Tổng thống Putin tuyên bố Nga ‘miễn dịch’ với cấm vận
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào nước này là điều không thể tránh khỏi, song vô tác dụng.
Tổng thống Vladimir Putin tại cuộc họp báo ngày 18/2. Ảnh: AP
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko hôm 18/2, nhà lãnh đạo Nga tuyên bố Moskva không thể tránh được các lệnh trừng phạt của phương Tây, vì chúng không nhằm mục đích thay đổi hành vi của Điện Kremlin. Theo quan điểm của ông, chúng thực chất là một kế hoạch cản trở sự phát triển kinh tế của Nga.
Tuy nhiên, theo kênh truyền hình RT, Tổng thống Putin cảnh báo không có biện pháp trừng phạt mới nào có thể ngăn cản Nga làm những gì họ muốn, bởi vì Moskva đã có kinh nghiệm đối phó với chúng trong nhiều năm.
Trao đổi với người đồng cấp Belarus, ông cho rằng phương Tây sẽ tìm ra mọi lý do, chẳng hạn như tình hình miền Đông Ukraine hiện nay, để cấm vận Nga và Belarus nhằm mục tiêu làm chậm sự phát triển của hai đất nước này.
Video đang HOT
Điện Kremlin xem các biện pháp trừng phạt này là vi phạm luật pháp quốc tế và là công cụ cạnh tranh không lành mạnh của Mỹ cùng các đồng minh.
Ông nêu rõ cách duy nhất để Moskva và Minsk giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt là cùng nhau phát triển hợp tác kinh tế.
Mỹ và các đồng minh châu Âu đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga vào năm 2014 sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ ở Kiev. Đặc biệt, các bên đã tăng cường cấm vận kinh tế đối với Moskva vì quyết định sáp nhập Crimea theo kết quả trưng cầu dân ý của họ. Ukraine cũng như hầu hết thế giới đã nhìn nhận cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp và coi bán đảo này là bị chiếm đóng bất hợp pháp.
Tổng thống Nga: Tình hình tại miền Đông Ukraine đang xấu đi
Ngày 18/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra đánh giá về tình hình tại miền Đông Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại Moskva, Tổng thống Putin nêu rõ "(chúng tôi nhận thấy) tình hình đang xấu đi" ở miền Đông Ukraine. Theo ông, phương Tây và đồng minh "chưa sẵn sàng xem xét nghiêm túc các đề xuất an ninh then chốt".
Tổng thống Nga cho biết đã gợi ý giới chức Ukraine đàm phán với các lực lượng ở miền Đông nước này, đồng thời kêu gọi việc thực thi thỏa thuận Minsk. Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về các yêu cầu an ninh, song cả Mỹ và tổ chức này đều chưa sẵn sàng giải quyết các quan ngại chính của Moskva.
Về phần mình, Tổng thống Lukashenko cho rằng phương Tây đã "thổi phồng" nguy cơ quân sự - chính trị và nỗ lực này dường như đã "không thành công trong hiệp đấu đầu tiên". Theo ông, hiện các nước phương Tây đang bắt đầu "hiệp thứ 2", khiến cả thế giới lo ngại khi cho rằng Ukraine sẽ bị tấn công. Tổng thống Lukashenko khẳng định cả giới chức Nga và Belarus đều "không có những kế hoạch (này)" khi thảo luận với nhau.
Trước đó, Điện Kremlin đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về xung đột gia tăng tại khu vực miền Đông Ukraine. Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nêu rõ những gì đang diễn ra tại Donbass là những thông tin rất quan ngại và có thể là rất nguy hiểm.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi khu vực Donbass xảy ra xung đột ngày 17/2 được đánh giá nghiêm trọng nhất kể từ năm 2015 đến nay. Hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết các nhà quan sát thuộc Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) đã ghi nhận 80 vụ vi phạm lệnh ngừng bắn tại đường ranh giới giữa Nga và Ukraine đến sáng 18/2.
Phát biểu với báo giới cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đánh giá tình hình tại Ukraine vẫn rất đáng quan ngại và ông đã tiếp nhận thông tin về việc có thương vong
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã thảo luận các vấn đề an ninh quốc tế. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ tại cuộc điện đàm, hai bên đã thảo luận các vấn đề chính liên quan an ninh quốc tế cùng quan tâm, trong đó có tình hình Ukraine.
Trong khi đó, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã gặp Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg bên lề Hội nghị An ninh Munich đang diễn ra tại Đức. Tại cuộc gặp, bà Harris nhấn mạnh cam kết của Mỹ với NATO.
Trong những tuần gần đây, Nga đã tiến hành các cuộc tập trận gần khu vực biên giới với Ukraine, song phía Moskva khẳng định các cuộc tập trận này đơn thuần chỉ mang tính phòng thủ và không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào. Bất chấp những tuyên bố của Nga về việc đang di chuyển lực lượng ra khỏi biên giới Ukraine, Mỹ và NATO cho rằng Moskva vẫn tăng cường bố trí quân và có khả năng triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phương Tây cũng có những hoạt động điều chuyển binh sĩ và khí tài quân sự tại khu vực.
Phía Moskva luôn bác bỏ các cáo buộc trên, đồng thời khẳng định đây là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ. Nga cũng cho rằng việc NATO tìm cách mở rộng về phía Đông, trong đó có việc kết nạp Ukraine cũng như đưa vũ khí vào lãnh thổ nước này, đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Moskva. Bên cạnh đó, tuần này, Nga cũng đề nghị Mỹ rút toàn bộ quân khỏi khu vực Trung và Đông Âu.
Tổng thống Putin ra lệnh bắt đầu tập trận răn đe chiến lược bằng tên lửa đạn đạo Tổng thống Putin vừa phát động cuộc tập trận của Các Lực lượng Răn đe Chiến lược Nga với các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo. Máy bay ném bom Su-24 được điều về từ Crimea để tham gia cuộc tập trận. Ảnh: Sputnik Đài Sputnik dẫn thông báo của người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga...