Tổng thống Putin từ chối tiếp chuyện Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Căng thẳng giữa Moscow và Ankara tiếp tục leo thang khi Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Putin đã từ chối tiếp chuyện người đồng cấp Recep Erdogan 2 lần vì Thổ Nhĩ Kỳ không chịu xin lỗi về sự cố bắn hạ máy bay Su-24 Nga.
Theo Telegraph, Trợ lý của Tổng thống Putin – Yuri Ushakov cho biết, ông chủ Điện Kremlin đã từ chối nhận 2 cuộc gọi từ nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan.
Theo đó, nhà lãnh đạo Nga sẽ chỉ bằng lòng tiếp chuyện ông Recep Erdogan khi Ankara lên tiếng xin lỗi về vụ bắn rơi máy bay ném bom tấn công Su-24 của Nga đang làm nhiệm vụ tiêu diệt khủng bố tại Syria.
“Chúng tôi nhận thấy Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định xin lỗi cho sự cố máy bay (Su-24)”, Trợ lý của ông Putin nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Nga Putin đã từ chối tiếp chuyện Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này không chịu xin lỗi về vụ bắn hạ Su-24 của Nga.
Trước đó, theo Telegraph, ngày 27.11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã đưa ra một tuyên bố mang tính hòa giải rằng, ông “rất coi trọng quan hệ của chúng tôi với Nga” và rằng, ông rất muốn gặp Tổng thống Putin vào thứ Hai tuần tới (30.11) trong một hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Paris.
Tuy nhiên, ông Erdogan cũng nhấn mạnh rằng, Tổng thống Putin đang “đùa với lửa’ sau khi giới chức Nga bắt giữ 39 doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ vì các vi phạm visa hôm 26.11.
Video đang HOT
“Họ đang đùa với lửa khi ngược đãi công dân của chúng tôi, những người đã tới Nga”, ông Erdogan cảnh báo.
Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan tuyên bố ông muốn nói chuyện với Tổng thống Putin vào thứ Hai tuần tới (30.11) trong một hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Paris.
Nga ngày 27.11 đã đình chỉ cấp thị thực du lịch miễn phí cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ và cảnh báo rằng, nước này có thể áp dụng các hạn chế đối với những chuyến bay dân sự giữa hai nước. Động thái trên được cho là có thể đẩy căng thẳng Nga – Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Su-24 bị bắn hạ leo thang hơn nữa.
Điện Kremlin cho hay, yêu cầu chính thức từ Thổ Nhĩ Kỳ để tổ chức một cuộc họp được chuyển qua Bộ Ngoại giao và đang được xem xét.
Sự cố Su-24 Nga bị chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hôm 24.11 đang đẩy quan hệ giữa Ankara và Moscow lún sâu vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh.
Su-24 của Nga bị F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn trúng, bốc cháy như “quả cầu lửa” và lao thẳng xuống đất.
Đến nay, Moscow đã công bố một loạt các biện pháp ngoại giao và kinh tế ngày càng khắc nghiệp để trả đũa Ankara bao gồm đình chỉ các dự án đầu tư lớn giữa 2 nước, bắt giữ 39 doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ nhập cảnh vào Nga như khách du lịch. Moscow cũng đe dọa cấm nhập khẩu trái cây và rau quả Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một động thái quyết liệt nhất cho đến nay, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 27.11 tuyên bố Moscow sẽ bỏ chế độ miễn thị thực đối với công dân Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 1.1.2016.
Trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Syria Walid Muallem, ông Lavrov nhấn mạnh: “Chúng tôi ngày càng nghi ngờ về hành động của Ankara cũng như cam kết chống khủng bố của nước này”.
Theo Danviet
Nguyên nhân Su-24 Nga dễ bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ
Su-24 không được thiêt kê để tham gia các cuộc không chiến ma chỉ tâp trung vao nhiêm vu tân công măt đât, nhât la ném bom tầm thâp.
Những đặc điểm của chiến đấu cơ Su-24
Su-24 (phiên hiêu NATO la Fencer - Kiếm sĩ) là máy bay cường kích, phản lực siêu âm thế hệ 3 được Liên Xô phát triển tư giữa những năm 1970-1980.
Đặc trưng vê thiết kế cua Su-24 la cánh cụp cánh xòe: có thể thay đôi 4 góc khác nhau để cất, hạ cánh, bay tuần tiễu và tăng tốc.
Nhơ đo, Su-24 dê cất, hạ cánh trên đường băng ngắn va đạt tốc độ cao (siêu âm) khi bay thấp.
Khoảng 1.400 chiếc Su-24 đa được sản xuất. Hơn 400 may bay vân đang hoat đông trong quân đôi Nga.
Buồng lái đươc thiêt kê cho 2 người ngồi song song: phi công điêu khiên may bay và sĩ quan kiêm soat hoa lưc
Hai động cơ phản lực Saturn/Lyulka AL-21F-3A giup Su-24 đạt tốc độ tối đa 1.550km/h, trần bay 11.000m, tầm bay 2.500km.
Đây la loai động cơ công suât lơn nhưng tiêu thụ nhiều nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng cao.
Su-24 co một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm, cơ số 500 viên để không chiến tầm gần.9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí như tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L...
Để tự vệ, Su-24 chi được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73. Do được đinh hương để tâp trung vao nhiêm vu ném bom cực thấp nên Su-24 không manh khi tac chiên trên không, yêu thê trươc nhưng đôi thu manh như F-16 cua Thô Nhi Ky.
Theo Danviet
"Nga có quyền đáp trả quân sự sau vụ bắn hạ Su-24" Chủ tịch Hạ viện Sergei Naryshkin cho biết, Nga có quyền đáp trả quân sự sau vụ bắn hạ Su-24 hồi đầu tuần này. Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rumani Digi24 hôm 27/11, Chủ tịch Hạ viện Nga Sergei Naryshkin cho biết rằng, nước Nga có quyền đáp trả quân sự sau vụ bắn hạ Su-24 bởi thành viên NATO...