Tổng thống Putin nói gì về 1.000 người chết ở Ukraine?
“Trong thế giới hiện đại, chủ nghĩa cực đoan đang được sử dụng như một công cụ địa chính trị và áp nó lên khu vực chịu ảnh hưởng”, tờ Telegraph dẫn lời ông Putin, sau khi Liên Hợp Quốc điều tra số người tử vong ở miền đôngUkraine.
Miền đông Ukraine tràn trong đau thương – Ảnh: AFP
BBC dẫn kết quả điều tra của Liên Hợp Quốc cho biết, có 957 người đã thiệt mạng kể từ lúc Nga tham gia vào thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine. Đó là con số đáng lo ngại, vì nó không có dấu hiệu thuyên giảm chết chóc. Tổng cộng có 4.317 người đã chết từ tháng 4, thời điểm nổ ra cuộc khủng hoảng giữa Ukraine và Nga trong vụ tranh chấp bán đảo Crimea.
Trong bản báo cáo lần này, Liên Hiệp Quốc buộc tội cả Nga lẫn Ukraine về hậu quả của cuộc xung đột. Câu chuyện càng khiến tình hình tại miền đông Ukraine thêm căng thẳng.
Trong động thái mới đây, Nga đã kêu gọi Ukraine không tham gia vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là một khối quân sự, và sự rục rịch của Ukraine khiến tất cả lo ngại về một cuộc chiến tranh mới, nơi như đã nêu, thỏa thuận ngừng bắn sẽ vô nghĩa như vốn dĩ nó đã như vậy kể từ ngày ký.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk hôm thứ Năm 20.11 cáo buộc Nga “cố tình kích động một cuộc chiến tranh quy mô lớn”. Trong buổi họp báo, ông Yatseniuk cũng cho rằng những hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putinlà “mối đe dọa cho tất cả mọi người, cho trật tự toàn cầu, hòa bình toàn cầu”, BBC trích dẫn.
Ông Putin giữ lập trường cứng rắn với Ukraine – Ảnh: AFP
Trong diễn biến mới đây, Tổng thống Dalia Grybauskaite của Lithuania, một quốc gia NATO và là thành viên EU, trên đài phát thanh đã mô tả Nga là “nhà nước khủng bố”.
Video đang HOT
Trước các động thái từ Liên Hợp Quốc, NATO và Ukraine, Tổng thống Nga Putin vẫn giữ nguyên thái độ cứng rắn. BBC trích lời nhận xét của ông trong cuộc họp ở Moscow rằng, “làn sóng của cái gọi là những cuộc cách mạng màu” đã mang lại “hậu quả bi thảm”.
Ông Putin nhắc đến thuật ngữ “cuộc cách mạng màu”, từng dùng trong các cuộc nổi dậy ở Ukraine, Georgia và Kyrgyzstan, để cảnh báo mối nguy hại mà nó mang lại, đồng thời giải thích cho động cơ của phía Nga.
“Đối với chúng ta, đây là bài học và là sự cảnh báo”, ông Putin nói với Hội đồng bảo an Nga. “Chúng ta nên làm tất cả những điều cần thiết để không xảy ra điều gì từng chứng kiến tại Nga”.
“Trong thế giới hiện đại, chủ nghĩa cực đoan đang được sử dụng như một công cụ địa chính trị và áp nó lên khu vực chịu ảnh hưởng”, tờ Telegraph dẫn tiếp lời nhận xét của ông Putin.
Bên cạnh đó, phía Nga cũng chĩa mũi dùi vào Mỹ khi cho rằng nước này “gây mất ổn định” ở Ukraine bằng cách cân nhắc cung cấp vũ khí cho Kiev chống lại Kremlin.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Hà Nội có hàng nghìn người nghiện lang thang
Trên 1.000 người nghiện vắng mặt tại nơi cư trú. Đây được xem là những người có nguy cơ gây mất an toàn trật tự cao nhất trong nhóm người nghiện.
Trao đổi với VnExpress ngày 27/10, ông Nguyễn Kim Hùng, Chi Cục trưởng Phòng chống tệ nạn xã hội (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội) cho hay, tính đến tháng 9/2014, số người nghiện có trong danh sách quản lý của Hà Nội là hơn 16.000 người. Trong đó, khoảng 6.800 người ở các trung tâm; 2.500 người ở các trường, trại; 6.500 người ở tại cộng đồng và trên 1.000 người nghiện lang thang.
