Tổng thống Sudan Bashir giành chiến thắng với số phiếu áp đảo
Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra hồi đầu tháng này với 94,5% số phiếu bầu.
Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 27/4 ở thủ đô Khartoum, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) của Sudan, Mukhtar Al-Sam cho biết ông Bashir, ứng cử viên của đảng Đại hội Nhân dân (NCP) cầm quyền đã giành được 5.252.478 phiếu trên tổng số 6.091.412 số phiếu được kiểm, bỏ xa ứng cử viên thứ hai là Fadl el-Sayed Shuiab của đảng Sự thật Liên bang (FTP) với 79.779 phiếu, tương đương 1,43%.
Theo Chủ tịch al-Asam, đảng NCP cầm quyền cũng giành được số ghế áp đảo với 323 ghế trên tổng số 426 ghế Quốc hội. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong bốn ngày bầu cử là 46%.
Trước đó, các đảng đối lập chính đã tẩy chay bầu cử vì cho rằng cuộc bầu cử này nhằm kéo dài thời gian cầm quyền của Tổng thống Bashir, người đã giữ chức vụ này hơn 25 năm kể từ khi lên nắm quyền năm 1989 sau một cuộc đảo chính được phe Hồi giáo ủng hộ. Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, ông Bashir cam kết cải thiện nền kinh tế, duy trì ổn định.
Tham gia tranh cử Quốc hội và Hội đồng lập pháp bang lần này có 44 đảng phái, trong đó đa số là đồng minh của NCP. Cuộc bầu cử này đã vấp phải sự chỉ trích của quốc tế khi các nước như Mỹ, Anh và Na Uy tuần trước cho rằng Sudan thất bại trong việc tạo ra một môi trường bầu cử tự do và công bằng.
Video đang HOT
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini nhận xét các cuộc bầu cử trên “không thể mang đến kết quả đáng tin cậy do sự thất bại của Chính phủ Sudan trong việc tổ chức đối thoại quốc gia với phe đối lập.”
Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên tại Sudan kể từ khi miền Nam Sudan tách ra thành một quốc gia độc lập vào năm 2011, kéo theo 3/4 nguồn thu từ dầu mỏ.
Cũng từ năm 2011, xung đột xảy ra triền miên tại các bang Nam Kordofan và Blue Nile, trong khi xung đột tại Darfur từ năm 2003 vẫn chưa chấm dứt./.
Theo Vietnam
Lăm lăm súng ống bảo vệ con tê giác trắng đực cuối...
Con tê giác trắng đực cuối cùng đang được bảo vệ cẩn mật 24/24 tại một khu bảo tồn ở Kenya để tránh những kẻ săn trộm
Con tê giác tên Sudan cùng với 2 con tê giác cái khác đang được các cán bộ kiểm lâm của khu bảo tồn Ol Pejeta chăm sóc. Đây là 3 trong số 5 con tê giác trắng cuối cùng còn sót lại.
Sudan trở thành con tê giác trắng đực cuối cùng sau khi một con khác tên Suni qua đời ở Ol Pojeta vào tháng 10 năm ngoái. Sudan được lắp 1 máy phát vô tuyến để bảo đảm an toàn và bị cắt sừng để những kẻ săn trộm không dòm ngó.
"Nhu cầu về sừng tê giác và ngà voi ngày càng tăng. Chúng tôi phải cố gắng chống lại những kẻ săn trộm và chịu những nguy hiểm đến tính mạng khi thi hành nhiệm vụ" - Simor Irungu, cán bộ kiểm lâm của khu bảo tồn Ol Pejeta, nói.
Sudan bị cắt sừng để những kẻ săn trộm khỏi nhòm ngó. Ảnh: CATERS NEWS AGENCY Nhu cầu về sừng tê giác và ngà voi ngày càng tăng. Ảnh: CATERS NEWS AGENCY
Sudan cùng 2 con tê giác cái khác được đưa từ một vườn thú ở Cộng hòa Czech đến khu bảo tồn Ol Pejeta vào tháng 12-2009. Trước nay, Ol Pejeta được chọn mặt gửi vàng vì khá thành công trong việc nuôi dưỡng tê giác đen.
Theo Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF), có khoảng 2.000 con tê giác trắng vào năm 1960. Tuy nhiên, nạn săn bắn trộm đã khiến số lượng loài này giảm mạnh. Đến năm 1980 chỉ còn 15 con và hiện chỉ còn 5 con.
Các nhà khoa học đang cố gắng giúp Sudan giao phối với 1 con tê giác cái nhằm tránh nguy cơ tuyệt chủng nhưng chưa thành công. Sudan năm nay đã 43 tuổi trong khi tuổi thọ của loài này vào khoảng 50.
Bảo vệ an toàn cho những con tê giác trắng cuối cùng này rất tốn kém. Chi phí cho đội bảo vệ 40 người tốn chừng 75.000 bảng cho 6 tháng. Họ được huấn luyện theo tiêu chuẩn quốc tế, được trang bị thiết bị hiện đại như kính nhìn ban đêm, máy GPS... cũng như có chó nghiệp vụ hỗ trợ.
Trước đây, tiền này lấy từ doanh thu du lịch nhưng tình hình bất ổn ở Kenya hiện nay cộng với đại dịch ebola khiến tài chính eo hẹp hẳn.
Sudan trong vòng vây bảo vệ 24/24. Ảnh: Caters News Agency
Ảnh: Caters News Agency Sudan năm nay đã 43 tuổi. Ảnh: Caters News Agency
Trong khi đó, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) khẳng định tê giác đen Tây Phi đã biến mất vĩnh viễn bởi không ai và không thiết bị nào phát hiện chúng từ năm 2006 tới nay.
Sừng tê giác có giá dao động từ 170 bảng Anh đến 541 bảng Anh/kg những năm 1990 nhưng giờ đã tăng lên 40.000-47.355 bảng Anh/kg, theo báo cáo của Quỹ cứu trợ động vật quốc tế (IFAW).
H.Bình (Theo Daily Mail, Independent)
Theo_Người lao động
2 phi công Nga bị bắt cóc ở Darfur, Sudan Phi công Nga mất tích ở Sudan, Đai sứ quán Nga ở Sudan xác thực 2 phi công Nga cùng chiếc máy bay của hãng Utair đã bị bắt cóc ở vùng Darfur. Phát ngôn viên đại sứ quán Nga ở Sudan Artur Safukov cho biết 2 phi công người Nga cùng chiếc máy bay của mình đã bị bắt cóc ở Zalingei,...