Tổng thống Putin thị sát cuộc tập trận lớn nhất lịch sử hiện đại của nước Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới thao trường Tsugol để thị sát cuộc tập trận quân sự lớn nhất lịch sử hiện đại của nước Nga.
Hãng thông tấn Reuters cho biết, Tổng thống Putin hôm nay đã cùng với các quan chức quốc phòng Nga thị sát cuộc tập trận Vostok-2018 ở trường huấn luyện Tsugol, khu vực Zabaikalsky thuộc vùng Viễn Đông.
“Đây là lần đầu tiên quân đội của chúng ta tiến hành một cuộc diễn tập quy mô lớn và phức tạp như thế này”, Điện Kremlin dẫn lời Tổng thống Putin.
Tổng thống Nga Putin ngày 13/9 đã đến thao trường Tsugol, khu vực Zabaikalsky thuộc vùng Viễn Đông để thị sát quá trình tổ chức cuộc tập trận Vostok-2018 – Ảnh: Tass
Phát biểu trước các binh sĩ, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh, Nga sẽ tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền cũng như để hỗ trợ các đồng minh.
“Nghĩa vụ của chúng ta đối với đất nước và tổ quốc là sẵn sàng bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia khi cần thiết. Do đó, chúng ta sẽ tiếp tục củng cố sức mạnh quân đội, trang bị cho họ những vũ khí và công nghệ tối tân để phát triển các mối quan hệ hợp tác quân sự quốc tế”, ông Putin nói.
Cũng tại thao trường Tsugol, một lễ duyệt binh đã diễn ra với sự tham dự của lực lượng Nga, Trung Quốc, Mông Cổ – Ảnh: Sputnik
Lãnh đạo Điện Kremlin khẳng định Nga là một quốc gia yêu hòa bình, không hề có ý định tiến hành các hành động khiêu khích. “Đó là lí do vì sao chúng tôi đã mời 87 quan sát viên đến từ 59 quốc gia tham dự các cuộc tập trận này. Và tôi chào đón tất cả bọn họ.” – ông Putin cho biết thêm.
Vostok 2018 là cuộc tập trận lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh của Nga, diễn ra từ ngày 11 đến 17/9, huy động hơn 300.000 quân nhân Nga, cùng hàng nghìn binh lính Mông Cổ, Trung Quốc.
Cuộc tập trận này đang phô diễn nhiều khí tài tối tân của các nước, với các bài tập của khoảng hơn 1.000 máy bay quân sự và 36.000 xe tăng.
Cự Giải ( T/h)
Video đang HOT
Theo doisongphapluat
Mỹ không từ bỏ "món hời" Nga
Mỹ tiếp tục nói về "mối đe dọa Nga" và như thường lệ động cơ phía sau vẫn là những món hời lớn cùng những khoản chi tiêu khổng lồ.
Thêm kịch bản đe dọa
Tờ National Review bảo thủ của Mỹ vừa có bài phân tích về chính sách của Nga, đồng thời đề xuất phương sách để Mỹ và NATO có thể chống lại.
Theo tờ báo Mỹ, nước Nga dưới thời Tổng thống Putin đang có tham vọng khôi phục vị thế cường quốc khu vực sau khi Liên Xô sụp đổ, qua đó chỉ ra những "mối đe dọa" từ Nga vẫn thường được báo chí phương Tây đăng tải lâu nay.
National Review cho rằng quá trình ra quyết định của Tổng thống Nga Putin dựa trên 3 nguyên tắc: Thứ nhất, dù làm gì thì cũng phải giúp tăng cường lợi ích của Nga.
Thứ hai, bất kỳ hành động nào cũng nhằm làm suy yếu lợi ích cốt lõi của châu Âu và làm suy giảm sự đoàn kết của phương Tây.
Thứ ba, mọi hành động phải tạo ra hiệu ứng đủ mơ hồ đối với các lợi ích của Mỹ và nhằm che mắt Washington về ván bài mà Moscow đang chơi.
