Tổng thống Putin: ‘Tôi là chim bồ câu nhưng có đôi cánh thép’
Tổng thống Nga Vladimir Putin tự ví mình là một chú chim bồ câu nhưng có đôi cánh thép, theo trang Rushincrash (Nga).
Tổng thống Nga Vladimir Putin tự ví mình là một chú chim bồ câu nhưng có đôi cánh thép – Ảnh: AFP
Truyền thông Nga dẫn tin từ báo Kommersant của nước này cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự diễn đàn Valdai tại Sochi, diễn ra từ ngày 19 đến 22.10. Ngay tại buổi đón tiếp, ông Putin đã tự ví mình như một chú chim bồ câu. Câu trả lời thú vị này được đưa ra khi ông nhận được câu hỏi rằng ông là diều hâu hay là bồ câu.
“Tôi là bồ câu nhưng có đôi cánh bằng thép rất mạnh mẽ”, Tổng thống Nga vừa nói vừa giơ hai cánh tay vẫy vẫy để minh họa cho câu trả lời của mình, theo trang Rushincrash ngày 25.10.
Trong chính trị quốc tế, người ta thường dùng thuật ngữ diều hâu để chỉ những người có chính sách ngoại giao, quân sự mạnh mẽ, hiếu chiến. Trong khi đó, bồ câu thường dùng để chỉ những người chủ trương hòa bình, linh hoạt trong các vấn đề về ngoại giao, quân sự…
Tổng thống Putin không chỉ trả lời mỗi câu hỏi đó mà còn nói về chính sách của Nga đối với vấn đề Ukraine. Ông khẳng định Nga sẽ không từ bỏ thỏa thuận Minsk, đồng thời cũng sẽ hỗ trợ cho Tổng thống Ukraine. Ông nói: “Tôi đã là người đầu tiên ủng hộ ông Petro Poroshenko”.
Trên thực tế, các nước phương Tây luôn cáo buộc chính phủ của ông Putin hỗ trợ phe ly khai, gây hấn ở miền đông Ukraine, cũng như chỉ trích quyết định sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của Nga hồi tháng 3.2014. Trong khi đó, Nga bác bỏ những cáo buộc này.
Video đang HOT
Ngoài ra, Nga cũng đã có những bước đi mạnh mẽ và nhanh chóng tại Syria, khi quyết định tiến hành chiến dịch không kích tại đây. Mỹ đã nhiều lần lên tiếng phản ứng về quyết định này của Nga. Tuy vậy, Tổng thống Putin vẫn khẳng định việc Nga không kích ở Syria nhằm mục đích chính là giúp Syria chống khủng bố, đặc biệt là tổ chức IS, và đó cũng là điều kiện cần thiết cho một lộ trình chính trị ở Syria.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Nga đủ tiềm lực tài chính không kích dài hơi ở Syria
Dù kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, Nga vẫn đủ tiềm lực tài chính để duy trì chiến dịch can thiệp quân sự tại Syria trong thời gian dài.
Tiêm kích bom hiện đại Su-34 của Nga tham gia chiến dịch không kích tại Syria. Ảnh: Sputnik
Tờ Financial Times ngày 26/10 dẫn nguồn tin từ các tài liệu phân bổ ngân sách của Nga cho biết chi phí cho các cuộc không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng như hoạt động hỗ trợ của hải quân Nga trên biển Caspian không quá đắt đỏ đối với điện Kremlin, dù nền kinh tế Nga đang suy thoái đáng kể.
Theo tính toán của các chuyên gia quân sự phương Tây, từ khi bắt đầu chiến dịch không kích nhằm vào phiến quân IS tại Syria vào ngày 30/9, Moscow đã chi 80-115 triệu USD cho hoạt động ném bom, bảo dưỡng vũ khí, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như đảm bảo đời sống cho binh sĩ.
Tờ Moscow Times cho rằng con số này là không đáng kể so với ngân sách quốc phòng hàng năm mới được tăng lên khoảng 90 tỷ USD của Nga.
Về những chi phí cụ thể, theo tính toán của tạp chí quốc phòng IHS Jane's, mỗi giờ chiến đấu cơ Nga xuất kích sẽ tiêu tốn khoảng 12.000 USD nhiên liệu, con số này là 3.000 USD đối với các máy bay trực thăng. Với cường độ không kích như hiện nay, Nga phải chi 710.000 USD tiền nhiên liệu, 750.000 USD tiền đạn dược mỗi ngày.
