Tổng thống Putin ra lệnh bắt đầu tập trận răn đe chiến lược bằng tên lửa đạn đạo
Tổng thống Putin vừa phát động cuộc tập trận của Các Lực lượng Răn đe Chiến lược Nga với các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo.
Máy bay ném bom Su-24 được điều về từ Crimea để tham gia cuộc tập trận. Ảnh: Sputnik
Đài Sputnik dẫn thông báo của người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê chuẩn bắt đầu các cuộc tập trận nhằm kiểm tra khả năng răn đe chiến lược của quân đội Nga bằng các vụ phóng tên lửa đạn đạo,
Được hỏi liệu Tổng thống Putin có cho phép bắt đầu cuộc tập trận bằng các vụ thử tên lửa đạn đạo hay không, ông Peskov trả lời “Có”.
Trong video được Sputnik phát trực tiếp trên website của hãng, Tổng thống Putin cùng với người đồng cấp Belarussia Alexander Lukashenko quan sát vụ phóng thử tên lửa đạn đạo tại trung tâm điều khiển.
Tổng thống Putin và người đồng cấp Belarus Lukashenko quan sát cuộc tập trận qua màn hình điều khiển. Ảnh: Sputnik
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các cuộc tập trận răn đe chiến lược đã được lên kế hoạch từ trước, với sự tham gia của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, các đơn vị Quân khu phía Nam, Lực lượng Tên lửa Chiến lược, các Hạm đội Phương Bắc và Biển Đen. Hạm đội Biển Đen của Nga đã điều 10 máy bay ném bom Su-24 từ Crimea tham gia cuộc tập trận này.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, các cuộc tập trận nhằm kiểm tra mức độ sẵn sàng của các trung tâm chỉ huy quân sự, các đơn vị phóng chiến đấu, thủy thủ đoàn tàu chiến và tàu mang tên lửa chiến lược, đồng thời kiểm tra độ tin cậy của các lực lượng hạt nhân và phi hạt nhân chiến lược.
Theo hãng thông tấn TASS, kịch bản tập trận có thể như sau: Một tàu ngầm mang tên lửa chiến lược của Hạm đội Phương Bắc sẽ bắn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) về phía trường bắn Kura tại Kamchatka ở Viễn Đông của Nga.
Ở chiều ngược lại, một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ phóng ICBM nhằm vào mục tiêu tại trường bắn Chizha ở phía bắc nước Nga.
Lực lượng Tên lửa chiến lược sẽ phóng ICBM từ một địa điểm, còn máy bay của Lực lượng Hàng không vũ trụ thì phóng tên lửa hành trình tầm xa.
Cuộc tập trận diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nga thông báo đã hoàn tất tập trận ở các khu vực gần biên giới Ukraine và bắt đầu rút quân về căn cứ trong một diễn biến làm “sụp đổ” loạt dự báo của giới chức và truyền thông phương Tây về thời điểm “Nga xâm lược Ukraine”.
Theo truyền thông Nga ngày 18/2, một số đơn vị quân đội Nga đã trở về căn cứ sau đợt tập trận gần biên giới Ukraine. Trong số này có các đơn vị bộ binh cơ giới, xe tăng và xe bọc thép.
Nga bắt đầu hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân chiến lược của mình và phát triển các hệ thống vũ khí siêu vượt âm có khả năng né tránh hệ thống phòng thủ tên lửa vào đầu những năm 2000, sau khi Mỹ đơn phương hủy bỏ Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo năm 1972 – vốn đặt ra những hạn chế nghiêm trọng đối với việc phát triển và triển khai tên lửa chống hệ thống tên lửa đạn đạo.
Quân đội Nga coi các hệ thống siêu vượt âm của mình là một bảo đảm an ninh chống lại kẻ thù, hy vọng rằng năng lực chống lại bất kỳ cường quốc nào đe dọa sự hủy diệt của Nga sẽ giúp cải thiện sự ổn định chiến lược toàn cầu.
