Tổng thống Serbia đặt quân đội trong tình trạng báo động, sẵn sàng chiến đấu
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic hôm nay (26/5) đã đặt quân đội nước này trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và ra lệnh cho các đơn vị di chuyển tới gần biên giới với Kosovo.
Tổng thống Serbia. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters và Tanjug, lệnh chuyển quân và báo động chiến đấu được ông Vucic đưa ra sau khi người Serb tại thị trấn Zvecan ở phía bắc Kosovo đụng độ với cảnh sát Kosovo.
Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Milos Vucevic tuyên bố trong một chương trình truyền hình trực tiếp: “Mệnh lệnh yêu cầu quân đội di chuyển đến biên giới với Kosovo đã được đưa ra. Rõ ràng là một cuộc khủng bố chống lại cộng đồng người Serb ở Kosovo đang diễn ra”.
Cảnh sát Kosovo và người Serb – chiếm đa số tại Zvecan, đã đụng độ sau khi một đám đông người Serb tập trung trước tòa nhà chính quyền, cố gắng ngăn không cho thị trưởng người Albania mới đắc cử đi vào văn phòng. Cảnh sát đã bắn hơi cay để giải tán những người biểu tình. Một xe cảnh sát sau đó đã bị đốt cháy.
Cuộc biểu tình diễn ra sau khi các cuộc bầu cử địa phương bị tẩy chay. Khoảng 50.000 người Serb sống ở 4 đô thị phía bắc Kosovo, gồm cả Zvecan, đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu ngày 23/4 để phản đối việc không được hưởng quyền tự trị nhiều hơn. Kết quả là, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ đạt 3,47% và người Serb ở địa phương cho biết sẽ không làm việc với Thị trưởng mới – đều thuộc các đảng của người Albania, tại 4 đô thị trên vì những thị trưởng này không phải là người đại diện cho họ.
Video đang HOT
Trước đó, cảnh sát Kosovo đã ra thông báo cho biết, sẽ hỗ trợ các thị trưởng mới đắc cử vào văn phòng làm việc. Thị trưởng ở Zvecan đã được hộ tống vào văn phòng.
Người Serb ở khu vực phía bắc Kosovo không chấp nhận việc Kosovo tuyên bố độc lập và tách khỏi Serbia hồi 2008 và vẫn coi Belgrade là thủ đô của họ. Người gốc Albania chiếm hơn 90% dân số Kosovo còn người Serb chỉ chiếm đa số ở phía bắc.
Căng thẳng Serbia-Kosovo vẫn tiếp tục bất chấp kế hoạch hòa giải chính trị của EU
Serbia và Kosovo đã cáo buộc nhau từ chối ký một kế hoạch do EU tài trợ nhằm bình thường hóa quan hệ sau nhiều tháng căng thẳng chính trị leo thang.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic (trái), Đại diện cấp cao của EU Josep Borrell và nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti tại cuộc họp ba bên ở Brussels ngày 27/2/2023. Ảnh: EPA-EFE
Serbia và Kosovo đã ngầm chấp thuận một đề xuất của EU nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai bên. Nhưng hiện chưa bên nào chịu ký kết vào thỏa thuận của EU và mọi con mắt đang đổ dồn vào các cuộc đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra trong tháng 3 này.
Cụ thể, đầu tuần này, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic và nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti đã ngầm chấp thuận kế hoạch của EU nhằm chấm dứt nhiều tháng khủng hoảng chính trị và giúp cải thiện quan hệ song phương.
Phát biểu sau khi tổ chức các cuộc hội đàm tại Brussels giữa Tổng thống Serbia Aleksandar Vui và nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh EU Josep Borrell cho biết cả hai bên đã đồng ý "không cần thảo luận thêm" về văn bản do EU đề xuất.
"Hôm nay (27/2) đã đạt được tiến bộ và tôi đánh giá cao các bên vì sự tham gia của họ", ông Borrell nói với các phóng viên mà không có các nhà lãnh đạo Kosovo và Serbia.
