Tổng thống Putin tuyên bố Nga không có “ý đồ xấu” với láng giềng
Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi cộng đồng quốc tế bình thường hóa quan hệ với Nga sau khi phương Tây áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lên Moscow.
Tổng thống Vladimir Putin dự một sự kiện trực tuyến tại Nga hôm 4/3 (Ảnh: Reuters).
“Chúng tôi không có ý đồ xấu, các nước không cần leo thang căng thẳng, áp đặt các biện pháp hạn chế. Chúng tôi vẫn đang thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ”, Tổng thống Putin cho biết hôm nay 4/3.
Ông Putin thừa nhận các lệnh trừng phạt sẽ gây thiệt hại cho Nga, nhưng nền kinh tế Nga vẫn thích ứng được với tình hình hiện tại. Ông cho rằng các nước nên “bình thường hóa” quan hệ với Nga.
“Chúng tôi chỉ cần điều chỉnh một số dự án, củng cố thêm năng lực. Nhưng chúng tôi vẫn sẽ giải quyết các vấn đề mà chúng tôi phải đối mặt. Cuối cùng có khi chúng tôi lại được hưởng lợi từ điều này vì sẽ có thêm năng lực”, ông Putin nói.
Mỹ và nhiều nước trên thế giới gần đây đã tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga nhằm gây sức ép với Moscow khi triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Video đang HOT
Nhà Trắng ngày 3/3 thông báo Mỹ, phối hợp với các đồng minh châu Âu, đã áp lệnh trừng phạt 8 “tài phiệt” Nga, cũng như các thành viên trong gia đình của họ, đồng thời áp đặt các hạn chế về thị thực đối với 19 công dân Nga khác.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào nhiều ngân hàng, cá nhân và hàng hóa nhập khẩu công nghệ của Nga. Mỹ cũng thông báo trừng phạt Tổng thống Putin cùng Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga. Mỹ cho biết việc Bộ Tài chính nước này trừng phạt một nguyên thủ quốc gia là động thái “rất hiếm gặp”.
Các lệnh trừng phạt sẽ đóng băng bất kỳ tài sản nào đặt ở Mỹ của những người nằm trong danh sách. Công dân Mỹ cũng bị cấm mọi giao dịch liên quan đến “bất kỳ tài sản hoặc lợi ích nào” của những cá nhân nằm trong danh sách trừng phạt.
Mỹ, cùng với Ủy ban châu Âu, Pháp, Đức, Italy, Anh và Canada, cuối tuần trước thông báo sẽ loại một số ngân hàng của Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, mạng lưới bảo mật cao kết nối hàng nghìn tổ chức tài chính trên khắp thế giới.
Liên minh châu Âu cũng công bố quyết định trừng phạt Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Nga. Các lệnh trừng phạt bao gồm việc đóng băng tài sản ở châu Âu của các chính trị gia này. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định Tổng thống và Ngoại trưởng Nga không có tài sản ở nước ngoài.
Thụy Sĩ, một quốc gia theo đường lối trung lập từ nhiều năm nay, cũng tuyên bố sẽ phối hợp cùng Liên minh châu Âu trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga.
Tổng thống Putin tuyên bố các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga là vô ích. Ông Putin ngày 28/2 đã ký thông qua sắc lệnh đáp trả các hành động thiếu thân thiện của Mỹ và đồng minh, đồng thời bảo vệ các lợi ích quốc gia của Nga. Điện Kremlin cho biết, sắc lệnh kinh tế đặc biệt này sẽ không phải là đòn đáp trả duy nhất của Nga trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Điều ít biết về "kho báu" khổng lồ của Ukraine
Nguồn tài nguyên lithium phong phú của Ukraine biến nước này trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh Nga mở chiến dịch quân sự tại đây.
Một mẫu quặng chứa lithium (Ảnh: Reuters).
Nằm sâu bên dưới lòng đất ở Ukraine là nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ chưa được khai thác. "Kho báu" này có thể nắm giữ chìa khóa cho một tương lai năng lượng sạch và giàu nguồn thu đối với quốc gia Đông Âu này.
