Tổng thống Putin: Tên lửa Nga có sức mạnh tương đương vũ khí hạt nhân
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố các hệ thống tên lửa Oreshnik mới của Nga có sức mạnh tương đương vũ khí hạt nhân nếu được sử dụng đồng thời.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).
“Hệ thống Oreshnik, vốn đã chứng minh được khả năng của chúng, rất mạnh. Tôi muốn nhắc lại điều đó và các chuyên gia đã biết điều đó. Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga ở đây, ông ấy tin như vậy và đã nói với tôi về điều đó”, Tổng thống Putin phát biểu tại cuộc họp hội đồng Bộ Quốc phòng Nga hôm 16/12.
Theo nhà lãnh đạo Nga, việc sử dụng đồng thời các hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới có sức mạnh tương đương vũ khí hạt nhân.
“Trong trường hợp sử dụng phức tạp, sử dụng nhóm nhiều hệ thống cùng lúc, nó sẽ tương đương với vũ khí hạt nhân”, ông Putin cho biết.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Putin khẳng định vũ khí này “không phải vũ khí hạt nhân”, không có nhiên liệu hạt nhân, không có thành phần hạt nhân.
Theo tổng thống Nga, đây là yếu tố rất quan trọng để quyết định loại vũ khí nào sẽ sử dụng trong bối cảnh hiện đại.
Phát biểu tại cuộc họp có sự tham gia của các quan chức quốc phòng, Tổng thống Putin tuyên bố hệ thống tên lửa Oreshnik là một phần quan trọng trong các biện pháp đáp trả của Moscow đối với quyết định triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở Tây Âu.
Ông Putin cáo buộc Mỹ đang phát triển các hệ thống tầm trung và có ý định triển khai chúng ở châu Âu và châu Á, làm suy yếu an ninh của Nga.
“Mục tiêu ưu tiên của chúng tôi là đảm bảo phát hiện nhanh chóng các vụ phóng tên lửa như vậy và đánh chặn chúng. Đồng thời, chúng tôi cần xử lý tất cả vấn đề liên quan đến sản xuất hàng loạt và triển khai các hệ thống tấn công tương tự được sản xuất trong nước, bao gồm cả các hệ thống siêu vượt âm”, Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Vào tháng 11, Nga đã phóng tên lửa Oreshnik vào thành phố Dnipro của Ukraine để đáp trả các vụ tấn công của Kiev bằng vũ khí tầm xa của phương Tây vào Nga.
Tổng thống Putin ngay sau đó cho biết đây là tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới được thử nghiệm trong điều kiện tác chiến. Tên lửa này có tốc độ gấp 10 lần âm thanh, khiến nó gần như không thể đánh chặn.
Mặc dù không phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng Oreshnik vẫn có khả năng gây ra sự hủy diệt lớn mà không cần sử dụng năng lượng hạt nhân.
Vào tháng 11, Nga đã chính thức sửa đổi học thuyết hạt nhân, hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân. Theo tài liệu này, Moscow có quyền triển khai kho vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường nếu cuộc tấn công đó gây ra “mối đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và/hoặc toàn vẹn lãnh thổ của Nga”.
Tổng thống Putin đã cảnh báo việc sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp sẽ “thay đổi đáng kể bản chất” của cuộc xung đột ở Ukraine. Ông cũng nhấn mạnh các hệ thống vũ khí tinh vi như vậy không thể được vận hành nếu không có sự tham gia trực tiếp của lực lượng NATO.
Tổng thống Lukashenko tự nhận Belarus sở hữu vũ khí mạnh hơn tên lửa Oreshnik
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko xác nhận rằng vũ khí hạt nhân hiện diện ở Belarus và mạnh hơn nhiều so với tên lửa Oreshnik.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại một hội nghị ở Saint Petersburg ngày 29/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà lãnh đạo Belarus Lukashenko đưa ra phát biểu này vào hôm 10/12. Ông nói rõ: "Tôi đã mang một số đầu đạn hạt nhân về". Bên cạnh đó, ông nhận xét: "Đây là vũ khí hạt nhân chiến thuật, có lẽ mạnh hơn Oreshnik gấp năm lần".
Tổng thống Lukashenko tiết lộ thông tin này khi nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến kế hoạch hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik tại Belarus vào nửa cuối năm 2025. Mặc dù bản thân hệ thống Oreshnik không được phân loại là hạt nhân, nhưng nó sở hữu hỏa lực đáng gờm.
Thảo luận về tác động của việc sử dụng vũ khí hạt nhân, Thổng thống Lukashenko nhấn mạnh đến trách nhiệm to lớn liên quan: "Kể từ Hiroshima và Nagasaki, không ai nhấn nút hạt nhân. Ngay cả những quốc gia hùng mạnh nhất, chứ đừng nói đến Belarus".
Tuy nhiên, ông cảnh báo các đối thủ không được vượt qua biên giới Belarus, tuyên bố rằng bất kỳ hành động xâm lược nào cũng sẽ phải đối mặt với phản ứng ngay lập tức, bất kể loại vũ khí nào liên quan.
Tổng thống Putin vào ngày 7/12 lưu ý rằng việc triển khai tên lửa Oreshnik tại Belarus không đòi hỏi nhiều chi phí, song lưu ý cần giải quyết một số vấn đề kỹ thuật trước khi triển khai. Trước đó cùng ngày, Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Belarus Lukashenko đã ký hiệp ước bảo đảm an ninh chung tại Minsk.
Về phần mình, Tổng thống Belarus Lukashenko ngày 10/12 cho biết rằng hệ thống Oreshnik được triển khai tại Belarus sẽ sử dụng tên lửa do Nga cung cấp, nhưng bệ phóng được sản xuất ở địa phương. Theo nhà lãnh đạo Belarus, có hơn 30 địa điểm đang được xem xét để bố trí Oreshniks tại quốc gia này. Ông nhấn mạnh rằng, theo thỏa thuận với Moskva, Minsk có quyền xác định các mục tiêu cho các cuộc tấn công tiềm năng bằng tên lửa mới.
Phó tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Belarus - ông Sergey Lagodyuk, trước đó đã giải thích rằng quyết định triển khai Oreshniks tại quốc gia này là nhằm phản ứng trực tiếp đối với kế hoạch của Mỹ bố trí tên lửa tầm trung tại Đức. Tổng thống Lukashenko cũng nhắc lại điều này, đồng thời bổ sung rằng đất nước ông cần Oreshniks để tăng cường năng lực chiến lược của mình.
Tổng thống Putin nói Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus, động thái có khả năng gây leo thang căng thẳng với NATO. Phát biểu trên truyền hình ngày 25.3, Tổng thống Putin cho biết Nga sắp xây dựng xong một cơ sở lưu trữ đặc biệt dành cho vũ khí hạt nhân tại Belarus...