Tổng thống Putin nói về thử nghiệm thay đổi chế độ
Nga với quy mô lãnh thổ rộng lớn, đa tín ngưỡng, dân tộc nên cần duy trì chế độ Tổng thống với quyền lực đủ mạnh.
Hôm 22/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã một cuộc họp với công chúng ở Vùng Lipetsk, miền tây nước này và có dịp trao đổi về các vấn đề liên quan đến sự thay đổi về lần sửa đổi Hiến pháp mà ông đã đề cập đến trong Thông điệp Liên bang.
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định sẽ không thay đổi cơ chế chính trị nước Nga.
Theo Tổng thống Nga, về mặt lý thuyết, nước Nga hoàn toàn có thể chuyển từ chế độ Cộng hòa Tổng thống sang Cộng hòa Nghị viện giống như một số nước châu Âu. Đức là một nước cộng hòa nghị viện, Pháp là một nước cộng hòa tổng thống. Trên thế giới, một trong những quốc gia lớn nhất thế giới như Ấn Độ, là một nước cộng hòa nghị viện, trong khi Mỹ là một nước cộng hòa tổng thống.
Tuy nhiên, thực tế, việc chuyển đổi sang hình thức này không phù hợp với nước Nga, quốc gia có vùng lãnh thổ rộng lớn và đa tín ngưỡng, tôn giáo.
Chưa kể, trong hình thức một nước Cộng hòa Nghị viện, để nó có hiệu quả thì cần phải có một cơ cấu chính trị phát triển từ lâu, song ở Nga các Đảng lại có liên kết với một cá nhân cụ thể. Ông Putin trích dẫn ví dụ về đảng Dân chủ Tự do và nhà lãnh đạo của đảng này là Vladimir Zhirinovsky.
Việc Nga thử nghiệm thay đổi mô hình chính trị ở thời điểm này là không phù hợp. Ít nhất, nó cần 6 tháng để đưa ra các quyết định và sắp xếp. Đối với một đất nước không có Chính phủ trong 6 tháng, dường như là điều thảm họa.
Một số quốc gia, ngay cả những quốc gia có các đảng tồn tại lâu năm, hết 6 tháng vẫn không thể thành lập được chính phủ hoặc nội các và tạo ra các liên minh không ổn định từ các đảng với những mục tiêu khác nhau.
“Bạn có thể tưởng tượng nước Nga sống như thế nào nếu như không có chính phủ trong 6 tháng? Thảm họa. Tin tôi đi, điều này là không thể, đó sẽ là thiệt hại vô cùng lớn đối với nhà nước” – ông Putin cho biết.
Video đang HOT
Hơn nữa, quá trình vận hành cho thấy, ngay cả chế độ Cộng hòa Nghị viện cũng cho thấy những “thất bại” nhất định.
Tổng thống Nga cho biết, ông đã đọc ý kiến của các chuyên gia phương Tây và biết rằng chính họ nói chế độ đại nghị đang trải qua tình tình khủng hoảng và đang suy nghĩ về cách thức “hồi sinh” hệ thống và làm cho nó hiệu quả hơn.
Cuối cùng, Tổng thống Nga kết luận: “Chúng ta không nên thử nghiệm… Tôi nghĩ rằng đối với Nga, một đất nước có lãnh thổ rộng lớn, đa tín ngưỡng, đa dân tộc, chúng ta vẫn cần một chế độ cộng hòa tổng thống mạnh mẽ”.
Nội dung cuộc họp có phần nhạy cảm liên quan đến chế độ chính trị ở Nga được tổ chức vài ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất một số sửa đổi Hiến pháp mang tính cải cách mạnh mẽ.
Hôm 15/1, trong thông điệp gửi tới Quốc hội Liên bang, ông Putin đã tăng cường vai trò của Duma Quốc gia trong quyền phê chuẩn Thủ tướng, cũng như các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng.
Tổng thống Nga cũng đề nghị nâng cao vị thế của Hội đồng Nhà nước, hiện là cơ quan cố vấn dưới quyền người đứng đầu nhà nước, và “tăng đáng kể vai trò của các Thống đốc trong việc phát triển và thông qua các quyết định ở cấp Liên bang”.
Đến ngày 20/1, Tổng thống Putin giới thiệu dự luật tương ứng với Duma Quốc gia, theo đó, quyền hạn của Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang – các cơ quan sẽ nhận được quyền điều phối các ứng cử viên đứng đầu các cơ quan thực thi pháp luật, công tố viên – đang được mở rộng.
Tổng thống vẫn nên giữ quyền xác định các nhiệm vụ và ưu tiên cho các hoạt động của chính phủ, bãi nhiệm các thành viên của chính phủ và lãnh đạo Lực lượng vũ trang, cũng như toàn bộ hệ thống thực thi pháp luật.
“Tổng thống nên giữ các quyền lực lớn, như quyền sa thải những người vi phạm pháp luật, những người thể hiện sự cẩu thả trong thực thi nhiệm vụ và liên quan đến việc mất lòng tin” – ông Putin nói.
