Tổng thống Putin sẽ thăm Cuba, Argentina và Brazil
Tông thông Nga Vladimir Putin vao tuân tơi se băt đâu chuyên công du keo dai 6 ngay đên cac nươc châu My Latin, gôm Cuba, Argentina va Brazil, môt đông thai đươc đanh gia la nhăm đôi pho vơi viêc phương Tây cô lâp Nga vi đa can thiêp vao Ukraine, theo AFP.
Tông thông Nga Vladimir Putin – Anh: Reuters
Điên Kremlin hôm 4.7 thông bao điêm dưng chân đâu tiên cua ông Putin trong chuyên công du la tai Cuba vao ngay 11.7, nơi ông se găp Chu tich Raul Castro va cưu Chu tich Fidel Castro, nay đã 87 tuổi.
Theo dư kiên, tông thông Nga va chu tich Cuba se ban vê hơp tac năng lương, vân tai, hang không, không gian va y tê.
Trươc khi chuyên thăm diên ra, Quôc hôi Nga vao hôm 4.7 cung đa bo phiêu thông qua viêc xoa bo 90% khoan nơ tri gia hơn 35 ti USD ma Cuba đa vay tư thơi Liên Xô, đông thơi phê duyêt đê xuât dung khoan con thiêu cho cac dư an đâu tư tai Cuba.
Theo lich trinh, tư Cuba, ông Putin se tiêp tuc bay đên Argentina đê thao luân vê thương mai va năng lương vơi Tông thông Cristina Kirchner, trươc khi tham dư hôi nghi thương đinh cua nhom BRICS – gồm các nền kinh tế lớn đang phát triển là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – ơ Brazil.
Video đang HOT
Tông thông Nga dư kiên cung se găp gơ lanh đao Trung Quôc, Ân Đô va Nam Phi bên lê hôi nghi, theo thông bao cua Điên Kremlin.
Theo TNO
Mưu đồ xé nát liên minh Mỹ-Nhật-Hàn của Trung Quốc
Chuyến thăm của ông Tập được coi là một nỗ lực khoét sâu mâu thuẫn Nhật-Hàn vì lợi ích của TQ.
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du tới Hàn Quốc, một đồng minh quan trọng của Mỹ, một động thái cho thấy dường như Trung Quốc đang muốn phá tan liên minh của Mỹ ở Đông Bắc Á để thiết lập một cấu trúc an ninh mới trong khu vực dưới "chiếc ô" của Trung Quốc.
Trước đây, các lãnh đạo Trung Quốc thường tới thăm Triều Tiên trước khi sang Hàn Quốc, song lần này ông Tập đã phá lệ khi tới Seoul trước. Ông Tập chưa hề có chuyến thăm nào tới Triều Tiên, và ông cũng không hề mời nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới Bắc Kinh.
Chủ tịch Tập Cận Bình đang có chuyến công du tới Hàn Quốc
Chuyến thăm Hàn Quốc của ông Tập diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc và Nhật Bản (hai đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Á) đang có những bất đồng liên quan đến tranh chấp quần đảo Dokdo và động thái giải thích lại hiến pháp mới đây của Nhật. Thực tế này khiến cho toan tính kéo Hàn Quốc ra khỏi quỹ đạo Mỹ của Trung Quốc càng có cơ hội thành công hơn.
Ông Chun Yungwoo, cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak nhận định: "Ông Tập không thể bỏ lỡ thời cơ để khoét sâu vào sự lạnh nhạt trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Thời điểm diễn ra chuyến thăm này chứng tỏ Trung Quốc đang cố kéo Hàn Quốc ra khỏi Mỹ và Nhật Bản càng xa càng tốt."
Tuy nhiên ông Chun cũng cho rằng mặc dù có những bất đồng về mặt lịch sử với Nhật Bản liên quan đến thời kỳ xâm lược và nô lệ tình dục trong Thế Chiến II, song Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng sẽ không sa vào "toan tính thâm sâu" của Trung Quốc một cách dễ dàng.
Theo chuyên gia này, bà Park biết rõ rằng mục tiêu của ông Tập trong chuyến thăm lần này nhằm chia rẽ Mỹ với Hàn Quốc, đất nước nơi gần 30.000 lính Mỹ đang đồn trú, và bà sẽ không chấp nhận điều đó.
Lính Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc
Ngoài ra, một chuyên gia ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đã thừa nhận rằng Bắc Kinh và Seoul vẫn còn những bất đồng sâu sắc liên quan đến vấn đề Triều Tiên. Hàn Quốc muốn ông Tập sử dụng đòn bẩy kinh tế của mình để buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân. Trong khi đó, lo sợ xảy ra bất ổn ở Triều Tiên, Trung Quốc sẽ rất khó có thể chấp nhận yêu cầu này.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ ở Washington cũng dõi theo chuyến thăm của ông Tập tới Hàn Quốc với một tâm trạng bất an. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Daniel Russel hồi tháng trước đã tuyên bố trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện rằng chuyến thăm này của ông Tập là "một dấu mốc lớn".
Tuy nhiên Mỹ vẫn tin rằng dù còn tồn tại một số vấn đề, quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ vẫn gìn giữ được nền tảng vững chắc và không dễ gì phá bỏ được.
Mỹ cũng tin rằng đây là một nỗ lực nữa của Trung Quốc nhằm phát một thông điệp tới Mỹ rằng Trung Quốc đang muốn định hình lại cấu trúc an ninh trong khu vực, trong đó Trung Quốc đóng vai trò cầm trịch. Muốn làm được điều đó, Trung Quốc phải tìm mọi cách phá vỡ liên minh Mỹ-Nhật-Hàn ở Đông Á, và họ đang nhắm đến mắt xích quan trọng là Hàn Quốc.
Trung Quốc đang muốn lập một cấu trúc an ninh mới mà không có Mỹ ở Đông Á
Ở Trung Quốc, chuyến công du của ông Tập được quảng bá như là một bước đột phá để tăng cường mối quan hệ "nồng ấm" giữa Bắc Kinh và Seoul, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Trong khi kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Hàn Quốc ngày càng tăng nhanh, giá trị giao dịch thương mại giữa Mỹ với Hàn Quốc vẫn chỉ giẫm chân tại chỗ ở mức 125 tỉ USD.
Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát mới được thực hiện gần đây, Trung Quốc còn phải làm rất nhiều điều mới có thể chiếm được tình cảm của người dân Hàn Quốc. Khảo sát này cho thấy đa phần người dân Hàn Quốc coi Trung Quốc là một "mối đe dọa" trong khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Đa số người dân Hàn Quốc được hỏi trả lời rằng Mỹ vẫn là quốc gia nổi tiếng nhất đối với họ và là đồng minh quan trọng nhất với Hàn Quốc trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
Theo Khampha
Obama thăm châu Âu và sự va chạm giá trị Đông-Tây Với lịch sử dài các cuộc đấu tranh vì dân chủ ở châu Âu có trong tâm trí, Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa bắt đầu chuyến công du kéo dài 1 tuần lễ tới Ba Lan, Bỉ và Pháp. Theo trang Democracy Digest, đây là chuyến đi mà Obama hy vọng ông sẽ thuyết phục được cả thế giới rằng Mỹ vẫn...