Tổng thống Putin tiết lộ trường hợp duy nhất Nga sử dụng vũ khí hạt nhân
Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn một cuộc tấn công từ các quốc gia thù địch.
Tuyên bố này được ông Putin đưa ra trong một phiên họp tại diễn đàn Valdai ở thành phố Sochi, Nga hôm 18/10.
Theo nhà lãnh đạo Nga, học thuyết hạt nhân của Nga cho phép sử dụng loại vũ khí này trong một cuộc xung đột thông thường, nhưng chỉ khi toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ của Nga bị đe dọa.
Ông cũng khẳng định lực lượng hạt nhân của Nga sẽ không phát động một cuộc tấn công trước, nhưng sẵn sàng đáp trả để ngăn chặn cuộc tấn công của các quốc gia đối địch.
Tổng thống Vladimir Putin tại diễn đàn Valdai ở thành phố Sochi, Nga. (Ảnh: Sputnik)
Năm 1993, Matxcơva bỏ cam kết “không là nước sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên” vốn tồn tại thời Liên Xô. Tới năm 2000, Nga phát triển một học thuyết hạt nhân mới, trong đó quy định Matxcơva có thể sử dụng loại vũ khí chết chóc này trong trường hợp phải đối mặt với một cuộc tấn công quy mô lớn từ kẻ thù.
Năm 2010, Nga tiếp tục sửa đổi học thuyết này thành “Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu sự tồn vong của đất nước bị đe dọa”.
Theo Tổng thống Putin, quyết định tấn công Nga bằng vũ khí hạt nhân của bất cứ quốc gia nào cũng có thể chấm dứt sự sống trên Trái đất. Nhưng nhà lãnh đạo nói thêm, không giống như những kẻ xâm lược, người Nga sẽ lên thiên đường.
“Bất cứ kẻ xâm lược nào cũng nên biết rằng sự trừng phạt là điều không tránh khỏi và kẻ đó sẽ bị tiêu diệt. Và vì chúng ta là nạn nhân của hành động xâm lược, chúng ta sẽ lên thiên đường. Trong khi đó những kẻ xâm lược sẽ chết và chúng thậm chí không có cả thời gian để ăn năn”, ông Putin nhấn mạnh.
Video đang HOT
Trong sự kiện này, nhà lãnh đạo Nga cũng đề cập tới hàng loạt các vấn đề quan trọng đang được cả thế giới quan tâm.
Về mối quan hệ với Mỹ, ông khẳng định Tổng thống Trump đã lắng nghe ông và bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ 2 nước bất chấp tình hình chính trị phức tạp của Mỹ cũng như những bất đồng trong quan điểm cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo.
Trong khi đó khi nhắc tới quan hệ Nga-Trung, ông chủ Điện Kremlin nói rằng 2 nước đang ở trong mối quan hệ tốt chưa từng có.
“Chúng tôi đã đạt tới một mức độ hiểu biết lẫn nhau mà theo đánh giá của chúng tôi là chưa từng có”, ông cho hay, nói thêm rằng Matxcơva và Bắc Kinh đang tăng cường trao đổi trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật, không chỉ ở các thương vụ mua bán mà cả chuyển giao công nghệ.
(Nguồn: RT, Sputnik)
Theo VTC
Cuộc đua giành thiện cảm từ Tổng thống Putin của lãnh đạo Trung - Mỹ
Giới phân tích nhận định trong cuộc đua "lấy lòng" Tổng thống Vladimir Putin, Chủ tịch Tập Cận Bình dường như đã thắng thế hơn so với Tổng thống Donald Trump dù hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ vừa dành cho nhau những cái bắt tay nồng ấm tại Phần Lan.
Tổng thống Trump bắt tay Tổng thống Putin tại Phần Lan (Ảnh: Reuters) ỹ -
Việc Tổng thống Trump thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với người đồng cấp Nga đã khiến nhiều người Mỹ không hài lòng. Những gì ông Trump công khai thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Putin ở Helsinki, Phần Lan hôm 16/7 đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trong giới nghị sĩ Mỹ. Tại cuộc gặp được chờ đợi từ rất lâu này, thay vì tin tưởng kết luận của cộng đồng tình báo Mỹ rằng Nga đã can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, ông Trump thể hiện sự đồng tình với quan điểm của Tổng thống Putin rằng Moscow không hề can thiệp.
Xét đến lịch sử mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga, việc nhà lãnh đạo Mỹ có xu hướng kết thân với Tổng thống Putin có thể khiến Bắc Kinh không thoải mái. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định trong mối quan hệ "tay ba" này, Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình có sự gắn kết với nhau bởi nhu cầu chiến lược, cùng với đó là tình cảm cá nhân hữu hảo thực sự.
"Tổng thống Trump đã cho thấy rõ ông là một người hâm mộ Tổng thống Putin. Tuy nhiên mọi người cũng đều hiểu rằng ông Trump thường xuyên thay đổi lập trường của mình. Những nỗ lực kết thân của ông Trump không thể so sánh với bề dày lịch sử cũng như mối quan hệ gần gũi giữa ông Putin và ông Tập", Li Xin, giám đốc trung tâm về Nga tại Viện nghiên cứu đối ngoại Thượng Hải, nhận định.
