Tổng thống Putin tuyên bố không thả người, 24 thủy thủ Ukraine đối mặt với bản án 6 năm tù
Căng thẳng Nga/Ukraine ngày 3/12 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi phía Moskva từ chối thả các thủy thủ Ukraine, những người sẽ phải đối mặt với bản án 6 năm tù giam.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: The Guardian
Truyền thông Nga dẫn lời luật sư Nikolay Polozov cho biết tất cả 24 thủy thủ Ukraine đã bị cơ quan điều tra Nga cáo buộc xâm phạm trái phép đường biên giới trên biển của nước này và sẽ phải đối mặt với bản án 6 năm tù giam.
Luật sư Nikolay Polozov, người biện hộ cho Thuyền trưởng Rank Hrytsenko, nói: “Các cáo trạng đã được đưa ra đối với các thủy thủ Ukraine hôm 27/11 chiểu theo Mục 3, Điều 322, Bộ luật Hình sự Liên bang Nga (về tội vượt biên trái phép). Giờ chúng tôi mới được biết điều này”. Ông Polozov xác nhận các thủy thủ hiện đối mặt với bản án 6 năm tù giam.
Luật sư này cho hay ông vẫn chưa được gặp các bị cáo, đồng thời khẳng định toàn bộ nhóm thủy thủ Ukraine đang bị giam giữ ở Moskva. Theo ông Polozov, hiện cũng chưa rõ hồ sơ vụ án đã được chuyển tới Moskva hay chưa và ai đang là người đứng đầu cuộc điều tra.
Trước đó, phát biểu sau khi dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi ở Argentina, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố thời điểm này là “quá sớm” để trả tự do cho các thủy thủ và tàu hải quân Ukraine. Ông Putin đồng thời cáo buộc Kiev kích động vụ việc như là một thủ thuật nhắm đánh lạc hướng những rắc rối ở trong nước.
Tổng thống Putin nhấn mạnh việc bắt giữ những thủy thủ và tàu Hải quân Ukraine vi phạm lãnh hải Nga là quyết định cần thiết vì đó là hành động gây hấn có chủ ý.
Khi được hỏi về khả năng tiến hành một thỏa thuận trao đổi tù nhân, người đứng đầu Điện Kremlin tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không tính tới một thỏa thuận trao đổi và Ukraine cũng chưa đề cập tới vấn đề này. Hiện quá sớm để thảo luận về điều đó”.
Ngày 3/12, Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin không có kế hoạch tiến hành một cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko trong vài ngày tới như đồn đoán.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: Sputnik
Ngày 25/11, lực lượng biên phòng Nga đã nổ súng và bắt giữ ba tàu Hải quân Ukraine vì cho rằng xâm phạm vùng lãnh hải ngoài khơi Crimea. Bên cạnh cáo buộc tàu Ukraine đi vào lãnh hải không xin phép và phớt lờ mọi cảnh báo, Cơ quan An ninh liên bang Nga còn tố các tàu của Ukraine đã chuẩn bị sẵn sàng pháo và chĩa nòng vào các tàu Nga trong vụ đụng độ tại Eo biển Kerch.
Nga khẳng định Ukraine không thông báo trước về việc 3 con tàu qua Eo biển Kerch, đồng thời cho biết các tàu của Ukraine đã đi lại một cách nguy hiểm và phớt lờ những chỉ dẫn của phía Nga nhằm kích động căng thẳng, buộc Moskva phải dùng tới vũ lực để ngăn chặn quân đội Ukraine xâm phạm bất hợp pháp vùng biển Nga.
Video đang HOT
Về phần mình, Tổng thống Poroshenko cáo buộc Nga đã nâng cuộc xung đột với Kiev lên một cấp độ mới. Trong bài phát biểu trên sóng truyền hình, Tổng thống Poroshenko nêu rõ: “Sau khi tấn công các tàu quân đội Ukraine, (Nga) đã tiến vào một giai đoạn gây hấn mới”. Theo ông, điều này “làm thay đổi tình hình” vì Nga từng bác bỏ quân đội chính quy có liên quan tới xung đột tại Ukraine.
Ukraine gọi đây là “hành động có chủ định” của phía Nga. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng vụ việc tại Biển Đen là một “sự cố biên giới” và việc Kiev ban bố tình trạng chiến tranh là “một phản ứng thái quá”.
Tàu chở hàng hóa neo tại cảng Mariupol trên biển Azov, phía đông Ukraine ngày 2/12/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine rằng Nga có mưu đồ với các cảng Mariupol và Berdyansk của Ukraine nhằm thiết lập một hành lang trên đất liền giữa Bán đảo Crimea và miền Đông Ukraine do lực lượng đòi độc lập kiểm soát. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định: “Đây là một tuyên bố lố bịch. Chỉ là một mưu toan khác nhằm gây căng thẳng”.
