Tổng thống Syria Assad tái đắc cử nhiệm kỳ 3
Với tỷ lệ phiếu ủng hộ 88,7%, ông Bashar al-Assad đã chính thức đắc cử Tổng thống Syria nhiệm kỳ 3 kéo dài 7 năm, trong bối cảnh phe đối lập vẫn kiên quyết tiếp tục chiến đấu chống lại chính phủ sau khi hơn 162.000 người đã thiệt mạng.
Ông Bashar al-Assad sẽ làm Tổng thống Syria thêm 7 năm nữa
Thông tin được chủ tịch quốc hội Syria công bố. Theo đó ông Assad đã vượt xa các ứng cử viên còn lại là Hassan al-Nuri và Maher al-Hajjar, những người chỉ lần lượt giành được 4,3% và 3,2% số phiếu trong cuộc bầu cử hôm thứ Ba.
“Chúc mừng nhân dân Syria vì lựa chọn và quyết định của họ”, chủ tịch quốc hội Mohammad al-Lahham nói. “Syria đã có nhà lãnh đạo và vị thuyền trưởng của mình, người sẽ đưa con tàu tới bến bờ của an ninh và an toàn”.
Tuy nhiên, một người phát ngôn của lực lượng đối lập tại tỉnh Deir Ezzor ở phía Đông tuyên bố: “Nhân dân Syria đã đưa ra quyết định của mình, và sẽ tiếp tục cuộc cách mạng của mình, bất kể giá nào. Sau 3 năm, việc quay trở lại là không thể, cho đến khi chúng tôi đạt được những yêu sách của mình, đó là tự do và công lý”, người này tuyên bố.
Ít phút sau khi thông báo được chủ tịch quốc hội đưa ra, truyền hình nhà nước Syria đã phát cảnh nhiều người dân đổ xuống đường phố Damascus ăn mừng. Nhiều người hò hát với những lá cờ Syria được khoác lên vai.
Tuy nhiên, theo tổ chức Quan sát nhân quyền Syria, những phát súng ăn mừng của những người ủng hộ ông Assad đã khiến ít nhất 3 người thiệt mạng, và hàng chục người bị thương tại thủ đô Damascus.
Cuộc bầu cử chỉ được tiến hành tại khoảng 40% diện tích lãnh thổ Syria thuộc quyền kiểm soát của lực lượng chính phủ.
Video đang HOT
Con số chính thức cho thấy tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 73,42%, tương đương 11,6 triệu cử tri trong tổng số 15,8 triệu người đủ điều kiện đi bầu.
Tuy nhiên Mỹ đã lên án cuộc bầu cử, gọi đó là “một điều đáng hổ thẹn” khi tổ chức một cuộc bầu cử giữa lúc cuộc chiến tranh kéo dài 3 năm đã khiến hơn 162.000 người thiệt mạng, và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Phát biểu tại Beirut, Li-băng hôm thứ Tư, ngoại trưởng John Kerry miêu tả cuộc bầu cử là “một con số 0 lớn”, và hối thúc các đồng minh của Assad là Iran, Nga và nhóm phiến quân Hezbollah chấm dứt chiến tranh.
Ông Kerry cũng công bố khoản viện trợ nhân đạo 290 triệu USD cho Syria và các nước đang đón dòng người tị nạn.
Theo Dân Trí
Năm 2014: Obama thành công hay "rơi vào bẫy"?
Nước Mỹ bước vào năm 2014 với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Mỹ và đạo luật cải cách y tế Obamacare tiến triển tích cực, một số nhà phân tích Mỹ đã bắt đầu đưa ra dự báovề kết quả năm cầm quyền thứ 6 của Tổng thống Barack Obama.
Bứt phá từ thất bại
Nhà phân tích Dean Obeidallah đăng trên tờ The Daily Beast cho biết mặc dù Tổng thống Obama kết thúc năm 2013 với tỷ lệ ủng hộ của cử tri ở mức gần thấp nhất và tỷ lệ phản đối ở mức tồi tệ nhất kể từ khi ông đặt chân vào Nhà Trắng, song vẫn có đầy đủ cơ sở để dự đoán ông sẽ có một năm 2014 thành công nhất kể từ năm 2008.
Năm 2014 đánh dấu năm thứ 6 trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama.
Lý do đầu tiên phải kể đến là nền kinh tế đang dần cải thiện. Một nền kinh tế tốt đồng nghĩa với tỷ lệ ủng hộ ông chủ Nhà Trắng sẽ cao hơn. Hiện nay, nền kinh tế Mỹ dường như đã sẵn sàng cho tăng trưởng. Tỷ lệ thất nghiệp 7% là mức thấp nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama đến thời điểm này, trái ngược với mức 10% hồi nhiệm kỳ đầu.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán đã có một năm tốt nhất kể từ năm 1997, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý III/2013 ở mức cao đáng ngạc nhiên là 3,6% (sau đó đã được Bộ Thương mại Mỹ điều chỉnh lại là 4,1%, mức cao nhất trong vòng 2 năm qua). Các tín hiệu trên đã buộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế hàng đầu thế giới trong năm 2014.
Việc thực thi tốt hơn đạo luật ObamaCare, khiến nhiều người dân Mỹ được hưởng lợi từ đạo luật này thì tỷ lệ ủng hộ của dân chúng dành cho Tổng thống sẽ tăng lên. ObamaCare là lý do hàng đầu đẩy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Obama xuống chỉ còn 43% theo cuộc thăm dò gần đây của kênh tin tức NBC News và tờ Wall Street Journal thực hiện.
