Tổng thống Putin tuyên bố kinh tế Nga khôi phục và chuyển sang phát triển
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/9 tuyên bố nền kinh tế nước này đã phục hồi sau lệnh trừng phạt và đang chuyển sang giai đoạn phát triển.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Phát biểu tại cuộc họp với chính phủ về dự thảo ngân sách liên bang giai đoạn 2024 – 2026, ông Putin nêu rõ: “Tôi muốn nói ngay rằng về một số chỉ số chính, tình hình đang tốt hơn nhiều so với dự kiến trước đó”.
“Chúng ta đã phải chịu đựng một áp lực hoàn toàn chưa từng có từ bên ngoài, áp lực trừng phạt từ phương Tây. Nhưng GDP của Nga đã trở lại mức của năm 2021, và bây giờ điều quan trọng là phải tạo điều kiện để phát triển ổn định, lâu dài hơn nữa”, nhà lãnh đạo Nga nói thêm.
Tổng thống Nga cho biết bất chấp dự báo tiêu cực, GDP của Nga có thể tăng 2,8% vào cuối năm nay: “Vào tháng 4, tăng trưởng GDP năm nay dự kiến là 1,2%, nhưng trên thực tế mức tăng GDP có thể đạt 2,5%, thậm chí 2,8% vào cuối năm 2023″.
Video đang HOT
Ông Putin nhận xét rằng tình hình ngân sách liên bang cũng đã ổn định: “Tổng cộng cho đến nay vẫn có một khoản thâm hụt nhỏ nhưng vào tháng 8, điều này một lần nữa được bù đắp bằng thặng dư”.
Ông Putin thông báo thêm, các khoản thu phi dầu khí của ngân sách Nga năm 2023 cao hơn đáng kể so với số liệu của năm ngoái, trong khi các khoản thu từ dầu khí trong tháng 7-8/2023 đã phục hồi gần bằng mức của năm ngoái.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga cũng thừa nhận một số vấn đề, đặc biệt là lạm phát tăng tốc. Nhưng ông bày tỏ chắc chắn rằng vấn đề này sẽ được giải quyết bằng các quyết định chuyên nghiệp và phối hợp tốt.
Do đó, ông Putin đã giao nhiệm vụ cho Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga thực hiện các biện pháp hỗ trợ đồng nội tệ. Ông nói: “Cần phải hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp kịp thời. Tôi tin tưởng Chính phủ, Ngân hàng Trung ương sẽ làm việc một cách chuyên nghiệp”.
Một tháng trước, Tổng thống Putin tuyên bố rằng Nga đã lọt vào top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới và vượt Đức về sức mua tương đương.
Tổng thống Nga đánh giá thế nào về hội nghị thượng định với châu Phi?
Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ hai được tổ chức theo phương châm "Vì hòa bình, an ninh và phát triển", diễn ra sau một năm rưỡi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ nhất năm 2019. Ảnh: Sputnik
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 28/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài viết với tiêu đề "Nga và châu Phi: Nỗ lực chung vì hòa bình, tiến bộ và tương lai thành công".
Trong bài viết này, ông Putin cho biết, mối quan hệ đối tác giữa Nga và châu Phi có nguồn gốc sâu xa và bền chặt và "luôn nổi bật bởi sự ổn định, tin cậy và thiện chí", đề cập đến sự hợp tác lâu dài của Moskva với lục địa này cùng sự hỗ trợ quy mô lớn cho các nước châu Phi trong giai đoạn khủng hoảng thời Xô Viết.
Theo Tổng thống Nga, hiện nay, mối quan hệ đối tác mang tính xây dựng, tin cậy, hướng tới tương lai giữa Nga và châu Phi đặc biệt có ý nghĩa và quan trọng khi "các trung tâm quyền lực và ảnh hưởng kinh tế và chính trị mới xuất hiện trên thế giới".
"Chúng tôi chắc chắn rằng một trật tự thế giới đa cực mới, những đường nét của nó đã được hình thành, sẽ công bằng và dân chủ hơn. Chắc chắn rằng châu Phi, cùng với châu Á, Trung Đông và Mỹ Latinh, sẽ có vị trí xứng đáng trong đó và cuối cùng sẽ tự giải phóng mình khỏi di sản cay đắng của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới", ông Putin nêu rõ.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết Moskva "ủng hộ việc trao cho các nước châu Phi vị trí xứng đáng trong các cấu trúc quyết định số phận của thế giới, bao gồm Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và G-20, cũng như cải cách các tổ chức tài chính và thương mại toàn cầu theo cách đáp ứng lợi ích của họ".
Đề cập đến mối quan hệ thương mại giữa Nga và châu Phi, ông Putin thông báo: "Kim ngạch thương mại của Nga với các nước châu Phi đã tăng lên vào năm 2022 và đạt gần 18 tỷ đô la Mỹ (USD). Tuy nhiên, tất cả các bên đều nhận thấy rõ tiềm năng của quan hệ đối tác kinh tế và thương mại giữa hai bên còn rất lớn. Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của việc cung cấp lương thực liên tục cho sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị của các quốc gia châu Phi".
Ông Putin đặc biệt đề cập đến Thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen, với mục đích ban đầu là đảm bảo an ninh lương thực cho các quốc gia dễ bị tổn thương ở "Nam bán cầu". Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng mục tiêu chính của thỏa thuận đã không đạt được, với 70% ngũ cốc của Ukraine được đưa đến các nước có thu nhập trung bình cao và cao, trong đó có EU, trong khi các nước nghèo nhận được chưa đến 3% nguồn cung cấp lương thực.
Qua đó, Tổng thống Nga đảm bảo với các quốc gia châu Phi rằng Moskva có khả năng thay thế ngũ cốc của Ukraine cả trên cơ sở thương mại và hỗ trợ: "Bất chấp các lệnh trừng phạt, Nga sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình để cung cấp ngũ cốc, thực phẩm, phân bón và các hàng hóa khác cho châu Phi. Chúng tôi dự định tiếp tục hỗ trợ các quốc gia châu Phi trong việc xây dựng năng lực nguồn nhân lực quốc gia của họ".
Ông Putin cũng nhấn mạnh việc tăng cường quan hệ kinh tế của Nga với châu lục này: "Chúng tôi rất coi trọng Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ hai sắp tới. Chúng tôi hy vọng rằng Hội nghị thượng đỉnh sẽ thông qua một tuyên bố toàn diện, một số tuyên bố chung và thông qua Kế hoạch hành động của Diễn đàn Đối tác Nga - châu Phi đến năm 2026". Ông vạch ra sự cần thiết phải phát triển hơn nữa hợp tác giáo dục, văn hóa, nhân đạo, thể thao và truyền thông đại chúng giữa các quốc gia châu Phi và Nga.
Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2019 và hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần này sẽ được tổ chức theo phương châm "Vì hòa bình, an ninh và phát triển". Hội nghị cũng diễn ra trong bối cảnh sau một năm rưỡi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Đến nay. theo Sputnik, 49 phái đoàn từ các quốc gia châu Phi và các hiệp hội hội nhập khu vực và tiểu khu vực, chẳng hạn như Liên minh châu Phi, đã xác nhận tham gia hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần 2.
Tổng thống Putin nói gì về tương lai của Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen? Moskva có thể gia hạn thỏa thuận khi những trở ngại đối với xuất khẩu nông sản của Nga được gỡ bỏ. Ảnh minh họa. Ngày 13/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa tuyên bố nước này đang xem xét tạm dừng tham gia vào thỏa thuận ngũ cốc do Liên Hợp Quốc dàn xếp cho đến khi những rào cản...