Chi Cục trưởng Nguyễn Kim Hùng cho biết, những người tái nghiện nhiều lần, có khả năng gây mất an ninh trật tự xã hội (có tiền án, tiền sự) sau thời gian cai nghiện sẽ được giữ lại thêm 2 năm theo Nghị định 94 của Chính phủ. Ảnh: Minh Minh.
Ông Hùng thông tin, trước kia các đối tượng nghiện vắng mặt tại nơi cư trú được quản lý riêng bằng Nghị định 43 và đã được các cơ quan chức năng thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, sau khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành, những đối tượng nghiện ma túy từ 18 tuổi trở lên được giao cho các tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh... quản lý nên việc giám sát họ rất khó khăn.
Vị Chi cục trưởng bày tỏ bức xúc khi nói về công tác cai nghiện bắt buộc. Theo đó, 9 tháng đầu năm các trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội của Hà Nội đã tiếp nhận và cai nghiện cho 405 người. Trong đó cai nghiện bắt buộc cho 163 người, chỉ đạt 8,3% kế hoạch năm, giảm hơn 2.100 người so với cùng kỳ năm 2013.
Người đứng đầu Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội cho rằng nguyên nhân chủ yếu việc không đạt chỉ tiêu kế hoạch cai nghiện bắt buộc do khó khăn trong việc triển khai áp dụng quy định của pháp luật. "Việc cai nghiện bắt buộc hiện nay được thực hiện theo Luật xử lý vi phạm hành chính và nghị định 211/2013/NĐ-CP. Từ khi triển khai theo quy định mới, việc lập hồ sơ đi cai nghiện vô cùng khó khăn", ông Hùng phản ánh.
Lãnh đạo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội dẫn chứng, nghị định 221 quy định thời gian cai nghiện bắt buộc do tòa xử là từ 12 đến 24 tháng. Nhưng chưa có văn bản nào quy định khung 12 tháng dành cho đối tượng nào và khung 24 tháng dành cho ai.
Thêm nữa, theo quy định hiện nay, người nghiện phải khai báo với phường, xã và đăng ký hình thức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hay đi cai tự nguyện. "Nhưng cả trăm người thì cũng chẳng có ai đi khai báo. Xử lý không khai báo thế nào?", ông Hùng đặt vấn đề.
Kim tiêm được các đối tượng cắm vào rễ cây trong khuôn viên Thành cổ Sơn Tây sau khi sử dụng ma túy. Ảnh: Minh Minh.
Rồi sau đó, khi phường xã lập hồ sơ xong, trước khi chuyển lên quận, huyện phải chuyển cho người nghiện nghiên cứu trong 5 ngày. Tiếp đến hồ sơ được chuyển tới Phòng Tư pháp và Phòng Lao động của quận, huyện. Khi hồ sơ ra tới tòa, tòa tổ chức họp phải có người nghiện, gia đình người nghiện và luật sư (nếu gia đình người nghiện mời)... "Vì thế, tòa Hà Nội chưa ra được quyết định cai nghiện bắt buộc nào", ông Hùng nhấn mạnh.
Liên quan công tác điều trị bằng Methadone cho người nghiện ma túy của Hà Nội, tại buổi làm việc với Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm (ngày 16/10), Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Nguyễn Thị Bích Ngọc cho hay Hà Nội đã làm thận trọng và thành công.
"Đã có 1.700 người được cai nghiện bằng Methadone và 47% số người đó đã có việc làm, hòa nhập được cộng đồng. Hà Nội sẽ mở thêm 24 cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone", bà Ngọc cho hay.
Vẫn theo bà Ngọc, Hà Nội sẽ cùng lúc duy trì 3 hình thức cai nghiện: cai nghiện tại cộng đồng, tại Trung tâm cai nghiện và cai nghiện bằng Methadone thay thế.
Cũng tại buổi làm việc trên, Phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Duy Ngọc cho hay, 9 tháng đầu năm số người mới mắc nghiện heroin giảm dần. Đã phát hiện 229 người nghiện mới, giảm trên 50% so với cùng kỳ.
- Số người nghiện ma túy trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa Trung học cơ sở (hơn 6.700 người, chiếm 45,5%).
- Đa số người nghiện ma túy và người đang quản lý sau cai ở cộng đồng không có việc làm, chiếm 49,9%. Số có việc làm ổn định chiếm tỷ lệ rất ít, 19,9%.
- Số người nghiện ma túy có tiền án các tội về ma túy chiếm 23,9%.
- Số người nghiện ma túy sử dụng chủ yếu là heroin, trên 12.000 người, chiếm 82%.
Nguồn: Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm Hà Nội
Võ Hải
Theo VNE