Video đang HOT
Toàn cảnh căng thẳng Nga-Ukraine, quan điểm và cán cân lực lượng các bên
Căng thẳng giữa NATO và Nga đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm, khi Nga triển khai quân mạnh mẽ sát Ukraine, đối mặt cáo buộc chuẩn bị "xâm lược" nước láng giềng - một cáo buộc mà Moskva kịch liệt bác bỏ.
Một người lính Ukraine đi trong chiến hào gần Verkhnotoretske, Ukraine ngày 7/2/2022. Ảnh: Getty Images
BẾ TẮC
Quan điểm của Nga: Các quan chức Điện Kremlin tập trung vào Thỏa thuận hòa bình Minsk ký năm 2015, nhằm chấm dứt cuộc xung đột giữa Kiev và lực lượng đòi độc lập ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine. Điện Kremlin cáo buộc các quan chức Ukraine đã không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận.
Điện Kremlin cũng nỗ lực tìm cách đảm bảo rằng Ukraine, quốc gia thuộc Liên Xô cũ, sẽ không bao giờ gia nhập liên minh quân sự NATO, do Mỹ đứng đầu. Trong "tối hậu thư" ngày 17/12/2021 gửi cho Mỹ và phương Tây, Nga công bố 8 yêu cầu an ninh, trong đó có các điều khoản yêu cầu NATO rút toàn bộ binh sĩ và vũ khí khỏi những nước gia nhập liên minh này sau năm 1997 (gồm Ba Lan, Estonia, Litva, Latvia và các nước vùng Balkan); NATO ngừng mở rộng về phía Đông, không kết nạp Ukraine và không diễn tập quân sự tại Ukraine, Đông Âu, Trung Á, Kavkaz nếu chưa có sự đồng thuận từ Nga.
Nga cảnh báo hành động phớt lờ lợi ích của Moskva có thể dẫn tới "phản ứng quân sự" như những gì từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Tại một cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào ngày 7/2, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng Nga kiên quyết phản đối việc NATO mở rộng về phía đông, "bởi vì nó gây ra mối đe dọa chung cho Nga". "Không phải chúng tôi tiến về phía NATO, mà NATO đang tiến về phía chúng tôi", ông Putin nói.
Tổng thống Nga Putin (trái) gặp gỡ người đồng cấp Pháp, Macron tại Moskva ngày 7/2, trao đổi về vấn đề Ukraine. Ảnh: CNN
Quan điểm của Ukraine: Các quan chức ở Kiev từ lâu đã chỉ trích Thỏa thuận hòa bình Minsk - được Pháp, Đức, Nga và Ukraine ký kết sau một chuỗi tổn thất quân sự của Ukraine. Họ tuyên bố sẽ chỉ ủng hộ thỏa thuận nếu nó được tái cấu trúc.
Ukraine cho biết sẵn sàng đàm phán với Nga tại một nước thứ ba. "Ukraine sẵn sàng cho các cuộc đàm phán ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), cũng như ở Geneva, Vienna hoặc bất kỳ nơi nào khác một cách công bằng và không phụ thuộc vào một trong các bên, cụ thể là Nga" - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksii Reznikov phát biểu trong tuần trước, được hãng tin Nga Interfax dẫn lời.
Quan điểm của phương Tây: Mỹ và các đồng minh phương Tây ủng hộ Thỏa thuận Minsk năm 2015, nhưng kêu gọi tất cả các bên tham gia thỏa thuận, bao gồm cả Nga, tuân thủ các cam kết ở phía mình.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã bác bỏ "tối hậu thư" của Nga đối với NATO, thay vào đó kêu gọi Moskva rút lực lượng của mình khỏi các khu vực dọc biên giới Ukraine và ngừng hỗ trợ lực lượng ly khai ở Donbas.
Sau cuộc gặp với Tổng thống Putin ngày 7/2, Tổng thống Pháp Macron nói rằng chính sách mở cửa của NATO là cần thiết và rằng nền độc lập của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Ukraine, Belarus, Moldova cần được duy trì.
