Tổng thống Sri Lanka thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử
Thủ tướng được chỉ định của Sri Lanka Ranil Wichremesinghe cho biết Tổng thống Mahinda Rajapaksa thừa nhận thất bại trước ứng cử viên đối lập Maithripala Sirisena trong cuộc bầu cử tổng thống, theo CNN ngày 9.1.
Tổng thống sắp mãn nhiệm của Sri Lanka Rajapaksa Mahinda – Ảnh: AFP
Sri Lanka ngày 8.1 đã tiến hành cuộc bầu cử tổng thống mới với 1.400 điểm bầu cử trên cả nước. Tại cuộc bầu cử lần này, tổng thống sắp mãn nhiệm Rajapaksa tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba, điều chưa từng xảy ra tại quốc gia Nam Á này.
Ông Rajapaksa là đại diện của đảng Tự do Sri Lanka cùng với Bộ trưởng Y tế Maithripala Sirisena, ứng cử viên của đảng Mặt trận Dân chủ Mới, là 2 nhân vật sáng giá nhất trong số 19 ứng cử viên tham gia cuộc đua vào vị trí tổng thống lần này.
Video đang HOT
Theo hiến pháp trước đây của Sri Lanka, tổng thống chỉ được tại nhiệm 2 nhiệm kỳ liên tiếp, nhưng trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông Mahinda Rajapaksa đã sửa đổi hiến pháp để được ứng cử lần 3 và quyết định tiến hành bầu cử trước thời hạn vì tin chắc sẽ thắng cử.
Ứng cử viên Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena – Ảnh: Reuters
Trong khi đó, ông Maithripala Sirisena, là Bộ trưởng Y tế nước này có được sự hậu thuẫn của các đảng phái và lực lượng đối lập của cộng đồng người Tamil, người theo đạo Hồi và đạo Thiên Chúa.
Ngay từ khi thông tin ông Sirisena ứng cử được đưa ra, nhiều người đã cho rằng đây trở thành cuộc đua của ông Rajapaksa và Bộ trưởng Y tế.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Dấu mốc định mệnh
Việc cựu Bộ trưởng Y tế Maithripala Sirisena ứng cử khiến cuộc bầu cử tổng thống ở Sri Lanka không còn có thể diễn biến theo kịch bản và sự đạo diễn của đương kim Tổng thống Mahinda Rajapaksa.
Quốc kỳ Sri Lanka - Ảnh: Reuters
Với sự hậu thuẫn của các đảng phái và lực lượng đối lập, của cộng đồng người Tamil, người theo đạo Hồi và đạo Thiên Chúa, ông Sirisena thậm chí còn có cơ hội đánh bại ông Rajapaksa. Vị tổng thống này đã sửa đổi hiến pháp hiện hành để được ứng cử lần 3 và quyết định tiến hành bầu cử trước thời hạn vì tin chắc sẽ thắng cử.
Sự ứng cử của ông Sirisena, từng là cộng sự thân cận của ông Rajapaksa, tạo thêm lựa chọn chính trị mới cho cử tri và đẩy Sri Lanka tới ngã ba đường mà rẽ theo lối nào thì cũng đều là lựa chọn mang tính định mệnh. Nó cho thấy có sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ đảng cầm quyền của ông Rajapaksa và trong nội bộ xã hội Sri Lanka. Ai thắng cuộc thì cũng chỉ thắng cử với mức độ chênh lệch không lớn.
Cũng vì thế mà mọi vấn đề cấp thiết của nước này chưa thể sớm được giải quyết sau bầu cử. Đó là vấn đề đẩy mạnh phát triển kinh tế, hòa giải dân tộc sau nội chiến, khắc phục bất bình đẳng và bất công giữa các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo, quan hệ với LHQ và các tổ chức quốc tế khác.
Ông Rajapaksa sẽ coi việc duy trì được quyền lực là sự khẳng định đường lối chính sách lâu nay. Còn nếu thắng cử ông Sirisena cũng không thể có được đa số đủ để thay đổi hiến pháp được ông Rajapaksa sửa đổi và sẽ vấp phải sự chống phá quyết liệt từ phe cánh của ông Rajapaksa. Vì thế, mức độ thắng hay thua của hai người này sẽ là nhân tố quyết định hơn cả.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Thế giới tưởng niệm nạn nhân 10 năm sau thảm họa sóng thần Hàng ngàn người dân Indonesia ngày 26/12 đã tổ chức buổi lể tưởng niệm tại tỉnh Aceh, tâm chấn của trận sóng thần tại Ấn Độ Dương năm 2004. Theo tin tức trên BBC, hàng ngàn người dân Indonesia hôm nay 26/12 tổ chức một buổi lể tưởng niệm tại tỉnh Aceh - tâm chấn của trận sóng thần, nơi có gần 170.000...