Tổng thống Putin ra lệnh hoãn giao tên lửa S-300 cho Iran
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh ngưng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran vì có thông tin rằng nước này chuyển tên lửa đất đối không SA-22 cho nhóm khủng bố Hezbollah ở Li Băng.
Hệ thống tên lửa S-300 của Nga tại một cuộc triển lãm quân sự ở St. Petersburg, Nga ngày 20.2.2015 – Ảnh: AFP
Thông tin Nga hoãn giao tên lửa S-300 cho Iran được báo al-Jarida (Kuwait) đưa tin, theo Ynet News (Israel) ngày 6.3.
Nguồn tin cho hay Tổng thống Putin nhận được thông tin tình báo từ Israel rằng Iran đã hơn một lần chuyển hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn SA-22 do Nga chế tạo cho Hezbollah. Ông Putin ra lệnh không giao tên lửa S-300 với cáo buộc Iran vi phạm một thoả thuận với Nga: Thỏa thuận quy định không chuyển vũ khí tân tiến do Nga sản xuất cho tổ chức khủng bố Hezbollah ở Li Băng, theo đài Rudaw.
Các phi công Nga xác nhận rằng khi đang thực hiện nhiệm vụ ở Syria và Li Băng, hệ thống radar trên máy bay thường phát hiện các hệ thống tên lửa đất đối không tại những khu vực do Hezbollah kiểm soát ở biên giới Li Băng – Syria.
Video đang HOT
Theo al-Jarida, Nga đã làm rõ với Iran là quân đội Nga không cần sự tham gia của lực lượng vũ trang Iran trong việc “giải cứu” chế độ Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria.
Nga ký hợp đồng bán 5 hệ thống tên lửa S-300 trị giá 800 triệu USD cho Iran vào năm 2007, tuy nhiên việc giao hàng bị hoãn vào năm 2010. Nga giải thích việc giao S-300 cho Iran khi đó sẽ vi phạm lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Tổng thống Putin được cho đã ra lệnh không giao tên lửa S-300 cho Iran vì nước này chuyển tên lửa SA-22 cho tổ chức khủng bố Hezbollah – Ảnh: Reuters
Đến ngày 16.1.2016, Mỹ, Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu dỡ bỏ cấm vận đối với Iran sau khi đạt được thoả thuận về vấn đề hạt nhân của Tehran, Nga mới thông báo sẽ chuyển tên lửa S-300 cho Iran. Văn phòng Thủ tướng Israel khi đó bày tỏ sự thất vọng và cho rằng hành động này của Tổng thống Putin sẽ gây bất ổn cho khu vực Trung Đông.
Điện Kremlin sau đó giải thích rằng trong bối cảnh hiện nay, cộng với đặc điểm chiến thuật, kỹ thuật, tên lửa S-300 hoàn toàn mang mục đích phòng vệ và không thể đe doạ Israel.
S-300 là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, có thể phát hiện đồng thời 100 mục tiêu và tiêu diệt cùng lúc 12 mục tiêu. S-300 được Liên Xô đưa vào sử dụng từ năm 1979. Phiên bản hiện đại hơn S-300 là loại S-400 được biên chế vào năm 2004, theo trang news4ru. Tên lửa S-300 có khả năng tiêu diệt các loại máy bay và cả tên lửa đạn đạo.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Nga xác nhận bắt đầu cung cấp tên lửa S-300 cho Iran
Nga đã bắt đầu cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran, phụ tá Tổng thống về hợp tác thương mại-kỹ thuật Vladimir Kozhin nói với hãng tin Nga TASS ngày 3.12.
Hệ thống S-300 - Ảnh: TASS
Đại sứ Iran tại Nga, Mehdi Sanai cuối tháng trước cho biết nước ông đã nhận các hệ thống S-300 đầu tiên từ Moscow.
Lãnh đạo của Rostec, tập đoàn mẹ của công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, ông Sergey Chemezov trước đó nói rằng hợp đồng mới bán S-300 cho Iran đã có hiệu lực vào đầu tháng 11. Thỏa thuận được xúc tiến sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký lệnh dỡ bỏ lệnh cấm bán hệ thống phòng không này cho Iran sau khi Iran đạt thỏa thuận với các cường quốc là sẽ hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Iran sẽ nhận hệ thống S-300PMU-2, thay vì S-300PMU-1 như thỏa thuận ban đầu.
Nga và Iran hồi năm 2007 đã ký hợp đồng cung cấp 5 tiểu đoàn S-300PMU-1, nhưng vào mùa thu năm 2010, Tổng thống Nga khi đó là ông Dmitry Medvedev đã ra lệnh cấm cung cấp các hệ thống này cho Tehran. Hợp đồng trị giá hơn 800 triệu USD đã bị hủy bỏ và tiền trả trước đã được hồi lại cho Iran.
Iran đã khởi kiện đòi Nga bồi thường 4 tỉ USD tại Tòa án Trọng tài Quốc tế với cáo buộc Moscow không hoàn thành hợp đồng. Đầu năm nay, Tổng thống Putin đã dỡ lệnh cấm bán S-300 cho Tehran.
Theo hãng tin AP, thỏa thuận S-300 lâu nay khiến Israel và các nước trong khu vực lo ngại. Mỹ coi thỏa thuận này là tác nhân gây mất ổn định tại Trung Đông.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
SAMP/T Singapore và S-300PMU1 Việt Nam, ai mạnh hơn? SAMP/T của Singapore và S-300PMU1 của Việt Nam được đánh giá là hai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Hệ thống phòng không SAMP/T Hệ thống phòng không SAMP/T SAMP/T (Không quân Pháp gọi là MAMBA) được chế tạo bởi tập đoàn Eurosam của châu Âu (hợp nhất từ các công ty Aerospatiale, Alenia...