Chi phí để quân đội Nga duy trì sự hiện diện của khoảng 1.500 binh sĩ tại Syria là khoảng 440.000 USD một ngày, nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền 4 triệu USD mà quân đội Mỹ phải chi mỗi ngày để trang trải cho các binh sĩ đóng quân ở Afghanistan.
Cộng thêm các khoản chi cho hoạt động của đội tàu chiến hoạt động trên biển Caspian, quân đội Nga phải bỏ ra 2,3 - 4 triệu USD mỗi ngày. Các chuyên gia của IHS Jane's nhận định con số này không hề lớn đối với ngân sách quốc phòng Nga.
Ngay cả khi Tổng thống Vladimir Putin quyết định kéo dài các hoạt động không kích ở cường độ hiện tại thêm một năm nữa, tổng chi phí cho chiến dịch cũng chiếm chưa tới 3% ngân sách quốc phòng, khi nguồn ngân sách này dự kiến sẽ được bổ sung thêm 51 tỷ USD vào năm 2016.
Financial Times khẳng định với 17 năm tăng liên tục, ngân sách quốc phòng hiện tại có khả năng giúp Nga duy trì một cuộc chiến với quy mô lớn hơn chiến dịch quân sự đang diễn ra tại Syria.
Các binh sĩ Nga được triển khai tới căn cứ quân sự Latakia, Syria. Ảnh: RT
Như vậy Moscow hoàn toàn có tiềm lực tài chính để duy trì các hoạt động không kích phiến quân trong khoảng thời gian dài cho đến khi đạt được các mục đích chính trị như Tổng thống Putin dự kiến.
Giải pháp tiết kiệm
Theo ông Ruslan Pukhov, giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, để đảm bảo được nguồn kinh phí ổn định và dài hơi, quân đội Nga sẽ tiến hành nhiều biện pháp tiết kiệm khác nhau như cắt giảm quỹ lương hiện đang vượt mức cần thiết, giảm bớt các hoạt động diễn tập quân sự và bảo dưỡng vũ khí.
"Quân đội Nga hiện được biên chế khoảng 850.000 quân chính quy. Để động viên binh sĩ, hàng năm Bộ Tài chính Nga vẫn duy trì quỹ lương dựa trên tính toán đối với một triệu quân của Bộ Quốc phòng. Thời gian tới, khoản chi vượt trội này sẽ được cắt hoàn toàn", ông Pukhov cho biết.
Liên quan đến các hoạt động diễn tập quân sự, một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga cho biết chi phí dành cho nhiên liệu và triển khai quân trong các cuộc tập trận của Nga hiện nay cao hơn nhiều so với số tiền chi cho khoảng 30 chiến đấu cơ thực hiện chiến dịch ném bom tại Syria.
Trong năm 2016, Nga sẽ giảm bớt các hoạt động diễn tập đắt đỏ này cũng như hạn chế việc kiểm tra bảo dưỡng máy bay chiến đấu vốn cũng tiêu tốn một số tiền không hề nhỏ trong chi phí quốc phòng, nguồn tin trên cho biết. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga có thể tạm ngừng hoặc triển khai chậm lại một số dự án mua sắm khí tài được đánh giá không cần thiết trong những năm tới.
Một nguồn tin khác từ Bộ Tài chính Nga cho biết, để đảm bảo nguồn kinh phí cho các cuộc chiến có thể xảy ra trong thời gian tới, quân đội nước này cũng đang tính toán giảm bớt chi phí khen thưởng cho các binh sĩ cũng như chế độ đối với cho các quân nhân nghỉ hưu.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Thất vọng với Mỹ, Afghanistan quay sang nhờ Nga diệt IS Cạn dần hy vọng với người Mỹ, lãnh đạo Afghanistan đang tìm kiếm sự giúp đỡ quân sự từ Nga để tiêu diệt lực lượng IS đang hoành hành trên lãnh thổ của mình. Thất vọng với Mỹ, Afghanistan quay sang nhờ Nga diệt IS - Ảnh minh họa: AFP Thương nghị sĩ John McCain cho biết ông đang lo ngại về vị...