Trong cuộc họp báo cuối năm 2013, Tổng thống Obama tuyên bố 2014 sẽ là "Năm hành động". Chắc chắn, Tổng thống Obama sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các việc như cải cách nhập cư và tăng lương tối thiểu. Theo cuộc thăm dò tháng 11.2013 của Viện Gallup, có tới 76% người dân Mỹ ủng hộ tăng lương tối thiểu từ mức hiện tại 7,25 USD/giờ lên 9 USD/giờ.
Ngoài ra, một trong những lý do để nhận định ông Obama sẽ thành công trong năm 2014 là bởi ông không còn cách nào khác là bứt ra khỏi những thất bại của năm 2013.
Các nhà phân tích chính trị Mỹ cho rằng, năm 2013 là năm tệ nhất của ông Obama trong 5 năm ở Nhà Trắng. Một cuộc khảo sát mới nhất của CNN cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông đã giảm mạnh xuống còn 41% so với 56% không đồng tình cách ông điều hành đất nước. Cụ thể là Tổng thống Obama đã hứng chịu nhiều chỉ trích về việc triển khai chương trình cải cách chăm sóc y tế mang dấu ấn của ông, còn được biết tới với cái tên Obamacare.
Tổng thống cam kết rằng Chính phủ sẽ tiếp tục làm việc để sửa chữa những vấn đề mà nhân dân gặp phải. Ông nói rằng "cấu trúc cơ bản của đạo luật đó là làm việc," nhưng thừa nhận rằng việc giới thiệu đạo luật này là một "tiến trình lộn xộn".
Hay sẽ "rơi vào bẫy"?
Tuy vậy, không phải dự báo nào cũng lạc quan. Ông John Fortier thuộc Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng ở Washington cho rằng, 2014 là một năm bầu cử Quốc hội ở Mỹ và đó cũng có thể đem lại một mức độ rủi ro cho Tổng thống Obama. Ông John Fortier nhận định: "Chắc chắn Tổng thống Obama sẽ "rơi vào cái bẫy" mà nhiều vị Tổng thống ở nhiệm kỳ thứ hai đã mắc phải. ây là một chính phủ chia rẽ, trong khi ông Obama lại không được lòng dân chúng mấy. Cuộc bầu cử giữa kỳ thường không đem lại thành quả tốt cho đương kim Tổng thống trong nhiệm kỳ thứ hai hay nhiệm kỳ đầu. Do đó tôi nghĩ có một số thách thức cho Tổng thống Obama".
Các nhà phân tích chính trị Mỹ cho rằng, năm 2013 là năm tệ nhất của ông Obama trong 5 năm ở Nhà Trắng.
Ông Obama hy vọng rằng một thỏa thuận lưỡng đảng về ngân sách vào cuối năm sẽ giúp cho năm 2014 bớt đi những vụ tranh cãi. Thỏa thuận đạt được chỉ vài tuần lễ sau vụ chính phủ đóng cửa làm lung lay niềm tin của công chúng đặt vào khả năng điều hành của Washington.
Thỏa thuận ngân sách đã khiến một số nhà phân tích dự đoán một Washington bớt đối đầu hơn trong năm 2014, khi cả hai đảng tìm cách tranh thủ lại niềm tin của cử tri trước các cuộc bầu cử vào tháng 11. Nhưng có phần chắc là bộ luật chăm sóc sức khỏe của Tổng thống sẽ vẫn là một điểm gây tranh cãi giữa hai đảng.
Ông Stuart Rothenberg- chuyên gia phân tích chính trị độc lập ở Washington cho rằng: " Tất cả các đảng viên Dân chủ ủng hộ đạo luật và trong đa số các trường hợp đã biểu quyết tán thành Obamacare và vì thế mà họ bị mắc kẹt và đi đến độ tổng thống bị suy yếu, cử tri dường như muốn nói, "Tôi sẽ gửi một thông điệp cho ông Barack Obama. Ông không có tên trên lá phiếu giữa kỳ. Cách duy nhất họ có thể làm được là bỏ phiếu chống lại Đảng Dân chủ".
Nhưng ông Rothenberg cũng chỉ ra điểm yếu của phe Cộng hòa đó là đóng cửa chính phủ trong năm 2013.
Kết quả các cuộc bầu cử vào tháng 11.2014 có thể quyết định liệu ông Obama có cơ hội để thực thi nghị trình của ông trong 2 năm cuối nhiệm kỳ tổng thống hay không. Toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện sẽ được bầu lại trong cuộc bầu cử, cùng với 1/3 trong 100 ghế tại Thượng viện và 36 ghế thống đốc tiểu bang. ảng Cộng Hoà hiện đang nắm quyền kiểm soát Hạ viện trong khi Đảng Dân chủ chiếm thế đa số tại Thượng viện.
Theo Dân Việt
Tổng thống Syria tái cử thêm nhiệm kỳ 7 năm Quốc hội Syria thông báo Tổng thống Bassad al-Assad đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/6 để lãnh đạo đất nước thêm một nhiệm kỳ 7 năm nữa. Tân Hoa xã dẫn lời một phát ngôn viên quốc hội Syria cho biết, hơn 1,3 triệu cử tri đã bỏ phiếu bầu ông Assad, chiếm khoảng 88,7% số phiếu. Người ủng...