêu diệt họ. Chỉ khi đó mới có thể trao đổi về các biện pháp chính trị”, ông nói.
Chính quyền Syria đã yêu cầu Liên Hợp Quốc ngăn Mỹ can thiệp quân sự, tuyên bố nước này muốn đạt được “một giải pháp chính trị” về cuộc nội chiến. Bashar Ja’afari, đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc, đã yêu cầu trong một lá thư rằng ông Ban-Ki moon nên “gánh trách nhiệm về việc ngăn ngừa cuộc xâm lược Syria”.
Ông cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an tiếp tục “duy trì vai trò như một chiếc van an toàn để ngăn ngừa việc sử dụng vũ lực vô cớ ngoài khung pháp lý quốc tế”.
Mỹ phải đóng vai trò một nhà ủng hộ hòa bình hơn là “một quốc gia dùng vũ lực để chống lại bất kỳ ai đi trái với chính sách của họ”, ông Ja’afari viết trong lá thư gửi ông Ban và bà Maria Cristina Perceval, đại sứ Argentina tại Liên Hợp Quốc kiêm chủ tịch Hội đồng Bảo an.
Hơn 100.000 người được cho là đã thiệt mạng kể từ khi chính quyền của Syria bắt đầu chống lại những người biểu tình đòi cải cách hai năm trước và nước này dần sa lầy vào một cuộc nội chiến.
Mỹ khẳng định có bằng chứng cho thấy chính quyền Assad đã sử dụng vũ khí hóa học để sát hại dân thường. Tuy nhiên, việc quyết định không kích Syria vẫn đang được gác lại trong khi chờ ý kiến của quốc hội, sẽ nhóm họp lại sau kỳ nghỉ hè vào ngày 9/9.
Anh Ngọc
Theo VNE
Mỹ tấn công Syria: Đồng hồ đang đếm ngược
Báo chí Arập ngày 31/8 nhận định rằng cuộc tấn công Syria chỉ còn tính bằng giờ, trong bối cảnh Mỹ đang tiếp tục tăng cường binh lực trong khu vực.
Báo Al-Qabas của Kuwait dẫn các nguồn tin ngoại giao ở vùng Vịnh cho biết Washington sẽ phát động tấn công chống Syria từ nhiều căn cứ quân sự, trong đó có các căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ và Cyprus. Trong khi đó, Al-Rai (một nhật báo khác của Kuwait) cũng dẫn các nguồn tin nói rằng Tổng thống Assad đã chỉ đạo Các lực lượng vũ trang Syria sử dụng mọi biện pháp cần thiết trong trường hợp Damascus bị tấn công.
Cùng ngày, trên đường trở về từ Đông Nam Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã điện đàm với hai người đồng cấp Moshe Ya'alon của Israel và Jean-Yves Le Drian của Pháp để bàn về vấn đề Syria. Bộ trưởng Le Drian, đang có mặt tại Vịnh Persian, đã nắm quyền chỉ huy các lực lượng hải quân và không quân đặt tại Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Saudi Arabia, đồng thời được phân công tham gia hành động quân sự sắp tới của Mỹ chống Syria.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cáo buộc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học làm chết gần 1.500 người ở ngoại ô Damascus.
Mỹ đã điều thêm tàu tấn công đổ bộ San Antonio gia nhập 5 tàu khu trục và 4 tàu ngầm hạt nhân đang neo đậu ở phía Đông Địa Trung Hải để chờ lệnh tấn công Syria. Các tàu khu trục của Washington đều được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk. Tàu San Antonio được thiết kế chở 800 thủy quân lục chiến đổ bộ lên bờ bằng xuồng đổ bộ và trực thăng.
Đánh luôn cả phiến quân Hồi giáo cực đoan?
Theo Washington Post, các phần tử cực đoan Hồi giáo đang đánh nhau với quân đội Syria trong hàng ngũ phiến quân đang bắt đầu di chuyển vị trí các trụ sở cũng như kho tàng và các chủ thể quan trọng khác do lo sợ các cuộc không kích của Mỹ.
Tại khu vực phía Bắc Syria, nơi gần như hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của quân nổi dậy, một số thủ lĩnh Hồi giáo cực đoan đã rút lên rừng núi, nơi họ dễ dàng tìm được nơi trú ẩn khi xảy ra không kích.
Mặc dù Mỹ còn chưa tuyên bố gì về ý định tấn công các nhà lãnh đạo Hồi giáo, Washington từ lâu đã đưa nhóm Mặt trận al-Nusra và "Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông" vào danh sách tổ chức khủng bố.
Tin đồn đã lan trong bộ phận những người Hồi giáo cho rằng cứ một tên lửa hành trình được quân đội Mỹ bắn vào quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ kèm theo một quả khác nhắm vào các mục tiêu là đối thủ của nhà lãnh đạo này.
Theo Kiến thức
Ai có lợi trong cuộc tấn công quân sự Syria Trước tình hình đang nóng lên tại Syria cũng như cáo buộc của phương Tây ngày càng nhiều về việc chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân chúng, Mỹ và các đồng minh của Mỹ tại châu Âu và Trung Đông đã xây dựng kịch bản can thiệp quân sự nhằm hỗ trợ...