Tổng thống Putin thừa nhận có quân nhân người Nga ở Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu thừa nhận có những chuyên gia quân sự Nga tại Ukraine, nhưng khẳng định không triển khai quân đội thường xuyên, theo Reuters ngày 17.12.
Tổng thống Putin lần đầu thừa nhận có quân nhân Nga ở Ukraine, nhưng cho biết họ không phải được triển khai thường xuyên như tố cáo của phương Tây – Ảnh: Reuters
“Chúng tôi chưa bao giờ nói không có người (Nga) thi hành những nhiệm vụ nhất định (ở Ukraine), bao gồm cả lĩnh vực quân sự. Nhưng điều đó không có nghĩa có người Nga thường xuyên ở đó, đây là sự khác biệt”, Tổng thống Putin nói trong buổi họp báo thường niên ngày 17.12 tại Moscow.
Đây được xem là bước ngoặt đáng chú ý, vì trước giờ Điện Kremlin luôn bác bỏ các cáo buộc từ Ukraine và phương Tây khi họ nói Nga đã đổ quân sang giúp nhóm ly khai ở miền đông Ukraine chống chính phủ.
Phương Tây có nhiều bằng chứng cho việc này, điển hình là hai sĩ quan tình báo Nga bị bắt ở thủ đô Kiev của Ukraine, theo The Guardian. Thế nhưng theo Tổng thống Putin, Nga chỉ cử những chuyên gia tình báo hoạt động, không phải gửi lính đến đánh chính phủ Ukraine.
Cuộc xung đột tại miền đông Ukraine tính đến nay đã làm chết hàng ngàn người. Ông Putin nói rằng Nga sẵn sàng thuyết phục nhóm ly khai ở Luhansk và Donetsk bước vào một thỏa thuận ngừng bắn và tìm giải pháp chính trị nơi đây, theo Reuters.
Video đang HOT
Ngoài ra, Tổng thống Nga cũng cho rằng mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Ukraine sẽ còn xấu hơn, mặc dù khẳng định Moscow không áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt kinh tế nào lên Kiev. Trước đó, Nga dọa sẽ kiện Ukraine nếu nước này không trả khoản nợ 3 tỉ USD vào hạn chót là 20.12 năm nay.
Cũng trong cuộc họp báo thường niên hôm 17.12, Tổng thống Putin cũng trả lời các câu hỏi về vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ, quan hệ với Georgia, Mỹ và một số cách nhìn nhận về kinh tế Nga.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Thủ tướng Ukraine đòi Nga trả 1.000 tỉ USD cho vụ sáp nhập Crimea
Chính phủ Ukraine đòi Nga phải trả 1.000 tỉ USD vì vụ sáp nhập Crimea vào Nga và dọa sẽ kiện ra tòa, vụ đòi tiền này làm Moscow ngạc nhiên.
Thủ tướng Ukraine đòi Nga trả 1.000 tỉ USD vụ sáp nhập Crimea - Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Nga Itar TASS hôm qua 15.10 dẫn phát biểu của Thủ tướng Ukraine, Arseniy Yatsenyuk cho biết Kiev sẽ yêu cầu Moscow thanh toán 1.000 tỉ USD cho vụ Crimea và Donbas.
"Chúng tôi có 2 vụ án quan trọng và cả hai vụ pháp lý này đều liên quan đến Nga về việc sáp nhập Crimea và can thiệp vào Donetsk và Luhansk", Itar Tass trích phát biểu của Thủ tướng Yatsenyuk.
Tuy nhiên, không rõ hãng thông tấn của Nga trích phát biểu của ông Yatsenyuk trong dịp nào và ở đâu cũng như số tiền trên được người đứng đầu chính phủ Ukraine đòi cho việc bồi thường cái gì.
Kiev đòi ít nhất 1.000 tỉ USD đối với vụ Crimea, nhưng đây chưa phải là con số cuối cùng mà sẽ được tính toán trong quá trình theo dõi vụ này, Itar TASS dẫn phát biểu tiếp của Thủ tướng Ukraine.
Ông Yatsenyuk còn cho biết thêm các ngân hàng và công ty Ukraine sẽ kiện Nga ở "tất cả các tòa án" mà họ có thể để đòi tiền từ Nga.
Trong khi hãng Sputnik của Nga cho biết Thủ tướng Yatsenyuk phát biểu trong cuộc họp của Quốc hội Ukraine diễn ra hôm nay và 1.000 tỉ USD mà Kiev đòi Moscow là tiền bồi thường "vì mất Crimea và Donbas". Đài RT của Nga thì cho biết ông Yatsenyuk hàm ý 1.000 tỉ hryvnia (tiền Ukraine), tương đương 46 tỉ USD.
Hãng tin Interfax Ukraine ngày 15.10 không nói gì đến vụ đòi 1.000 tỉ USD nhưng trích phát biểu của Thủ tướng nước này nói rằng Kiev sẽ tiến hành "cuộc chiến pháp lý" với Moscow. Hãng thông tấn Ukraine nhắc đến 2 vụ kiện ở Tòa nhân quyền châu Âu được Thủ tướng Ukraine nói đến như "cuộc chiến pháp lý" chống lại Moscow.
Tuy nhiên, vụ đòi tiền này khiến Moscow ngạc nhiên. Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của tổng thống Nga nói điện Kremlin không nghĩ rằng Ukraine lại tính chuyện đòi tiền Nga cho vụ Crimea và cả Donbas.
"Crimea là lãnh thổ của Nga. Donbas là lãnh thổ của Ukraine. Số tiền đòi trả 1.000 tỉ USD này là gì? Thật là khó hiểu", ông Peskov được Sputnik trích dẫn.
Crimea là vùng đất ở miền đông Ukraine đã sáp nhập vào Nga hồi năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ở vùng đất thân Nga này. Mỹ và phương Tây chỉ trích vụ sáp nhập này và trừng phạt bằng lệnh cấm vận kinh tế đối với Moscow.
Donetsk và Luhansk cũng là 2 vùng đất thuộc miền đông Ukraine đang bị lực lượng nổi dậy thân Nga đòi ly khai kiểm soát. Kiev cáo buộc Moscow cung cấp khí tài cho các lực lượng nổi dậy ở đây để chống lại chính phủ Ukraine.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine phải đợi tới năm 2016 Việc Ukraine cần tổ chức các cuộc bầu cử trong năm nay sẽ khiến thỏa thuận ngừng bắn Minsk dời về năm 2016, Reuters dẫn lời Tổng thống Pháp Francois Hollande. Tổng thống Pháp Hollande (trái) bi quan về việc hoàn tất thỏa thuận Minsk cuối năm nay - Ảnh: Reuters "Vấn đề bầu cử sẽ mất nhiều thời gian. Chúng tôi không...