Tổng thống Putin quyết diệt tham nhũng sau thị phi Mỹ
Trong phiên họp của Hội đồng chống tham nhũng quốc gia hôm 26/1, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ từng bước trị được nạn tham nhũng.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết: “Tham nhũng là một vấn nạn còn phổ biến trong xã hội Nga. Chúng ta cần phải trị triệt để vấn nạn này. Tuy nhiên, để giải quyết được nó cần phải có thời gian”.
“Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn. Nhưng nếu chúng ta dừng lại, mọi điều sẽ càng tồi tệ. Chúng ta chỉ có cách duy nhất là phải tiến về phía trước”, Tổng thống Putin thừa nhận.
Ngoài ra, ông Putin còn yêu cầu áp dụng các biện pháp cứng rắn, trong đó có việc tịch biên sung công quỹ nhà nước các khoản thu nhập bất chính của các công chức, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tệ nạn này.
Tổng thống Putin và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov.
Những biện pháp cụ thể đã được người đứng đầu điện Kremlin nêu ra, nhằm hạn chế nạn tham nhũng như: Khai báo tài sản, thiết lập cơ chế dân sự – pháp luật phát hiện các nguồn thu bất minh, quy trách nhiệm hình sự đối với những kẻ trung gian nhận hối lộ.
Để thực hiện quyết tâm chống tham nhũng, hiện trong các cơ quan nhà nước Nga có 2.500 tổ chức chống tham nhũng, chỉ tính riêng trong năm ngoái đã phát hiện trên 20.000 vụ việc, tịch thu 15.5 tỷ Ruble (tương đương 194 triệu USD).
Video đang HOT
Trong một động thái khác có liên quan, cũng trong ngày 26/1, điện Kremlin đã chính thức bác bỏ những lời tố cáo của một quan chức thuộc Kho bạc Mỹ đăng trên trang BBC, trong đó cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin tham nhũng quy mô lớn. Cùng với đó, Kremlin cũng thách thức Washington cung cấp bằng chứng để tiến tới một “lời buộc tội chính thức”.
Trước đó vào tối 25/1, trong chương trình BBC Panorama, nhân vật Adam Szubin – người phụ trách mảng tình báo tài chính và khủng bố ở Kho bạc Mỹ – nói rằng ông Putin là đại diện cho “bức tranh tham nhũng”.
Lập tức, phát ngôn viên của Tổng thống Putin – ông Dmitry Peskov – nói với các nhà báo: “Liên quan tới nội dung chương trình phát trên BBC, đây là một dẫn chứng điển hình khác của kiểu làm báo vô trách nhiệm, nếu đó không phải là lời bình luận từ một quan chức Kho bạc Mỹ. Song thực tế, hoàn cảnh này rõ ràng là khác, đó không chỉ là làm báo vô trách nhiệm, đó là một lời cáo buộc chính thức”.
“Do vậy, điều đầu tiên trong chuyện này rõ ràng là có ai đó giật dây ở sau. Và thứ đến, chúng ta cần bằng chứng. Tại sao BBC lại phát sóng lời tố cáo từ một cơ quan của Mỹ trong khi không có bằng chứng cụ thể nào?”.
Quyết tâm chống nạn tham nhũng của Tổng thống Putin được biết đến nhiều nhiều nhất sau động thái ông quyết định “trảm” Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov hồi năm 2012 do có liên quan đến vấn nạn này.
Quyết định này làm chấn động dư luận bởi ông Serdyukov từng được xem như là một trong những trợ thủ đắc lực và trung thành nhất của Tổng thống Putin.
Theo các cáo buộc trong suốt quá trình tại vị, cựu Bộ trưởng Serdyukov đã lợi dụng quyền lực trong tay mình để ngầm trung chuyển hàng tỉ USD mỗi năm một cách mờ ám trong nền công nghiệp quốc phòng của nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới này.
Tiền quỹ của Bộ Quốc phòng đã được sử dụng để sửa chữa các tài sản rồi đem bán với giá rẻ cho một người mua thuộc hàng quen biết sau đó.
Theo Ngọc Hòa (tổng hợp)
Đất Việt
Giới khoa học giải mã dáng đi 'xạ thủ' của Tổng thống Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin có dáng đi như một "xạ thủ" không phải vì bệnh tật mà khả năng cao là thói quen từ thời được huấn luyện làm điệp viên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có dáng đi như một "xạ thủ" - Ảnh: AFP
Một nhóm nhà khoa học mới đây đã công bố nghiên cứu về dáng đi "bất thường" của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo quan sát của các nhà khoa học này, khi đi ông Putin thường giữ cánh tay phải gần với cơ thể và ít di chuyển, trong khi cánh tay trái vung ra phía trước bình thường. Giới khoa học gọi đây là dáng đi của một xạ thủ, theo International Business Times.
Dáng đi "bất thường" của Tổng thống Putin từng được các chuyên gia đưa ra tranh luận. Có ý kiến cho rằng ông Putin bị tổn thương trong người, từng mắc bệnh bại liệt khi còn nhỏ, bị đột quỵ hoặc liệt kiểu Erb, tình trạng do bị dùng dụng cụ kẹp vào vai để kéo khi ông ra đời, cũng có người nhận định nhà lãnh đạo Nga có dấu hiệu bị bệnh Parkinson.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới của nhóm các nhà khoa học quốc tế lại giải mã dáng đi đó bằng cách tiếp cận khác: Tổng thống Putin có dáng đi như vậy không phải do bệnh mà khả năng cao là thói quen từ khi được huấn luyện quân sự hoặc tình báo.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, chánh văn phòng Điện Kremlin Sergei Ivanov và Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters
Theo Telegraph, các nhà khoa học đưa ra được nhận định đó sau khi phát hiện một cuốn cẩm nang huấn luyện của KGB. Cụ thể, cuốn cẩm nang hướng dẫn điệp viên dùng tay phải giữ vũ khí sát ngực và đi xoay người về một phía, thường là bên trái, theo hướng di chuyển. Cách đi này cho phép điệp viên rút súng ra nhanh nhất có thể khi gặp kẻ thù.
Để củng cố hướng lý giải mới, các nhà khoa học cũng quan sát và nghiên cứu dáng đi của 4 quan chức cấp cao Nga khác gồm: Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, hai cựu bộ trưởng quốc phòng Anatoly Serdyukov và Sergei Ivanov, một chỉ huy quân đội cấp cao tên Anatoly Sidorov. Họ cũng có dáng đi tương tự nhà lãnh đạo 63 tuổi của Nga.
Nghiên cứu khẳng định cả Tổng thống Putin và 4 quan chức này đều không có các dấu hiệu nào khác về bệnh Parkinson. Thậm chí Tổng thống Putin còn rất khỏe mạnh, tay phải của ông cũng rất linh hoạt, ông bơi lội giỏi và còn là một võ sĩ judo có tầm.
Trong số 4 quan chức Nga nói trên, chỉ có Thủ tướng Medvedev không liên quan đến quân đội hay KGB. Các nhà khoa học lý giải rằng ông Medvedev bị ảnh hưởng từ ông Putin do hai ông thường xuyên đi cùng nhau.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Cựu Thủ tướng Iraq bị cáo buộc để Mosul rơi vào tay IS Cựu Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki cùng hàng chục quan chức khác bị quy trách nhiệm về việc để thành phố Mosul rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo IS. Cựu Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki cùng hàng chục quan chức khác bị quy trách nhiệm về việc để thành phố Mosul rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo IS. Một Ủy ban...