Tổng thống Rouhani: Chính sách của Mỹ với Iran sai ngay từ đầu
Ngày 25/9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã chỉ trích mạnh mẽ chính sách thù địch của Mỹ đối với Iran và nói rằng cách tiếp cận của Mỹ đã thất bại
Phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang diễn ra ở thành phố New York, Tổng thống Rouhani cho rằng Mỹ đã tiến hành “chiến tranh kinh tế” chống Iran bằng cách tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương, vốn đã được gỡ bỏ sau khi ký kết thỏa thuận hạt nhân quốc tế vào năm 2015 để đổi lấy việc Tehran ngừng chương trình hạt nhân.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: New York Post
Theo Tổng thống Rouhani, chính sách của Mỹ đối với Iran đã sai ngay từ khi bắt đầu và cách tiếp cận của Washington chống lại những khát vọng của người dân Iran như đã được chứng minh qua rất nhiều cuộc bầu cử chắc chắn sẽ thất bại.
Video đang HOT
Tuy vậy, Tổng thống Iran vẫn để ngõ khả năng đàm phán với Mỹ, song đàm phán phải dựa trên nguyên tắc: “Không có nhà nước và dân tộc nào có thể bị đưa đến bàn đàm phán bằng vũ lực. Không có cách nào tốt hơn là đối thoại.
Tuy nhiên, đối thoại cần được tiến hành theo hai cách. Thứ nhất, phải dựa trên sự bình đẳng, công lý, tính liêm chính và danh dự của con người. Hai là, được thực hiện phù hợp với các quy tắc và tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế.
Nghị quyết số 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không phải là một mảnh giấy. Chúng tôi mời Mỹ trở lại với nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Chúng tôi mời Mỹ quay trở lại bàn đàm phán mà nước này đã từ bỏ”.
Tổng thống Rouhani đồng thời nêu rõ, Iran không muốn có chiến tranh, các biện pháp trừng phạt, những lời đe dọa, sự ức hiếp. Iran chỉ đang hành động theo luật pháp và thực thi các bổn phận của mình.
Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế mà Iran đã ký với Nhóm P5 1, thường được biết đến dưới tên gọi Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran vào tháng trước. Các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn của Mỹ nhắm vào lĩnh vực dầu mỏ và ngân hàng của Iran dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 11 tới./.
Huy Hoàng
Theo VOV1/ Reuters
Iran cân nhắc khả năng từ bỏ thỏa thuận hạt nhân
Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei vừa bày tỏ nghi ngờ đối với khả năng của châu Âu trong việc duy trì thỏa thuận hạt nhân năm 2015 sau sự rút lui của Mỹ, đồng thời ám chỉ, Tehran có thể cũng sẽ từ bỏ thỏa thuận này.
"Chúng ta không có vấn đề gì trong đối thoại với các nước châu Âu nhưng nên từ bỏ hy vọng họ có thể giúp đỡ Iran trong kinh tế hay thỏa thuận hạt nhân. Thỏa thuận này là một biện pháp, không phải mục tiêu. Nếu nó không có lợi cho lợi ích quốc gia, chúng ta sẽ rời bỏ thỏa thuận", lãnh đạo tối cao Ali Khamenei nói với Tổng thống Iran Hassan Rouhani và nội các vào hôm 29-8.
Theo ông Khamenei, Tehran sẽ không thương lượng lại với Mỹ về một thỏa thuận mới do Mỹ đang muốn chứng minh rằng, nước này có thể đưa Iran đến bàn đàm phán bằng chính sách cứng rắn của mình.
Iran không mong chờ nhiều hy vọng từ các nước châu Âu
Với việc Mỹ lần lượt áp đặt lại các biện pháp trừng phạt, chính quyền của Tổng thống Rouhani đang đứng trước áp lực vô cùng lớn trong các vấn đề kinh tế.
Vào hôm 29-8, các nhà lập pháp Iran đã phế truất bộ trưởng giáo dục Iran, điều diễn ra chỉ 3 ngày sau khi bộ trưởng tài chính và kinh tế của nước này chịu số phận tương tự.
Tổng thống Rouhani từng giành được chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử hồi năm 2017 với kế hoạch cải cách kinh tế sau khi được dỡ bỏ trừng phạt, tuy nhiên, căng thẳng leo thang với Mỹ đã khiến mọi kế hoạch của ông dường như phá sản khi tỉ lệ thất nghiệp của Iran đã tăng lên 12% và đồng rial thì mất 2/3 giá trị so với USD trong năm nay.
Tuy nhiên, sự thiệt hại lớn nhất với Iran vẫn còn nằm ở phía trước khi Mỹ đang có kế hoạch tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành dầu mỏ và ngân hàng của nước này vào tháng 11.
Theo anninhthudo
Liệu Iran đang thấm đòn trừng phạt của Mỹ? Những bất ổn trên chính trường Iran dường như cho thấy Cộng hòa Hồi giáo này đang thấm đòn trừng phạt của Mỹ. Trong diễn biến mới nhất liên quan đến sự bất ổn trên chính trường Iran, ngày 26/8 Bộ trưởng Kinh tế Masoud Karbasian đã bị Quốc hội nước này bỏ phiếu bãi nhiệm với lý do thiếu khả năng xử...