Máy bay Nga cất cánh trong một cuộc diễn tập chiến thuật tại Voronezh, cách Ukraine không xa, ngày 4/2/2022. Ảnh: EPN/Newscom
CÁN CÂN QUÂN SỰ
Quân đội Nga: Điện Kremlin bắt đầu điều chuyển quân tới các khu vực giáp biên giới với Ukraine vào năm ngoái. Các quan chức phương Tây cho biết hiện có hơn 100.000 binh sĩ Nga trong khu vực và tại Crimea. Nga cũng đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự với đồng minh Belarus từ tuần trước.
Chính quyền Mỹ tin rằng Nga đang có kế hoạch "xâm lược" Ukraine, có thể là sau khi Moskva tạo cớ bằng cách phát đi hình ảnh thương vong của dân thường để làm dấy lên sự giận dữ đối với Kiev. Chính phủ Anh thì nói rằng Nga có kế hoạch gây bất ổn cho chính phủ Ukraine và cài đặt một lực lượng thân Nga vào thay.
Đánh giá gần đây nhất của Mỹ kết luận rằng Nga đã huy động khoảng 70% lực lượng chiến đấu mà họ cần để tiến hành một cuộc "xâm lược toàn diện" vào Ukraine và tấn công Kiev.
Ảnh vệ tinh cho thấy máy bay chiến đấu Su-25 của Nga tại phi trường Luninets của Belarus ngày 5/2/2022. Ảnh: Maxar/CNN
Về thời gian, phía Mỹ cho rằng mặt đất ở biên giới Nga - Ukraine sẽ đóng băng hoàn toàn từ khoảng ngày 15/2, cho phép các phương tiện cơ giới của quân đội Nga di chuyển dễ dàng hơn. Điều kiện thời tiết này sẽ kéo dài đến cuối tháng 3.
Theo các quan chức Mỹ, mốc thời gian đó cùng số lượng và năng lực ngày càng tăng của lực lượng Nga gần biên giới Ukraine có thể cho thấy cánh cửa ngoại giao đang dần khép lại. Tuy nhiên, họ không cung cấp bằng chứng về những đánh giá mới nhất của mình.
Phía Nga chưa bình luận về thông tin trên, nhưng trước đó Điện Kremlin nhiều lần bác bỏ kịch liệt các cáo buộc của Mỹ và phương Tây về cái gọi là "kế hoạch xâm lược Ukraine". Hôm 4/2, Tổng thống Putin đã tới Bắc Kinh dự Olympic Mùa đông 2022 và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong cuộc hội đàm cùng ngày, hai nhà lãnh đạo phản đối quá trình mở rộng NATO, đồng thời kêu gọi liên minh quân sự này "từ bỏ cách tiếp cận dựa trên ý thức hệ từ thời Chiến tranh Lạnh".
Lực lượng Nga triển khai tại Yelsk (Belarus) bao gồm cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander trong ảnh vệ tinh của Maxar.
Lực lượng NATO: Mỹ đã đáp trả các động thái huy động quân của Nga bằng cách gửi thêm quân đến Đông Âu, với khoảng 3.000 binh sĩ Mỹ triển khai tới sườn phía đông của NATO ở Romania, từ các vị trí hiện tại ở Đức và căn cứ Fort Bragg, bang Bắc Carolina (Mỹ). Trước đó, Lầu Năm Góc đã đặt 8.500 lính Mỹ trong tình trạng báo động cao độ .
Các đồng minh NATO cũng đã chuyển khí tài quân sự đến khu vực Baltics vào tháng trước, trong đó cả Đan Mạch và Bỉ đều gửi máy bay chiến đấu F-15 và F-16. London cũng đã đề nghị gửi máy bay phản lực, tàu chiến và chuyên gia quân sự.
Các đồng minh NATO cho đến nay tuyên bố họ sẽ không triển khai quân đến Ukraine trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự. Mặc dù Ukraine là trung tâm của tranh chấp giữa Nga và phương Tây, nhưng nước này không phải là thành viên NATO, cũng như không nằm trong điều khoản phòng thủ tập thể của liên minh.
Ukraine:
Ban lãnh đạo chính trị của Ukraine về cơ bản có quan điểm trấn an, giảm nhẹ nguy cơ xung đột. Tổng thống Ukraine Zelensky kêu gọi người dân "hãy hít thở" và "bình tĩnh".