Trước đó, trả lời phỏng vấn Tập đoàn truyền thông Funke Media Group (Đức), Tổng thống Poroshenko đã cáo buộc Nga có kế hoạch xâm chiếm hai thành phố cảng Berdyansk và Mariupol để có được hành lang trên bộ từ Donbass đến Bán đảo Crimea.
Moskva đã nhiều lần phủ nhận Nga can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine.
Theo Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Thế áp đảo của Nga trong tương quan lực lượng với Ukraine
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine trong những ngày vừa qua khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột giữa hai nước, tuy nhiên tương quan lực lượng quân sự cho thấy Moscow dường như đang có lợi thế hơn so với Kiev.
Các binh sĩ và xe tăng thuộc quân khu phía nam Nga tham gia tập trận năm 2016. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 27/11 đã cảnh báo về kịch bản "chiến tranh toàn diện" với Nga sau khi lực lượng vũ trang Nga bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ Ukraine với cáo buộc xâm phạm lãnh hải. Trước đó một ngày, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ông có "cơ sở nghiêm túc để tin rằng Nga sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công trên bộ". Ukraine cũng đặt toàn bộ lực lượng quân sự vào tình trạng báo động cao.
Cũng trong ngày 27/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã bắt đầu "kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu" của các đơn vị quân sự thuộc quân khu phía Nam - khu vực kiểm soát bán đảo Crimea và các vùng biên giới giáp Ukraine. Các xe tải quân sự được nhìn thấy vận chuyển hệ thống phòng thủ tên lửa ven biển 3K60 Bal về phía Crimea.
Ngày 28/11, Nga thông báo sẽ chuyển hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 hiện đại tới Crimea. Giới phân tích phương Tây nhận định một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Nga và Ukraine khó có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp nổ ra xung đột, Ukraine được dự đoán sẽ "lép vế" trước Nga.
Sau khi Liên Xô tan rã vào đầu thập niên 1990, Ukraine sở hữu khoảng 5.000 vũ khí hạt nhân, đưa Ukraine trở thành nước có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Nga và Mỹ. Tuy vậy, một đất nước Ukraine non trẻ không có đủ công nghệ cũng như tài chính để duy trì và vận hành số vũ khí này. Để có thể duy trì mối quan hệ hòa bình với Nga, Ukraine đã bàn giao lại hầu hết các vũ khí hủy diệt hàng loạt, đồng thời phá hủy số vũ khí còn lại để đổi lấy kinh phí.
Binh sĩ
Một binh sĩ Ukraine khai hỏa trong cuộc đối đầu với phe ly khai tại vùng Donetsk năm 2017. (Ảnh: AFP)
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine, lực lượng vũ trang Ukraine gồm khoảng 250.000 người, trong đó có khoảng 204.000 binh sĩ. Con số này hoàn toàn "lép vế" so với Nga.
Năm 2018, lực lượng vũ trang Nga có khoảng 1,9 triệu người, trong đó có khoảng 1.013.628 binh sĩ. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi tiêu quân sự của Nga năm 2017 vào khoảng 66,3 tỷ USD, trong khi con số này của Ukraine là 3,6 tỷ USD.
Xe tăng
Nga là một trong những nước sở hữu lực lượng xe tăng đông đảo nhất thế giới, với khoảng 20.000 chiếc. Chính quyền Ukraine năm 2017 từng thống kê số lượng xe tăng Nga hoạt động ngầm tại Ukraine để ủng hộ các nhóm ly khai là 680 chiếc. Con số này còn nhiều hơn số lượng xe tăng của Anh và Đức cộng lại. Tuy nhiên, Moscow vẫn phủ nhận việc hỗ trợ quân sự cho phe nổi dậy tại Donbass.
Hải quân
Hải quân Ukraine mất phần lớn tàu chiến khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014. Trong vụ đụng độ gần eo biển Kerch mới đây, Ukraine tiếp tục để mất 3 tàu chiến nữa vào tay Nga và hiện chưa rõ khi nào Moscow sẽ trả lại các tàu này cho Kiev.
Mặc dù Nga chỉ có một tàu sân bay duy nhất đang được nâng cấp và tàu này cũng bị hư hại sau sự cố chìm ụ nổi hồi tháng 10 tại xưởng đóng tàu ở Murmansk, song hạm đội biển Đen của Nga vẫn còn hàng chục tàu chiến. Ngoài ra, hải quân Nga dự kiến sẽ tiếp nhận thêm 26 tàu nữa vào cuối năm nay.
Nhà bình luận Michael Bociurkiw từng nhận định trên CNN rằng, Ukraine "chưa chuẩn bị sẵn sàng" để đương đầu với Nga trong một cuộc chiến trên biển. Ông Bociurkiw cho rằng Nga sẽ vấp phải rất ít sự phản kháng từ Ukraine nếu Moscow phát động một cuộc tấn công đổ bộ vào khu vực ven biển Azov.
