Tổng thống Putin tuyên bố sẽ đáp trả hành động “gây hấn” của NATO
Phát biểu trước các nghị sĩ trong phiên họp của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) hôm 22/6, Tống thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ thực thi các biện pháp nhằm đáp trả những luận điệu và hành động gây hấn ngày càng tăng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO tại các khu vực sát sườn Nga
Tống thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AFP)
Phát biểu trước các nghị sĩ Nga trong phiên họp bế mạc của Duma Quốc gia hôm 22/6, Tổng thống Putin chỉ trích phương Tây vì không sẵn lòng xây dựng một “hệ thống an ninh hợp tác và hiện đại” với Nga. Theo đó, ông Putin kêu gọi thành lập một hệ thống an ninh quốc tế “mở” với mọi quốc gia.
“Nga rất cởi mở để thảo luận vấn đề quan trọng này và đã hơn một lần bày tỏ sự sẵn lòng để đối thoại với phương Tây. Nhưng giống như thời kỳ đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2, chúng ta không nhận được bất kỳ sự phản hồi tích cực nào để đáp lại sự sẵn lòng ấy”, Sputnik dẫn lời Tổng thống Putin nói.
Theo ông chủ điện Kremlin, trái lại với thiện chí từ Nga, NATO ngày càng gia tăng các luận điệu và hành động mang tính gây hấn ở các khu vực gần biên giới Nga. “Xét trong điều kiện như vậy, chúng ta có nghĩa vụ phải đặc biệt chú trọng tới việc nâng cao năng lực quốc phòng và tính sẵn sàng chiến đấu của nước Nga”, ông Putin nhấn mạnh.
Video đang HOT
Phát biểu của Tổng thống Putin được đưa ra trong bối cảnh NATO ngày càng có nhiều động thái nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của khối này tại các khu vực sát sườn Nga. Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ từ năm 2014, NATO bắt đầu đẩy mạnh triển khai binh lính và trang thiết bị quân sự tới Ba Lan cũng như các nước vùng Baltic. NATO cho rằng mục đích của những hoạt động này là để bảo vệ khu vực trước “sức mạnh hiếu chiến” của Nga.
Trong các cuộc tập trận quân sự gần đây, gồm Anakonda 2016, Saber Strike và BALTOPS, các thành viên NATO và các đồng minh đã triển khai hàng ngàn binh lính và hàng trăm thiết bị chiến đấu tới các nước gần biên giới với Nga như Ba Lan, Latvia, Lithuania và Estonia để phô diễn sức mạnh quân sự. Tổng thống Putin và giới chức Nga nhiều lần bày tỏ quan ngại trước các động thái mà Moscow gọi là “mang tính khiêu khích” của NATO.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Tổng thống Putin ra lệnh quân đội diễn tập sẵn sàng chiến đấu
Trong khi NATO đang tập trận rầm rộ tại Ba Lan và dự tính gửi thêm lính đến biên giới gần Nga vào năm tới, Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh cho toàn bộ lực lượng thuộc quân đội sẵn sàng chiến đấu.
Lính Nga diễn tập bắn súng cối 120 mm ở Saratov, tháng 8.2015. REUTERS
Lệnh kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu sẽ được áp dụng đối với toàn bộ các quân khu của Nga theo quyết định của Tổng thống Vladimir Putin, TASS dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 14.6.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu ngày 14.6 nói rằng việc kiểm tra đột xuất sẽ bắt đầu từ 7 giờ ngày 14.6 đến ngày 22.6. Các kho vũ khí, cơ quan quân sự đều có thể bị kiểm tra. Ông Shoigu nói việc kiểm tra trong ngày đầu tiên sẽ tập trung vào điều kiện sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị. Các trung tâm chỉ huy cũng có thể bị kiểm tra khả năng hoàn thành nhiệm vụ, khả năng triển khai lực lượng.
Tạp chí Newsweek dẫn lời ông Lukasz Kulesa, nhà phân tích thuộc viện chiến lược Mạng lưới lãnh đạo châu Âu (trụ sở London, Anh) nhận định không phải ngẫu nhiên mà lệnh kiểm tra tình trạng sẵn sàng của quân đội Nga được đưa ra gần thời điểm NATO có cuộc họp thượng đỉnh vào đầu tháng 8.
Máy bay B-52 của Mỹ tham gia tập trận tại Latvia. REUTERS
Ông Kulesa nói chắc chắn lý do đằng sau việc Nga ra lệnh kiểm tra là nhằm đáp lại việc NATO đang tập trận tại các nước Đông Âu và biển Baltic; hơn nữa, đó còn là tín hiệu cho thấy Nga sẽ không bị hội nghị của NATO doạ dẫm.
NATO đang tiến hành cuộc tập trận Anaconda 2016 - cuộc tập trận rầm rộ nhất của các nước phương Tây kể từ thời chiến tranh lạnh đến nay - tại Ba Lan, huy động 31.000 binh lính và hàng ngàn loại khí tài từ 24 nước, kéo dài đến 10 ngày. Cuộc tập trận Saber Strike với hơn 10.000 lính của NATO cũng đang diễn ra tại 3 nước Baltic.
Cùng ngày 14.6, ba nước có tiềm lực quân sự mạnh thuộc NATO là Anh, Đức và Mỹ thông báo sẽ triển khai 3 tiểu đoàn gồm tổng cộng 4.000 lính đến phía đông NATO để "ngăn chặn bất kỳ việc biểu dương sức mạnh nào", giống việc Nga triển khai quân tại Crimea vào năm 2014, theo Reuters.
Phát biểu tại trụ sở NATO ở thủ đô Brussels (Bỉ) ngày 14.6, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon tuyên bố nước này sẽ dẫn đầu một tiểu đoàn và đưa 700 lính đến vùng Baltic và Ba Lan. Pháp sẽ đưa một đại đội 250 lính gia nhập tiểu đoàn của Anh.
Trong khi đó, Đức và Mỹ cũng nói sẽ đưa quân tham gia lực lượng này. Quân Đức dự kiến sẽ được điều đến Lithuania, còn lính Mỹ thì đến Ba Lan, Anh và Estonia từ 6-9 tháng.
Việc triển khai các tiểu đoàn này thuộc kế hoạch răn đe mạnh mẽ hơn của NATO, dự kiến sẽ được thông qua tại hội nghị của khối vào ngày 8.7 ở Warsaw (Ba Lan). Kế hoạch này gồm việc luân phiên triển khai quân, xây dựng cơ sở hậu cần với một lực lượng phản ứng nhanh gồm 40.000 lính.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
NATO tính tăng quân đến sát biên giới Nga Anh, Đức và Mỹ hôm qua đề xuất dẫn đầu một lực lượng mới, thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, ở khu vực gần biên giới Nga từ năm 2017 để răn đe Moscow. NATO tính tăng quân đến sát biên giới Nga để răn đe Moscow. Ảnh minh họa:Reuters. "Anh sẽ dẫn đầu một trong các tiểu đoàn", Reuters...