Vòng đàm phán mới nhất diễn ra sau nhiều tháng "ngoại giao con thoi", với các nhà ngoại giao cấp cao của EU cho biết đây là lần đầu tiên cuộc đối thoại chuyển từ quản lý khủng hoảng đơn thuần sang các cuộc thảo luận thực tế về bình thường hóa.
Ông Borrell cho biết các cuộc đàm phán tiếp theo của các nhà lãnh đạo Serbia và Kosovo sẽ được tổ chức vào tháng 3 để quyết định về phụ lục, nghĩa là vạch ra các bước để thực hiện thỏa thuận cuối cùng.
Thỏa thuận do EU đề xuất quy định rằng cả hai bên sẽ tôn trọng độc lập, tự chủ, quyền tự quyết, bảo vệ nhân quyền và không phân biệt đối xử. Hai bên cũng đã đồng ý tăng cường hợp tác trong tương lai về các lĩnh vực kinh tế, khoa học và công nghệ, giao thông và kết nối, tư pháp và thực thi pháp luật, y tế, thể thao, bảo vệ môi trường.
Cả Serbia và Kosovo đều muốn gia nhập EU, nhưng khối này tuyên bố rằng trước tiên họ cần giải quyết những tranh chấp của mình. Thỏa thuận cũng yêu cầu hai bên không cản trở các bước gia nhập EU của nhau.
Tuy nhiên, các chi tiết của thỏa thuận do EU làm trung gian vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Sau khi cuộc họp hôm 27/2 kết thúc vào tối muộn, cả ông Kurti và Vui đều đổ lỗi cho nhau vì đã không đạt được tiến bộ theo thỏa thuận.
Tổng thống Serbia đã dội một gáo nước lạnh vào hy vọng thực hiện nhanh chóng thỏa thuận khi nói với truyền thông trong nước rằng ông không thể nhượng bộ và mong đợi "nhiều phiên họp nữa". Tổng thống Vui nêu rõ: "Thật tốt khi chúng tôi đã nói chuyện và tôi tin rằng chúng tôi sẽ có thể vượt qua các động thái đơn phương gây nguy hiểm cho sự an toàn của người dân".
Ông Vui cũng bác bỏ các cuộc đàm phán là "không có gì đặc biệt" và trong khi đồng ý tiếp tục đàm phán, nhà lãnh đạo Serbia nhấn mạnh: "Chúng tôi không có lộ trình. Chúng ta cần ngồi lại và làm việc theo lộ trình".
Về phần mình, ông Kurti có quan điểm tích cực hơn khi nói rằng phía Kosovo sẽ ký thỏa thuận nếu phía Serbia sẵn sàng làm như vậy.
Ông Kurti phát biểu với các phóng viên tại Brussels: "Thật đáng tiếc là chúng tôi đã không ký thỏa thuận hôm nay mặc dù thực tế là tất cả chúng tôi đều đồng ý. Thỏa thuận hoàn toàn thiết lập sự bình đẳng giữa các bên, tính đối xứng và tình láng giềng tốt đẹp".
Ông Kurti nói thêm: "Tôi tin rằng chúng tôi đang đi đúng hướng trong việc bình thường hóa quan hệ với Serbia và trên con đường hướng tới quan hệ láng giềng tốt đẹp của châu Âu".
Gần đây, căng thẳng đã bùng lên vì những vấn đề có vẻ nhỏ nhặt như đổi biển số xe, hay việc bắt giữ một sĩ quan cảnh sát người Serbia của Kosovo. Các nước phương Tây đã lo ngại rằng căng thẳng có thể lan rộng thành một cuộc xung đột mới ở Balkan, nổ ra trong bối cảnh giao tranh Nga - Ukraine bước sang năm thứ hai.
Serbia khẳng định theo đuổi đàm phán "bình thường hóa" với Kosovo Phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Quốc hội, Tổng thống Serbia nhấn mạnh: "Tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) là mối quan tâm sống còn đối với chúng ta." Các binh sỹ NATO tại một trạm kiểm soát trên con đường gần cửa khẩu biên giới Jarinje phía bắc Kosovo, dọc biên giới Kosovo- Serbia, ngày 18/12/2022. (Nguồn:...