Động thái của ông Vladimir Putin đã được giới quan sát phương Tây cho là tạo phương án hợp lý cho sự ra đi của ông sau năm 2024.
Huy Vũ
Theo baodatviet.vn
Ông Putin đẩy nhanh quá trình "chuyển mình" của hệ thống chính trị Nga
Nộp dự thảo sửa đổi Hiến pháp lên Duma Quốc gia Nga, Tổng thống Putin đang đẩy nhanh quá trình "chuyển mình" của hệ thống chính trị nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đẩy nhanh quá trình thay đổi hệ thống chính trị của Nga ngày 20/1 sau khi nộp bản kế hoạch chi tiết về việc cải cách hiến pháp lên nghị viện nhằm thiết lập một trung tâm quyền lực mới bên cạnh vai trò của Tổng thống.
Tổng thống Putin điều hành cuộc họp với các thành viên của Hội đồng An ninh tại dinh thự Novo-Ogaryovo bên ngoài Moscow ngày 20/1/2020. Ảnh: Reuters
Tổng thống Putin cũng đã thay thế Trưởng Công tố viên Yuri Chaika, người đảm nhận vai trò này từ năm 2006. Động thái này của nhà lãnh đạo Nga cho thấy những thay đổi trong kế hoạch của ông Putin có thể vượt ngoài cả hệ thống chính trị và chính phủ.
Trong một bước đi bất ngờ, Tổng thống Putin đã thông báo về kế hoạch cải cách này hồi tuần trước. Người đồng minh lâu năm của nhà lãnh đạo Nga là Thủ tướng Dmitry Medvedev sau đó tuyên bố từ chức và giải tán toàn bộ chính phủ của ông, đồng thời khẳng định ông muốn tạo thêm không gian cho Tổng thống để quyết định những thay đổi.
Những thay đổi mà ông Putin đề xuất được cho là sẽ giúp ông duy trì ảnh hưởng sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2024. Trong bản dự thảo sửa đổi nộp lên Hạ viện là Duma Quốc gia Nga, ông Putin đã phác thảo cái nhìn tổng quát về những cải cách của ông. Theo kế hoạch này, một số quyền lực của Tổng thống sẽ bị hạn chế trong khi quyền lực của nghị viện được mở rộng.
Một trong những thay đổi lớn nhất là sự cải cách về vai trò của Hội đồng Nhà nước, hiện là một cơ quan không mấy nổi bật với nhiệm vụ cố vấn Tổng thống, sẽ lần đầu tiên tham gia vào việc đảm bảo hiến pháp.
Tổng thống 67 tuổi Vladimir Putin chưa tiết lộ về kế hoạch của ông sau khi ông rời điện Kremlin. Một lựa chọn có thể được tính tới là nhà lãnh đạo Nga sẽ đảm nhận vị trí đứng đầu Hội đồng Nhà nước sau khi ông hết nhiệm kỳ Tổng thống.
Theo các đề xuất của ông Putin, Hội đồng Nhà nước sẽ có quyền lực rộng hơn trong việc "quyết định những hướng đi chính của chính sách đối nội và đối ngoại".
Các thay đổi của nhà lãnh đạo Nga cũng ngăn chặn việc Tổng thống tương lai làm việc quá 2 nhiệm kỳ. Ông Putin trở thành Tổng thống năm 2000 và hiện là nhiệm kỳ thứ 4 của ông.
Về người vừa bị ông Putin thay thế - Trưởng Công tố viên Liên bang Nga, ông Chaika, 68 tuổi là một trong những nhân vật quyền lực nhất của hệ thống tư pháp Nga và đang đối mặt với các cáo buộc tham nhũng từ phe đối lập mặc dù ông phủ nhận các cáo buộc này.
Điện Kremlin cho biết ông Chaika sẽ chuyển sang một vị trí khác trong khi phó chủ tịch Ủy ban Điều tra Igor Krasnov sẽ thay thế ông.
Duma Quốc gia dự kiến sẽ thảo luận về đề xuất sửa đổi của Tổng thống Putin vào 23/1. Nhà lãnh đạo Nga cho biết người dân sẽ được bỏ phiếu để thông qua những thay đổi đề xuất này.
Hãng thông tấn RIA dẫn lời nghị sĩ cấp cao Andrei Klishas cho biết quá trình bỏ phiếu này sẽ diễn ra sau khi nghị viện thông qua những thay đổi này.
Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo Reuters
Tổng thống Vladimir Putin trình dự luật sửa đổi Hiến pháp Tổng thống Vladimir Putin hôm 20/1 đệ trình Duma Quốc gia Nga dự luật về sửa đổi Hiến pháp. "Đại diện của Tổng thống Nga trong việc xem xét dự luật tại Duma Quốc gia sẽ là các đồng chủ tịch Ủy ban Hiến pháp Klishas, Krasheninnikov và Khabrieva", phát ngôn viên điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết thêm. Tổng thống Nga...