Tổng thống Nga V. Putin
Về cụ thể, tờ báo Mỹ coi hành động của Nga đối với Ukraine là bước đi có thể tiến hành đầu tiên. Theo đó, Moscow có thể "tăng gấp đôi các chiến dịch quân sự ở Ukraine".
Việc mở rộng các hoạt động của Nga ở khu vực này được đánh giá có thể vừa giúp tăng cường vị thế chính trị của Tổng thống Putin ở trong nước, vừa khích lệ nhiều tiếng nói ủng hộ việc tái thiết lập một "trật tự tự nhiên" ở Đông Âu.
Thứ hai, tờ báo Mỹ cho rằng Nga cũng có thể chọn cách thực hiện một chiến dịch hỗn hợp, thâu tóm lãnh thổ ở Biển Baltic.
Có một vài hòn đảo ở đó tồn tại tranh chấp lịch sử giữa một số nước, trong đó có Nga và Thụy Điển. Ví dụ, hòn đảo Gotland hiện nằm dưới sự kiểm soát của Thụy Điển, nước vốn không là thành viên của NATO song lại là thành viên của Liên minh châu Âu (EU).
Việc Nga chiếm giữ hòn đảo này sẽ gây ra một thách thức quân sự với EU mà không nhất thiết gây ra sự đáp trả từ Mỹ. Theo tờ báo Mỹ, trong điều kiện như vậy, Nga chắc chắn có lợi thế quân sự.
Tàu đổ bộ của Mỹ tập trận trên biển Baltic
Việc bố trí hệ thống vũ khí chống tiếp cận/chống xâm nhập như đã làm ở Kaliningrad sẽ tạo cho Moscow ưu thế trên biển và trên không đối với toàn bộ Biển Baltic và do đó có ưu thế tiếp cận hàng hải đối với Ba Lan và 3 nước Baltic.
"Nguy cơ" thứ ba được chỉ ra là việc Nga có thể lôi kéo một thành viên hiện tại của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi quan hệ với Mỹ và các thành viên khác trong NATO căng thẳng, Thổ Nhĩ Kỳ lại đối thoại với Nga và Iran về tình hình an ninh ở Syria. Thực tế này được người Mỹ nhìn nhận như một "cánh cửa" để Ankara "chia tay" NATO và đe dọa gây ra hiệu ứng "domino" đối với các thành viên khác.
Ngoài ba, tờ báo Mỹ cũng nêu ra "viễn cảnh" khác có thể xảy ra như chiếm đất ở Bắc Cực, các hoạt động phá hoại hoạt động của các vệ tinh giám sát của EU, tấn công mạng, cưỡng ép kinh tế thông qua các nguồn cung năng lượng.
Móc túi dân Mỹ và đồng minh?
Xuất phát từ những "mối đe dọa" trên, tờ báo Mỹ cho rằng có một cách thoát khỏi điều dường như chắc chắn xảy ra này nếu Mỹ tiếp tục đầu tư đáng kể vào quân sự, tăng chi tiêu quốc phòng lên 4% (tương đương 760 tỷ USD) từ mức 3,4% hiện nay đồng thời NATO lưu tâm đến lời kêu gọi của Trump để dành 2% GDP cho quốc phòng.
Ngoài ra, cách tốt nhất để đáp lại động thái tiếp theo của Nga, theo tờ báo Mỹ, là dự đoán được hành động mà Nga sẽ tiến hành. Ví dụ, thông qua lịch trình tập trận biểu dương lực lượng ở Biển Baltic và Địa Trung Hải, Mỹ và các đồng minh NATO có thể củng cố các lợi ích của mình và thể hiện quyết tâm không để cho Nga thực hiện hành động "gây hấn".
Mỹ và đồng minh cũng có thể tiến hành tập trận ở đâu đó thuộc khu vực Á-Âu hoặc dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nga như một lời nhắc nhở về những vùng lãnh thổ mà Nga phải bảo vệ.
