Tổng thống Sierra Leone tái đắc cử
Ngày 27/6, Chủ tịch Ủy ban bầu cử Sierra Leone, ông Mohamed Kenewui Konneh thông báo Tổng thống nước này Julius Maada Bio đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 với 56,17% số phiếu ủng hộ.
Tổng thống Sierra Leone đương nhiệm bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử tại Freetown, ngày 24/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kết quả bầu cử cuối cùng, đối thủ chính của Tổng thống Maada Bio – ứng cử viên Samura Kamara của đảng Nghị viện Nhân dân (APC) đứng thứ 2 với 41,16% phiếu bầu.
Là cựu quân nhân giải ngũ, ông Julius Maada Bio tham gia Đảng Nhân dân Sierra Leone (SLPP) năm 2005 và đại diện chính đảng này đắc cử tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2018 sau một lần tranh cử thất bại năm 2012. Trong 5 năm qua chính phủ của ông ghi dấu ấn với một số chương trình xã hội sâu rộng, đặc biệt là việc lần đầu tiên áp dụng hình thức giáo dục miễn phí ở cấp tiểu học và trung học cơ sở tại các trường công lập.
Tháng 3/2022, nhân kỷ niệm 40 thiết lập quan hệ ngoại giao, Tổng thống Julius Maada Bio đã có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam.
Về diễn biến sau bầu cử, APC hôm 26/6 đã lên tiếng phản đối khâu kiểm phiếu trong cuộc bầu cử lần này, với cáo buộc Ủy ban bầu cử Sierra Leone thiếu trách nhiệm và minh bạch, đồng thời tuyên bố sẽ không chấp nhận kết quả bỏ phiếu.
Cây cổ thụ mang tính biểu tượng hàng thế kỷ của Sierra Leone bị đổ
Cây bông gòn (cotton tree) cổ thụ được coi là biểu tượng lịch sử của thủ đô Freetown ở Sierra Leone trong nhiều thế kỷ và tượng trưng cho sự tự do của những cư dân đầu tiên ở thành phố này, đã bị đổ sau một trận mưa lớn vào đêm 24/5.
Cây bông gòn cổ thụ bị đổ sau trận mưa lớn tại Freetown, Sierra Leone, ngày 25/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Julius Maada Bio coi việc cây bông gòn này bị đổ là "mất mát lớn đối với quốc gia". Theo ông Julius Maada Bio, cây bông gòn được những người định cư ban đầu từ thế kỷ 18 coi là biểu tượng của sự tự do. Cây bông gòn cao lớn đứng sừng sững giữa trung tâm thủ đô Freetown, gần bảo tàng quốc gia và Văn phòng Tổng thống.
Giới chức thành phố Freetown cho biết cây bông cao 70m này mang tính biểu tượng rất lớn đối với thành phố, là nơi người dân tổ chức lễ tạ ơn vào tháng 11 hằng năm để cầu nguyện và nhiều sự kiện khác.
Cây bông gòn cổ thụ bị đổ sau trận mưa lớn tại Freetown, Sierra Leone, ngày 25/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo truyền thuyết, cây bông gòn đã trở thành một biểu tượng quan trọng từ năm 1792 khi một nhóm nô lệ người Mỹ gốc Phi đã giành được tự do trong Chiến tranh giành độc lập của Mỹ và định cư tại Freetown. Họ đáp xuống bờ biển và đi đến một cái cây khổng lồ ngay phía trên vịnh và tổ chức buổi lễ tạ ơn ở đó để cảm ơn Chúa vì đã giải cứu họ đến một vùng đất tự do.
Hình ảnh cây bông gòn cổ thụ này cũng được in trên các tờ tiền giấy, được ca ngợi trong các bài đồng dao của trẻ em, và Nữ hoàng Anh Elizabeth II khi còn sống đã từng đến địa điểm này vào năm 1961.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tái đắc cử Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis tái đắc cử thêm nhiệm kỳ 4 năm với cam kết thúc đẩy du lịch và cải cách để tăng mức tín nhiệm của Hy Lạp. Thủ tướng Mitsotakis sẽ điều hành Hy Lạp thêm 4 năm. Ảnh AFP Hãng Reuters ngày 26.6 đưa tin đảng Dân chủ mới của Hy Lạp giành chiến thắng trong bầu cử quốc...