Tổng thống Syria Assad: Chúng tôi chắc chắn khủng bố đã đến Karabakh
93 lính đánh thuê từ Syria đã thiệt mạng ở Nagorno- Karabakh – khu vực đang diễn ra xung đột giữa Armenia và Azerbaijan.
Truyền thông Nga đưa tin, ngày 6/10, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng các chiến binh từ SAR đang được chuyển đến Nagorno-Karabakh, và chính quyền Syria có thể xác nhận điều này.
Theo báo Spunik, các nguồn tin từ phe đối lập Syria trước đó đã nói với họ rằng, 93 lính đánh thuê từ Syria đã thiệt mạng ở Nagorno-Karabakh – khu vực đang diễn ra xung đột giữa Armenia và Azerbaijan.
Theo đó, thi thể của 53 người trong số họ đã được chuyển giao cho SAR. Một nguồn tin khác trong phe đối lập Syria trước đó nói với báo Sputnik rằng tính đến ngày 1/10, có 322 lính đánh thuê Syria được trang bị kỹ đang hiện diện ở Karabakh.
“Chúng tôi chắc chắn và có thể xác nhận điều này, nhưng không phải vì Syria có bằng chứng. Đôi khi không có bằng chứng, nhưng có dấu hiệu cho thấy điều này” – Tổng thống Assad nói khi trả lời câu hỏi, liệu ông có thể xác nhận rằng những kẻ khủng bố từ các nhóm đã chiến đấu tại SAR đang được chuyển đến khu vực xung đột Armenia-Azerbaijan hay không.
Video đang HOT
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước đó cũng nói rằng 300 chiến binh Syria đã được chuyển qua thành phố Gaziantep của Thổ Nhĩ Kỳ ở Baku.
Theo ông Macron , những người này được xác định, họ thuộc một nhóm hoạt động ở vùng Aleppo. Sau tuyên bố của nhà lãnh đạo Pháp, người đứng đầu Cộng hòa Azerbaijan, Ilham Aliyev, yêu cầu Pháp xin lỗi, đồng thời nhấn mạnh rằng Baku không có lính đánh thuê.
Theo báo Sputnik, về phần mình, Bộ Ngoại giao Nga đã bày tỏ quan ngại về các báo cáo liên quan tới việc chuyển chiến binh của các đạo quân vũ trang bất hợp pháp đến khu vực xảy ra xung đột Nagorno-Karabakh.
Theo Moscow, các nhóm vũ trang bất hợp pháp (khủng bố) đang được đưa tới Karabakh, đặc biệt là từ Syria và Libya, để tham gia trực tiếp vào các cuộc chiến.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad nói với trang báo Nga rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan là người khởi xướng chính của vòng xung đột mới ở Nagorno-Karabakh.
“Ông ta (Erdogan) ủng hộ những kẻ khủng bố ở Libya, ông ta là kẻ chủ mưu và khơi mào cho cuộc xung đột gần đây ở Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia”. – Tổng thống Assad nói.
Nga lo ngại trước việc điều động lính đánh thuê đến Nagorno-Karabakh
Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi, lãnh đạo các quốc gia liên quan thực hiện các biện pháp hiệu quả, để ngăn chặn việc làm này.
Xung đột ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia bùng phát từ hôm 27/9 vẫn tiếp diễn trong mấy ngày qua. Đáng lưu ý, hôm qua (30/9) Bộ Ngoại Giao Nga đã bày tỏ lo ngại trước thông tin về điều động lính đánh thuê đến khu vực này, để trực tiếp tham chiến, gia tăng bất ổn ở khu vực.
Trong thông báo của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: Theo thông tin nhận được, các chiến binh của các nhóm vũ trang bất hợp pháp, đặc biệt là từ Syria, Libya, đang được chuyển đến khu vực xảy ra xung đột Nagorno-Karabakh, để tham gia trực tiếp vào các cuộc chiến. Bộ này nhấn mạnh rằng, theo Nga, các quá trình như vậy dẫn đến leo thang đối đầu hơn nữa và "tạo ra các mối đe dọa lâu dài đối với an ninh của tất cả các nước trong khu vực."
Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi, lãnh đạo các quốc gia liên quan thực hiện các biện pháp hiệu quả, để ngăn chặn việc sử dụng những kẻ khủng bố và lính đánh thuê nước ngoài trong cuộc xung đột và ngay lập tức rút chúng khỏi khu vực.
Bộ Ngoại giao Nga. (Ảnh: Vedomosti)
Trong diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, hôm 30/9, theo sáng kiến của phía EU, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đứng đầu cơ quan ngoại giao EU Josep Borrell đã có cuộc điện đàm và nhấn mạnh, sự cần thiết ngừng bắn ngay lập tức và hoàn toàn tại khu vực xung đột Nagorno-Karabakh, kêu gọi tất cả các nước thực hiện kiềm chế tối đa.
Các bên bày tỏ sự ủng hộ đối với tuyên bố đặc biệt của các đồng chủ tịch nhóm OSCE Minsk vào ngày 27/9, kêu gọi các bên xung đột ngừng leo thang thêm nữa. Cũng theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga, cùng với các cuộc thảo luận tại các cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an LHQ và Hội đồng Thường trực OSCE vào ngày 29/9, vai trò trung tâm của các đồng chủ tịch Nhóm OSCE Minsk trong quá trình đàm phán về dàn xếp Nagorno-Karabakh đã được nhấn mạnh.
Trong khi đó, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev gọi các lời kêu gọi đối thoại với Armenia là không phù hợp, vì theo ông, hình thức quốc tế không thể giúp giải quyết tình hình. Ông cũng hứa rằng sẽ dừng các hành động quân sự ở Karabakh nếu lực lượng Armenia rút khỏi khu vực này hoàn toàn và vô điều kiện.
Trước đó, Armenia và Azerbaijan đã cáo buộc lẫn nhau về việc sử dụng các chiến binh từ Syria trong cuộc chiến ở Nagorno-Karabakh. Yerevan cũng cáo buộc Baku tham gia vào các trận chiến của quân đội và thiết bị Thổ Nhĩ Kỳ.
Cụ thể, theo Bộ Quốc phòng Armenia, chiếc máy bay cường kích Su-25 của Armenia bị rơi đã bị bắn bởi một chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời sự xuất hiện của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực xung đột được Yerevan gọi là điều kiện để sử dụng vũ khí tên lửa chiến thuật chống lại Azerbaijan. Ankara và Baku bác bỏ những cáo buộc này.
Xung đột ở Nagorno-Karabakh bùng phát từ hôm 27/9, quân đội Azerbaijan đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn dọc theo toàn bộ tuyến giáp giới ở Nagorno-Karabakh. Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố rằng, phía Armenia đã bắt đầu cuộc pháo kích vào các khu dân cư trên tuyến giáp giới ở Karabakh và các lực lượng Azerbaijan đang tiến hành một chiến dịch phản công.
Quân đội Armenia nói rằng, Karabakh đã phải hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa và đường không từ Azerbaijan. Pháo hạng nặng, nhiều hệ thống tên lửa phóng, máy bay và xe bọc thép hạng nặng được sử dụng trong các trận chiến. Các bên đã báo cáo về binh sĩ thiệt mạng và xe bọc thép bị phá hủy của nhau, cũng có thương vong trong số dân thường. Tổng động viên và thiết quân luật đã được tuyên bố ở Armenia, thiết quân luật đã được áp dụng một phần ở Azerbaijan./.
"Chảo lửa" Azerbaijan và Armenia: Nguy cơ hình thành Syria thứ hai từ mâu thuẫn kéo dài 100 năm Xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, 2 quốc gia từng thuộc Liên bang Xô Viết tái bùng phát, vùng Nagorno - Karabakh đứng trước nguy cơ trở thành một Syria mới. Xung đột vũ trang giữa Azerbaijan và Armenia tại vùng Nagorno - Karabakh đã bước sang ngày thứ năm. Đây là cuộc chiến có quy mô lớn nhất, nghiêm trọng nhất giữa...