Tổng thống Putin sẽ gặp lãnh đạo phương Tây bất chấp căng thẳng tại Ukraine
Ngày 8-5, đại sứ Nga tại Paris cho biết, Tổng thống Vladimir Putin sẽ tham dự cùng các nhà lãnh đạo phương Tây trong lễ kỷ niệm 70 năm diễn ra cuộc đổ bộ D-Day tại Pháp vào tháng tới, bất chấp những căng thẳng chính trị tại Ukraine.
Phát biểu trên kênh truyền hình BFMTV bên lề lễ kỷ niệm Ngày “Chiến thắng ở châu Âu” diễn ra tại Paris, đại sứ Nga Alexander Orlov cho biết: “Tổng thống Pháp Francois Hollande đã mời Tổng thống Putin và ông đã nhận lời mời sẽ tham dự buổi lễ vào ngày 6-6 ở Normandy”, một bãi biển ở Pháp nơi diễn ra cuộc đổ bộ quy mô lớn của quân đồng minh vào nước này 70 năm về trước.
Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Francois Hollande
Video đang HOT
Đại sứ Orlov đưa ra tuyên bố này sau khi Tổng thống Hollande nói: “Ông Vladimir Putin, với tư cách là đại diện của nhân dân Nga… được chào đón tới tham dự buổi lễ này”, để kỷ niệm cuộc đổ bộ D-Day vào bờ biển miền bắc nước Pháp đã giúp để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống phát xít Đức.
“Chúng tôi có thể có những bất đồng với ông Vladimir Putin nhưng tôi đã không quên và sẽ không bao giờ quên rằng nhân dân Nga đã mất hàng triệu sinh mạng (trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II),” ông Hollande tuyên bố trên kênh truyền hình quốc gia France 2.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, bắt đầu sau khi cựu Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2, đã khiến cho mối quan hệ giữa Nga với các nhà lãnh đạo phương Tây trở nên căng thẳng.
Theo ANTD
TT Yanukovych hy vọng TT Putin trả lại Crimea
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin AP và kênh truyền hình NTV của Nga, Tổng thống Viktor Yanukovych bày tỏ hy vọng, Crimea có thể trở về Ukraine.
Tại buổi trò chuyện hôm thứ Tư (2/4), ông Yanukovych thú nhận rằng, mình đã "sai" khi cầu viện quân đội Nga đem quân tới Crimea. Ông Yanukovych cũng tuyên bố cố gắng đàm phán để thuyết phục Tổng thống Putin trả lại bán đảo này.
Theo đó, Crimea và thành phố Sevastopol đã chính thức sáp nhập vào Liên bang Nga hồi tháng trước sau một cuộc trưng cầu dân ý, với hơn 96,7% cử tri lựa chọn gia nhập Nga.
Ông nói rằng: "Vụ sáp nhập Crimea là một bị kịch lớn". Đồng thời, ông nhấn mạnh, việc Nga tiếp quản Crimea sẽ không xảy ra nếu ông còn tại nhiệm. Trước đó, ông Yanukovych đã chạy trốn khỏi Ukraine sau cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài ba tháng.
Tổng thống Viktor Yanukovych.
Vị tổng thống bị lật đổ này cho hay, mình đã đích thân tới gặp ông Putin kể từ hồi chạy trốn và hy vọng sẽ có thêm nhiều cuộc gặp gỡ nữa với nhà lãnh đạo Nga để đàm phán đưa Crimea trở lại Ukraine. Chia sẻ quan điểm về cuộc trưng cầu ở Crimea, ông Yanukovych nêu quan điểm rằng, sự kiện đó là phản ứng với mối đe dọa từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Ukraine.
Về những cáo buộc liên quan tới tham nhũng, ông Yanukovych một mực khẳng định mình vô tội. Trước đó, sau khi rời bỏ văn phòng ở Kiev và chạy trốn, những người biểu tình và truyền thông Ukraine đã tiến vào tòa dinh thự xa hoa của ông Yanukovch. Họ trông thấy những món đồ đắt tiền, các xa xỉ phẩm bày trong ngôi nhà này. Từ đó, các cáo buộc liên quan tới tham nhũng đã bủa vây ông.
Đồng thời, ông phủ nhận chuyện mình ra lệnh xả súng vào người biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Kiev hồi tháng 2. Thay vào đó, ông buộc tội, chính quyền trung ương hiện nay ở Ukraine mới là bên chịu trách nhiệm trước việc này. Cuối cùng, vị chính trị gia "ngã ngựa" của Ukraine hi vọng một ngày nào đó sẽ quay trở lại Ukraine.
Theo Kiến thức
Ngành công nghiệp quốc phòng Nga tìm thiết bị thay thế thiết bị từ Ukraine Ngày 5-5, Bộ trưởng công nghiệp và thương mại Nga Denis Manturov cho biết, Ukraine đang trì hoãn việc bàn giao các turbine khí cho các doanh nghiệp quốc phòng Nga nhằm cản trở việc sản xuất, mặc dù không từ chối cung cấp chúng. Theo các thỏa thuận quốc phòng trước đó giữa hai nước, các turbine khí trên do Tổ hợp...