Trên thực tế thì Mỹ đã và đang tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Ngày 13/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) - đạo luật ngân sách quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay với tổng kinh phí lên tới 717 tỷ USD. Đạo luật này được đánh giá là đề cập trực tiếp quan hệ Nga-Mỹ, trong đó bao gồm một số điều khoản cho thấy thái độ cứng rắn của Mỹ với Nga.
Trong chương 12 của luật ngân sách mới nói về hợp tác với nước ngoài, riêng Nga đã chiếm tới 8 mục. NDAA quy định không chi tiền cho bất kỳ hoạt động nào nếu hoạt động đó cho phép suy đoán rằng Washington công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea.
Binh sĩ và xe thiết giáp Mỹ tại Ba Lan
Ngân sách cũng quy định tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine ở mức 250 triệu USD. Số lượng các cuộc tập trận chung giữa quân đội Mỹ và Gruzia, Ukraine cũng sẽ tăng lên.
Theo NDAA, chậm nhất đến ngày 15/1/2019, Tổng thống Mỹ phải đệ trình các ủy ban chuyên trách của Quốc hội bản báo cáo về việc Nga có vi phạm Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm ngắn và tầm trung (INF) ký ngày 8/12/1987 hay không.
Theo Hiệp ước này, Nga và Mỹ có trách nhiệm tiêu hủy tên lửa hành trình tầm ngắn và tầm trung của mình, về phía Nga là tên lửa RSD-10, R-12 và R-14, và về phía Mỹ là Tomahawk, Pershing-2.
Trong luật mới, Quốc hội Mỹ cho rằng Nga đã vi phạm Hiệp ước, thực hiện các chuyến bay thử, sản xuất và sở hữu các hệ thống tên lửa bị cấm. Do đó Mỹ có quyền dừng thi hành một phần hoặc toàn bộ Hiệp ước khi Nga tiếp tục vi phạm.
Nga khai hỏa tên lửa Iskander-M trong cuộc tập trận Zapad-2017
Luật cũng nói về sự cần thiết phải bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu để đáp trả lại những vi phạm từ phía Nga. Bên cạnh đó, đến ngày 31/12 tới, Tổng thống Mỹ phải báo cáo với Quốc hội về việc Moskva có đồng ý công bố kết luận theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công (START) hay không.
START được ký năm 2010 và có hiệu lực từ năm 2011 cho đến hết năm 2021. Theo luật ngân sách quốc phòng, Mỹ muốn biết START có áp dụng cho tên lửa xuyên lục địa "Sarmat", tên lửa có cánh X-101, tàu ngầm không người lái "Status-6" và tên lửa siêu thanh Avangard, hay không.
Phản ứng trước NDAA, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova sau đó tuyên bố nước này sẽ áp dụng mọi biện pháp nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Theo bà, ngân sách quốc phòng của Mỹ chứng tỏ chính sách Washington sử dụng vũ lực để tăng cường vai trò chi phối thế giới. Việc Mỹ tăng đáng kể ngân sách quốc phòng, lên mức kỷ lục trong 15 năm, tác động tiêu cực tới hệ thống an ninh quốc tế hiện nay.
Bà Zakharova cũng lưu ý trong ngân sách quân sự của Mỹ có những khoản cấp kinh phí cho các hoạt động "chống Nga", và các biện pháp tương tự của Washington đang cản trở nỗ lực đưa quan hệ Nga-Mỹ thoát khỏi bế tắc, trở lại xu hướng xây dựng.
Đông Triều
Theo baodatviet
Lầu Năm Góc nhăm nhe tấn công các lực lượng Nga ở Syria Mỹ đang suy tính các lựa chọn quân sự để tấn công Syria nếu chính quyền Assad sử dụng vũ khí hóa học ở Idlib. Các mục tiêu tấn công của Mỹ không chỉ bao gồm quân đội Syria mà còn lực lượng Nga, Iran trong khu vực, báo Mỹ Wall Street Journal cho biết. Nhắm vào các lực lượng Nga ở Syria?...