Máy bay
Sĩ quan tình báo Nga áp giải một thủy thủ Ukraine bị Nga bắt giữ tới tòa án ở Crimea hôm 27/11 (Ảnh: AP)
Khi Nga tiến hành sáp nhập Crimea cách đây 4 năm, Ukraine đã mất hàng chục máy bay. Trong số máy bay còn lại của quân đội Ukraine, nhiều chiếc không có khả năng cất cánh.
Theo một thống kê mới nhất hồi tháng trước, không quân Ukraine hiện còn khoảng 17 máy bay Su-27, 21 máy bay MiG-29 Fulcrum - mẫu máy bay chiến thuật tầm ngắn hạng nhẹ có khả năng sánh ngang với F-16. Ngoài ra, Ukraine cũng có thể huy động thêm 13 máy bay tấn công mặt đất Su-25 Frogfoot, 12 máy bay ném bom Su-24, 46 máy bay huấn luyện L-39 với vai trò tấn công. Ukraine cũng có các máy bay vận tải hạng nặng, máy bay trinh sát và trực thăng.
Theo báo cáo Sức mạnh quân sự Nga 2017 của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Nga, lực lượng không quân Nga sở hữu số lượng khí tài hùng hậu, với 141 máy bay ném bom, 420 máy bay chiến đấu, 345 máy bay tấn công mặt đất, 215 máy bay tấn công, 32 máy bay trinh sát điện tử, 22 máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm, 6 máy bay kiểm soát và chỉ huy, 15 máy bay tiếp dầu, 122 máy bay vận tải hạng nặng và 198 máy bay huấn luyện. Ngoài ra, Nga cũng bắt đầu đưa nhiều máy bay hiện đại hơn vào hoạt động trong năm nay.
Tăng cường sức mạnh
Trong bài viết cho Viện nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, nhà phân tích Denys Kiryukhin hồi tháng 8 cho biết lực lượng của Ukraine đã giảm đáng kể, từ "780.000 binh sĩ, 6.500 xe tăng, 1.100 máy bay chiến đấu và hơn 500 tàu chiến" thời hậu Xô Viết xuống còn "184.000 binh sĩ, gần 700 xe tăng, 170 máy bay chiến đấu và 22 tàu chiến" vào đầu năm 2013.
Tuy nhiên nhà phân tích Kiryukhin lưu ý rằng, "quá trình hiện đại hóa toàn diện lực lượng quân sự của Ukraine, dự kiến hoàn tất vào năm 2020, vẫn đang được diễn ra". Đây được cho là "chương trình cải cách thành công nhất kể từ khi Ukraine trở thành quốc gia độc lập".
Trong bài viết đăng trên tạp chí National Interest hồi tháng 2, chuyên gia Mykola Bielieskov khẳng định "quân đội Ukraine đang mạnh trở lại" sau một thời gian dài im ắng từ năm 2014. Ông Bielieskov trích dẫn số liệu tăng trưởng trong chi tiêu quốc phòng của Ukraine, cùng hoạt động phát triển tên lửa, đồng thời cho biết Ukraine có khoảng "21 máy bay chiến đấu thế hệ 4 có khả năng hoạt động đầy đủ".
Cũng theo chuyên gia Bielieskov, quân đội Ukraine đã tiếp nhận tổng cộng 4.142 xe tăng và xe bọc thép trong năm 2014, 3.227 xe trong năm 2015 và 530 xe trong năm 2016. Ông Bielieskov khẳng định "Ukraine đã thỏa mãn nhu cầu về xe tăng và xe bọc thép".
Do Ukraine chưa phải là thành viên của NATO nên liên minh quân sự này không có nghĩa vụ phải can thiệp nếu xảy ra xung đột giữa Ukraine và Nga. Điều đó đồng nghĩa với việc Ukraine phải tự mình đương đầu với sức mạnh quân sự của Nga.
Tuy nhiên, ngay cả khi NATO can thiệp, các chuyên gia cho rằng những thiếu sót về mặt tổ chức và chiến lược của NATO cũng khiến liên minh này chịu thiệt hại nặng nề khi đối đầu với Nga.
Thành Đạt
Theo Dantri/ Newsweek
Ukraine dọa hủy 40 hiệp định với Nga giữa lúc căng thẳng Chính phủ Ukraine sẽ sớm đơn phương chấm dứt khoảng 40 hiệp định song phương với Nga, Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin cho biết với kênh truyền hình 1 1TV ngày 29/11. Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin (Ảnh: TASS) "Gần đây, chúng tôi đã chấm dứt 48 hiệp định quốc tế (với Nga). Tuy nhiên, điều này phải được thực hiện một cách...