Tuy nhiên, một số chỉ huy quân sự Ukraine đã đưa ra phản ứng mạnh mẽ hơn. Tổng thống Zelensky cũng đã ký thành luật vào tháng 2 kế hoạch tăng cường các lực lượng vũ trang, từ 250.0000 binh sĩ thường trực lên khoảng 361.000 binh sĩ.
Quân đội Ukraine diễn tập quân sự ở Chernobyl trong bối cảnh Nga điều động hàng chục ngàn quân áp sát biên giới. Ảnh: Reuters
Vào ngày 6/2, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Andriy Zagorodnyuk, đã gọi tình hình là "khá nghiêm trọng". Ông dự đoán rằng Nga đã tập hợp đủ quân để chiếm Kiev hoặc một thành phố khác, nhưng không đủ để chiếm toàn bộ đất nước.
Tất cả các bên đều nói rằng họ sẵn sàng đối thoại. Tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đề nghị làm trung gian cho các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga.
Lời đề nghị của ông Erdogan được Tổng thống Ukraine Zelensky nhiệt liệt hoan nghênh. Nhà lãnh đạo Ukraine hiện đang tiếp đón người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ ở Kiev.
Xe tăng tham gia tập trận chung Nga-Belarus trong ảnh được Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm 2/2/2022.
Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO nhưng vẫn duy trì quan hệ với Nga, thậm chí gây tranh cãi với phương Tây khi mua các hệ thống phòng thủ tên lửa Nga.
Tại Moskva, Tổng thống Macron nói rằng ông và người đồng cấp Putin đã có một "cuộc trao đổi về chất tập trung vào căng thẳng hiện tại và những phương cách giảm leo thang". Nhà lãnh đạo Pháp bày tỏ quan điểm hòa giải, có lúc đã nhắc tới Nga như một nước "láng giềng và bạn bè".
Khả năng Mỹ nhượng bộ
Các quan chức Mỹ tuần trước xác nhận rằng họ đề nghị cho phép Nga kiểm tra các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania và Ba Lan để xác minh rằng không có tên lửa hành trình Tomahawk nào ở đó. Đổi lại, Mỹ sẽ tìm cách kiểm tra các địa điểm tương tự ở Nga.
Mỹ từ lâu khẳng định rằng không có tên lửa Tomahawk nào được đặt ở châu Âu, bất chấp cáo buộc ngược lại của Nga.
CHUYỆN GÌ XẢY RA TIẾP THEO?
Lệnh trừng phạt: Các nước phương Tây đã cảnh báo về hành động trả đũa chống lại Nga nếu xảy ra các hành động gây hấn, thậm chí có khả năng trừng phạt nhắm vào Tổng thống Putin.
Vấn đề năng lượng: Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn cho châu Âu, đặt ra câu hỏi quan trọng về điều gì sẽ xảy ra nếu một cuộc xung đột khiến Moskva phải cắt nguồn cung cấp.
Tâm điểm của cuộc tranh luận là đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2) do Nga sở hữu, một dự án cơ sở hạ tầng lớn, nếu được thông qua, sẽ đưa khí đốt từ Siberia đến Đức. Đây cũng là mắt xích cuối cùng trong dự án kéo dài 30 năm của Nga nhằm chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt ra khỏi tuyến đường trung chuyển qua các nước trung gian từng thuộc Liên Xô cũ.
Bên cạnh đó, Nga cũng đang nỗ lực dịch chuyển dòng năng lượng sang phía đông, với đường ống Sức mạnh Siberia đưa khí đốt đến Trung Quốc được khai trương vào năm 2019. Hai đồng minh gần đạt được thỏa thuận về một đường ống thứ hai - Sức mạnh của Siberia 2 - sẽ cung cấp năng lượng cho Trung Quốc bằng cách đi qua Mông Cổ.
Tổng thống Nga, Pháp tiếp tục điện đàm trong ngày 20/2 Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 19/2, Điện Kremlin xác nhận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron sẽ điện đàm trong ngày 20/2. Động thái này diễn ra trong bối cảnh tình hình tại miền Đông Ukraine đang nóng lên. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) tại cuộc...