Tổng thống Syria tái cử thêm nhiệm kỳ 7 năm
Quốc hội Syria thông báo Tổng thống Bassad al-Assad đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/6 để lãnh đạo đất nước thêm một nhiệm kỳ 7 năm nữa.
Tân Hoa xã dẫn lời một phát ngôn viên quốc hội Syria cho biết, hơn 1,3 triệu cử tri đã bỏ phiếu bầu ông Assad, chiếm khoảng 88,7% số phiếu. Người ủng hộ Tổng thống Assad mừng kết quả bầu cử.
ảnh minh họa
Trước đó, Tòa án Hiến pháp tối cao Syria tuyên bố có hơn 11,6 triệu cử tri trong số gần 16 triệu công dân đủ tư cách đi bầu đã tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống, tương đương 73,42%.
Bầu cử ở Syria bắt đầu lúc 7h sáng (giờ địa phương) và dự trù kết thúc vào lúc 7h tối song Hội đồng Tư pháp tối cao chuyên trách giám sát bầu cử đã kéo dài thời gian bỏ phiếu thêm 5 giờ nữa, tức là tới lúc nửa đêm, do “số người đi bầu rất đông”.
Đây là cuộc bầu cử tổng thống đa ứng viên đầu tiên trong lịch sử hiện đại ở Syria. Tuy nhiên, theo báo chí, hai ứng viên khác Maher Hajjar và Hassan al-Nouri – là những người ít được biết đến hơn và họ không thể vận động tranh cử một cách ngang cơ với Tổng thống al-Assad.
Video đang HOT
Syria hiện vẫn chưa thoát khỏi cuộc nội chiến kéo dài 3 năm qua với hàng chục nghìn người đã phải bỏ mạng và hàng triệu người khác phải di dời.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Phe nổi dậy tự đầu hàng, Assad đã thắng?
Sự kiện phe nổi dậy Syria tự từ bỏ Homs - một thành phố vốn được xem là "thủ phủ của cuộc cách mạng" là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy, giấc mơ lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad của họ có vẻ như đang thất bại. Phe nổi dậy dường như đang tự đầu hàng và ông Assad tiến ngày một gần hơn đến chiến thắng.
Tổng thống Assad
"Chúng tôi đã bị bao vây quá lâu", một chiến binh nổi dậy có tên là Orhan Ghazi cho biết. "Người dân ở Homs đã bắt đầu từ bỏ ý nghĩ về cuộc nổi dậy, về cuộc cách mạng. Họ muốn sống và chỉ thế thôi", ông Ghazi cho biết.
Tổng thống Assad đang tham gia tái tranh cử nhiệm kỳ mới trong cuộc bầu cử vào ngày 3/6 tới. Đây là cuộc bầu cử mà ông Assad được cho là ứng cử viên thực sự duy nhất có khả năng giành chiến thắng. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh lực lượng nổi dậy người Sunni chiến đấu chống lại chính quyền Assad trong suốt hơn 3 năm qua đã bị suy yếu nghiêm trọng bởi những mất mát, tổn thất mà họ phải hứng chịu ở những chiến trường vốn từng là thành trì vững chắc của họ.
Tuần trước, hàng loạt chiếc xe buýt màu xanh chở đầy chiến binh nổi dậy đã lặng lẽ rời thành phố đổ nát Homs - nơi từng là thủ phủ của cuộc cách mạng và đã bị tàn phá khủng khiếp bởi những trận không kích dữ dội từ lực lượng trung thành với Tổng thống Assad trong thời gian kéo dài liên tiếp từ hồi tháng 5 năm 2011. Lực lượng chiến binh ở Homs đã trụ vững trước những đợt oanh tạc của quân chính quyền, lực lượng bắn tỉa, trước tình trạng cắt điện, cắt nước và sự thất thủ của lần lượt hết thành phố này đến thành phố khác bên cạnh họ.
Tuy nhiên, bị bao vây, dồn ép quá lâu ở khu Phố Cổ của thành phố Homs , lực lượng nổi dậy cuối cùng cũng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tự rút lui, tự từ bỏ nơi này.
"Phe nổi dậy đang ở trong tình trạng rệu rã và họ không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó", ông Joshua Lendis - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông thuộc trường Đại học Oklahoma nhận định. "Mặt khác, sẽ khó để chính quyền đánh bại hoàn toàn phe nổi dậy khi mà lực lượng này vẫn nhận được tiền và vũ khí từ bên ngoài".
Với sự thất thủ của thành phố Homs, chính phủ Syria hiện giờ đã giành quyền kiểm soát khoảng 50% lãnh thổ và hai trung tâm thành phố lớn nhất là Homs và thủ đô Damascus, chuyên gia quân sự cũng là một cựu tướng của Li-băng - ông Wehbe Katisha, cho biết. Theo ông này, "Tổng thống Assad chắc chắn đã ghi điểm trong những tuần qua những vẫn còn quá sớm để nói rằng cuộc nổi dậy ở Syria đã kết thúc".
