Tổng thống Putin nói gì trước đề xuất thành lập quân đội riêng châu Âu của Pháp?
Tống thống Putin cho rằng, đề xuất thành lập một lực lượng quân đội châu Âu riêng biệt của người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron mang đến tín hiệu tích cực cho thế giới đa cực.
“Châu Âu là một liên minh kinh tế mạnh mẽ, việc họ muốn độc lập và tự chủ trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là điều hoàn toàn tự nhiên”, nhà lãnh đạo Nga nói trong cuộc phỏng vấn với RT hôm 10/11 khi tới Paris, Pháp tham dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I.
Ông cũng tin rằng việc thành lập lực lượng quân đội riêng của châu Âu là một tiến trình tích cực giúp củng cố thế giới đa cực.
Tổng thống Puitn trả lời phỏng vấn của RT. (Ảnh: RT)
Nói về mối quan hệ giữa Nga với NATO và Washington, ông Putin khẳng định Matxcơva luôn sẵn sàng đối thoại, nhưng quyết định nằm trong tay Mỹ. Nhà lãnh đạo Nga cùng với đó hy vọng các cuộc đàm phán về Hiệp ước các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) với Washington có thể sớm được phục hồi.
Ông nói thêm rằng Nga gần đây đã tránh tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn gần biên giới NATO để giảm bớt căng thẳng, nhấn mạnh Nga “không có vấn đề gì” với các cuộc tập trận của NATO.
Hôm 6/11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập tới ý tưởng thành lập lực lượng quân đội riêng của châu Âu, khẳng định đây là điều cần thiết cho lục địa già.
Video đang HOT
“Chúng ta sẽ không bảo vệ được người dân châu Âu nếu chúng ta không có một đội quân thực sự. Nga đang ở gần biên giới chúng ta và cho thấy họ luôn là một mối đe dọa. Chúng ta phải có một đội quân có thể tự bảo vệ mình thay vì chỉ dựa vào Mỹ”, nhà lãnh đạo Pháp nói trong cuộc phỏng vấn với đài Europe 1.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Macron cũng chỉ trích Tổng thống Trump vì đã quyết định rút khỏi INF. Ông cho rằng bước đi này sẽ gây ra những hậu quả nhất định đối với châu Âu.
“Chúng tôi phải bảo vệ chính mình trước Nga, Trung Quốc và thậm chí cả Mỹ”, nhà lãnh đạo Pháp cho hay.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump sau đó gọi ý tưởng này là sự xúc phạm, đồng thời nhấn mạnh châu Âu nên trả phần đóng góp công bằng cho NATO, vốn đã được Mỹ trợ cấp rất nhiều.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp sau đó đã cố gắng dung hòa những khác biệt khi cùng đồng ý rằng sức mạnh của châu Âu cần được củng cố.
Mặc dù vậy Tổng thống Trump vẫn nhấn mạnh Mỹ muốn giúp châu Âu nhưng phải công bằng, vì hiện tại Washington đang chịu phần lớn chi phí để duy trì hoạt động của NATO.
(Nguồn: RT)
SONG HY
Theo VTC
Tổng thống Pháp: Châu Âu không thể phụ thuộc vào Mỹ về an ninh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng châu Âu không thể phụ thuộc vào Mỹ về vấn đề an ninh. Bình luận này cho thấy quan hệ đồng minh truyền thống giữa châu Âu và Washington dường như đã gặp trục trặc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (Ảnh: Reuters)
Trong một bài phát biểu tại thủ đô Paris, ông Macron đã nói về việc EU không thể phụ thuộc vào Mỹ để đảm bảo an ninh, gợi ý rằng châu Âu nên xích lại gần Nga. Theo các chuyên gia, đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ EU-Mỹ dường như đã có sự rạn nứt.
Quan hệ giữa Mỹ và Pháp khá khả quan vào đầu năm nay. Tổng thống Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay nhau vui vẻ trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Mỹ hồi tháng 4. Họ thậm chí còn trồng cây lưu niệm ở sân Nhà Trắng, những dấu hiệu cho thấy sự nồng ấm từ 2 phía. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi nhanh chóng chỉ 1 tháng sau đó.
Một trong những hành động gây ra sự rạn nứt trong quan hệ này là việc ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Vào thời điểm đó, Pháp lên tiếng kêu gọi châu Âu không ngả theo Mỹ và vẫn tiếp tục giao thương với Tehran như bình thường.
Sau đó, động thái của Mỹ khi áp thuế lên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu từ đồng minh EU truyền thống hồi tháng 6 đã khiến cho tình hình quan hệ giữa EU và Washington ngày càng xấu đi. Ông Macron gọi hành động của Mỹ là "phạm luật" và cảnh báo "chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế có thể dẫn đến chiến tranh".
Theo chuyên gia Yury Rubinsky từ Học viện khoa học Nga, chính quyền ông Trump đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong quan hệ xuyên Thái Bình Dương và điều này dường như đã đi quá xa.
Từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, rút khỏi công ước Paris về bảo vệ môi trường, áp thuế lên đồng minh truyền thống, những động thái của Mỹ dường như đẩy châu Âu ra xa họ hơn.
Đó chính là lý do vì sao, trong những bài phát biểu về an ninh EU, ông Macron cho rằng ông muốn hợp tác với các nước châu Âu để đảm bảo an ninh, trong đó có Nga.
Trong một sự kiện ở Phần Lan, ông Macron cho rằng châu Âu cần Nga để đảm bảo an ninh cho khối, nhấn mạnh EU sẽ thêm mạnh mẽ và liên kết nếu làm được việc này.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tin rằng quan điểm của ông Macron không phải là suy nghĩ "một sớm, một chiều". "Những hành động của Mỹ trên trường quốc tế đã khiến mọi người phải suy nghĩ", ông Lavrov nói.
Không chỉ Pháp mà các nước như Áo, Hungary hay các đảng phái có tư tưởng hoài nghi châu Âu như AfD (Đức), FNR (Pháp) cũng kêu gọi EU thắt chặt quan hệ với Nga và hủy bỏ các lệnh trừng phạt Moscow.
Theo giới quan sát, EU dường như nhận ra rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga không hoạt động hiệu quả và ngược lại còn khiến nền kinh tế các thành viên trong khối bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng EU vẫn sẽ không mạo hiểm để đối đầu mạnh mẽ với Washington, do họ vẫn cho rằng đàm phán là con đường tốt nhất để bảo vệ các công ty và sản phẩm của EU tại thị trường Mỹ.
Đức Hoàng
Theo Dantri/RT
Bất ngờ từ cuộc chạm trán giữa Putin và Netanyahu sau sự cố Il-20 Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Vladimir Putin vừa gặp nhau tại Paris, nước Pháp hôm 11.11 và có cuộc đàm phán đầu tiên kể từ sau sự cố trinh sát cơ Il-20 Nga bị bắn rơi ở Syria thổi bùng căng thẳng giữa 2 nước. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Vladimir Putin gặp nhau hồi tháng 7.2018....