Trung Quốc và Nga gắn kết với nhau dựa trên các nhu cầu thực tiễn và chính trị. Bắc Kinh muốn nguồn dầu mỏ và khí đốt của Moscow để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong khi đó, Nga cần hơn bao giờ hết trao đổi thương mại và đầu tư từ Trung Quốc sau khi bị phương Tây trừng phạt vì sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Cả Nga và Trung Quốc đều muốn xóa bỏ chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo tại khu vực Trung Á. Ngoài ra, hai nước cũng đều lo ngại tầm ảnh hưởng toàn cầu của Washington.
"Cả hai nhà lãnh đạo (Nga - Trung) đều muốn kiềm chế tầm ảnh hưởng của Mỹ, làm suy yếu các liên minh của Mỹ và thay đổi hệ thống thế giới theo chiều hướng có lợi hơn cho họ", nhà nghiên cứu Bonnie Glaser tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Washington nhận định.
Quan hệ hòa hảo
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao huân chương hữu nghị cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Trump vẫn ca ngợi những kĩ năng chính trị của Tổng thống Putin. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc từ lâu đã công khai thể hiện mối quan hệ hòa hảo của họ.
Trước thềm chuyến thăm tới Trung Quốc hồi tháng 6, Tổng thống Putin đã nhắc lại kỷ niệm tổ chức sinh nhật với rượu vodka và xúc xích cùng Chủ tịch Tập Cận Bình cách đây 5 năm.
"Tôi nghĩ Chủ tịch Tập Cận Bình là người duy nhất trong số tất cả các nhà lãnh đạo thế giới tổ chức sinh nhật cùng với tôi... Tôi chưa bao giờ xây dựng một mối quan hệ gần gũi với bất kỳ nhà lãnh đạo nước ngoài nào, nhưng tôi đã làm điều đó với Chủ tịch Tập", Tổng thống Putin chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc.
Cả Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đều dành thời gian cho người còn lại nhiều hơn dành cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác. Hồi tháng 6, ông Tập Cận Bình đã tặng cho ông Putin "huân chương hữu nghị" đầu tiên và gọi nhà lãnh đạo Nga là "người bạn tốt nhất, thân thiết nhất".
Theo Alexander Gabuev, chuyên gia về quan hệ Nga - Trung tại Trung tâm Carnegie Moscow, nếu đặt trong bối cảnh các nhà lãnh đạo thế giới có thể trở thành những người bạn thực sự của nhau, mối quan hệ giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình được đánh giá ở mức cao. Do vậy, chuyên gia này cho rằng "Trung Quốc không có gì phải lo lắng" về mối quan hệ giữa Tổng thống Putin và người đồng cấp Donald Trump.
Sau hội nghị thượng đỉnh Nga - Mỹ ở Helsinki, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã hoan nghênh mối quan hệ được cải thiện giữa Washington và Moscow. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh hoàn toàn "tin tưởng" vào mối quan hệ song phương với Nga.
"Quan hệ Nga - Trung sẽ không bị tác động bởi bất kỳ nhân tố bên ngoài nào", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Theo nhà bình luận Harry Kazianis, cũng có khả năng một ngày nào đó Mỹ và Nga sẽ bắt tay nhau để đối phó với Trung Quốc nếu sự trỗi dậy của Bắc Kinh gây tổn hại tới lợi ích của Washington và Moscow.
"Mặc dù hôm nay chúng ta (Mỹ) có thể thấy Nga là một nước đối thủ, nhưng ngày mai họ có thể trở thành đối tác của chúng ta trong việc kiềm chế một đối thủ chung", nhà bình luận Kazianis gần đây nhận định.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng viễn cảnh trên ít có khả năng xảy ra trong tương lai gần. Có thể lấy dẫn chứng từ chính những gì Tổng thống Trump vừa mới tuyên bố. Ngay sau khi trở về nước, trước sức ép chỉ trích từ công chúng, ông Trump cho biết ông đã "lỡ lời" trong cuộc họp báo chung với ông Putin ở Phần Lan khi đề cập tới cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Ông Trump khẳng định hoàn toàn tin tưởng tình báo Mỹ và ủng hộ kết luận của họ rằng Nga đã can thiệp bầu cử Mỹ.
Cũng theo các chuyên gia, thay vì xem Tổng thống Trump là nhân tố gây ảnh hưởng tới mối quan hệ với Nga, Trung Quốc có thể nhìn sang một khía cạnh khác là sự chia rẽ ngày càng tăng giữa ông Trump và các đồng minh của Mỹ tại châu Âu.
"So với quan hệ Nga - Mỹ, Trung Quốc có mối quan hệ tốt hơn với cả Washington và Moscow. Trung Quốc có thể hy vọng rằng chuyến đi của ông Trump (tới Phần Lan) không làm thay đổi thực tế đó", chuyên gia Glaser nhận định.
Thành Đạt
Theo Dantri
Nóng: Tổng thống Putin bất ngờ ký sắc lệnh liên quan đến Triều Tiên Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16.10 đã ký sắc lệnh về các biện pháp thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, quy định một số hạn chế trong quan hệ với Triều Tiên. Tổng thống Nga Putin. Sắc lệnh này bao gồm có các biện pháp hạn chế bổ sung đối với các lĩnh vực thương mại,...