Vì sao Assad giành lợi thế?
Cách đây một năm, mọi việc dường như đang đi theo hướng Tổng thống Assad sẽ phải ra đi theo cách mà một loạt các nhà lãnh đạo Ả-rập khác bị lật đổ trong làn sóng nổi dậy rầm rộ của người dân các nước đòi cải cách dân chủ. Cái gọi là "Cách mạng Mùa xuân Ả-rập" đó đã lần lượt lật đổ Tổng thống Libya , Tunisia và Ai Cập.
Ở Syria, những người Hồi giáo dòng Sunni chiếm đa số đã nổi dậy hồi đầu năm 2011 và đã chiếm một loạt khu vực lãnh thổ rộng lớn trên khắp đất nước Syria. Được củng cố sức mạnh bởi làn sóng chiến binh nước ngoài đổ vào Syria hòng tìm cách thiết lập một quốc gia Hồi giáo, phe nổi dậy tiến lên ngày một mạnh mẽ và chỉ còn cách thủ đô Damascus - thành trì then chốt của chính quyền Assad, có vài km. Khi đó, những trận oanh kích dữ dội và dồn dập của quân đội Syria đã không thể đẩy lùi được bước tiến mạnh mẽ của phe nổi dậy.
Tiếp đó, vào tháng 8 năm ngoái, Mỹ cùng các cường quốc Châu Âu đồng minh đã chuẩn bị tấn công vào một loạt thành trì của chính quyền Assad dựa trên cáo buộc chính quyền này đã sử dụng vũ khí hóa học để chống lại dân thường, vượt qua "lằn ranh đỏ" mà Tổng thống Obama đặt ra trước đó.
Tuy nhiên, cục diện trên chiến trường Syria bỗng chốc thay đổi đột ngột do một loạt yếu tố. Lực lượng chiến binh người Hồi giáo dòng Sunni được đào tạo bài bản từ phong trào Hezbollah ở Li-băng bắt đầu đổ vào Syria để giúp đỡ cho quân của chính quyền Assad chống lại phe nổi dậy. Iran cũng phái một loạt sĩ quan, cố vấn và những nhà đào tạo quân sự đến chiến trường Syria để giúp đồng minh Assad. Nga ngăn chặn hành động quân sự tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và từ chối ngừng cung cấp vũ khí cho đồng minh Syria . Cùng với một loạt diễn biến trên, Tổng thống Assad bất ngờ rút lui, không tiến hành lời đe dọa đánh bom Syria .
Chưa hết, nội bộ phe nổi dậy bắt đầu phơi bày toàn bộ mâu thuẫn sâu sắc tồn tại bao lâu nay trong lực lượng này. Một số đơn vị nổi dậy đã quay sang chiến đấu chống lại chính các đồng minh Hồi giáo của họ ở những khu vực như Deir Zour và Daraa. Những cuộc đấu đá nội bộ kiểu "huynh đệ tương tàn" liên tiếp bùng lên trong phe nổi dậy hồi năm ngoái.
Tất cả những lý do trên đã đem lại lợi thế cho chính quyền của Tổng thống Assad. Bắt đầu từ giữa năm ngoái, quân đội trung thành với ông Assad liên tiếp giành chiến thắng, chiếm lại hết thành phố này đến thành phố khác từ tay phe nổi dậy. Trong khi đó, phe nổi dậy mỗi lúc một suy yếu, liên tục thất bại và mất hàng loạt khu vực lãnh thổ mà họ từng chiếm được trước đó.
Hiện tại, nhiều nhà phân tích cho rằng, khả năng ông Assad giành chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Syria là gần như chắc chắn dù phe nổi dậy vẫn khăng khăng khẳng định họ có thể lật ngược tình thế nếu được phương Tây cung cấp vũ khí hạng nặng thiện chiến và tối tân.
Về phần mình, Tổng thống Assad rất tự tin vào chiến thắng của mình và điều này thể hiện rõ qua việc ông này tham gia tái tranh cử nhiệm kỳ tổng thống mới vào tháng tới.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Phe nổi dậy Syria tuyệt vọng cố thủ ở Homs Lực lượng chiến binh nổi dậy ngày một suy yếu của Syria đang tuyệt vọng cố thủ ở Homs khi quân đội trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad phát động chiến dịch tấn công ác liệt nhất nhằm đánh bật họ ra khỏi trung tâm thành phố Homs. Đây từng là thủ phủ của phong trào nổi dậy. Một khu vực chiến...