Các nhà nghiên cứu Ukraine suy đoán rằng, khu vực phía đông của nước này chứa gần 500.000 tấn lithium oxit, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất pin xe điện. Nếu số liệu này là đúng, Ukraine sẽ trở thành một trong những nước có nguồn dự trữ lithium lớn nhất thế giới.
Theo New York Times, chiến dịch quân sự của Nga xảy ra đúng vào thời điểm Ukraine, dưới thời Tổng thống Volodymyr Zelensky, đang cố gắng xác định vị trí của mình là một bên đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Đây là bước tiến hóa đối với một quốc gia vốn lâu nay xây dựng nền kinh tế dựa trên than, sắt, titan và các ngành công nghiệp kế thừa khác.
Cuối năm ngoái, Ukraine bắt đầu bán đấu giá các giấy phép thăm dò để phát triển trữ lượng lithium cùng với đồng, coban và niken. Tất cả đều là các tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong công nghệ năng lượng sạch, cần thiết cho việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Việc chuyển đổi này có "tầm quan trọng chiến lược đối với việc định hình vị thế của Ukraine trên trường quốc tế, trong một vai trò mới", Roman Opimakh, người đứng đầu Cơ quan Địa chất Nhà nước Ukraine, cho biết hồi tháng 5/2021 tại một buổi giới thiệu cho các nhà đầu tư toàn cầu.
Tiềm năng sản xuất lithium của Ukraine đã bắt đầu thu hút sự chú ý của thế giới. Vào tháng 11 năm ngoái, European Lithium, một công ty của Australia, cho biết họ đang trong quá trình đảm bảo quyền khai thác đối với hai mỏ lithium tiềm năng ở khu vực Donetsk, miền đông Ukraine và Kirovograd. Công ty này cho biết họ đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp lithium lớn nhất châu Âu.
Vào thời điểm đó, công ty Chengxin Lithium của Trung Quốc cũng nộp đơn xin cấp quyền đối với các mỏ lithium ở Donetsk và Kirovograd, một động thái sẽ giúp công ty này có chỗ đứng đầu tiên ở châu Âu.
Mặc dù lithium không phải là nguồn tài nguyên đặc biệt hiếm, nhưng ở thời điểm hiện tại, lithium được xem gần như là không thể thay thế trong pin. Nhu cầu về lithium dự kiến sẽ tăng vọt khi xe điện được sản xuất, khiến các nhà sản xuất ô tô phải tranh giành để đảm bảo đủ nguồn cung. Giá lithium đã tăng tới 600% trong năm qua.
Ngày càng có nhiều lo ngại rằng nguồn cung lithium cũng như các khoáng chất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng sạch đang nằm dưới sự kiểm soát của một số ít quốc gia. Trung Quốc, Congo và Australia chiếm 3/4 sản lượng lithium, coban và đất hiếm toàn cầu. Đầu tuần này, 17 chuyên gia quân sự đã viết một bức thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tăng cường khả năng tiếp cận khoáng sản.
"Nó có thể không phải là động cơ cho chiến dịch quân sự, nhưng là lý do Ukraine rất quan trọng đối với Nga. Đó là nền tảng khoáng sản, cùng với sản xuất nông nghiệp của quốc gia", Rod Schoonover, nhà khoa học và là cựu giám đốc môi trường và tài nguyên thiên nhiên tại Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, cho biết.
Hàng trăm tên lửa Đức tính gửi cho Ukraine đã hết hạn sử dụng Đức đang lên kế hoạch chuyển thêm 2.700 tên lửa phòng không giúp Ukraine tăng cường năng lực quân sự. Tuy nhiên, một số nguồn tin địa phương nói rằng, hàng trăm tên lửa trong số đó đã hỏng. Nhiều nước cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine (Ảnh minh họa: Falcon). Hãng thông tấn DPA ngày 3/3 dẫn nguồn tin của...