Tổng thống Putin nhấn mạnh điều kiện hóa giải xung đột ở Ukraine
Tổng thống Vladimir Putin nêu rõ, một giải pháp cho xung đột ở Ukraine chỉ có thể đạt được với một số điều kiện, trong đó các lợi ích an ninh của Nga được xét đến và Kiev phải đảm bảo trung lập.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).
Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 2/3 đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Naftali Bennett theo đề nghị của phía Israel. Một trong những chủ đề của cuộc điện đàm là cuộc xung đột hiện nay giữa Nga và Ukraine sau khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại quốc gia láng giềng từ hôm 24/2.
Sputnik dẫn thông cáo của Điện Kremlin cho biết, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Putin đã nêu rõ lập trường của Nga về những điều kiện cần thiết nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine. Các điều kiện này bao gồm việc xét đến vô điều kiện các lợi ích an ninh của Nga, phi quân sự hóa Ukraine và đảm bảo trạng thái trung lập, không sở hữu hạt nhân của Ukraine, công nhận chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea cũng như công nhận độc lập của hai vùng ly khai Donetsk, Lugansk ở miền Đông Ukraine.
Đây cũng chính là quan điểm đã được Tổng thống Putin đưa ra trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron hôm 28/2 khi chủ nhân Điện Kremlin tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine để tháo ngòi căng thẳng hiện nay.
Trong các tuyên bố gần đây, giới chức Nga liên tục nhấn mạnh đến yêu cầu đảm bảo các lợi ích an ninh của Moscow. Moscow cho rằng, phương Tây đến nay vẫn làm ngơ trước những quan ngại an ninh của Nga. Cuối năm ngoái, Nga đã gửi cho Mỹ và NATO một bản danh sách gồm hàng loạt đề xuất an ninh, trong đó đề nghị các nước này phải đưa ra các cam kết như NATO không kết nạp Ukraine, không mở rộng về phía Đông, không triển khai vũ khí gần biên giới Nga. Tuy nhiên, cả Mỹ và NATO đều bác bỏ các đề xuất đó.
Về vấn đề Crimea – bán đảo đã sáp nhập vào Nga năm 2014, Nga nhiều lần khẳng định đây là “vùng cấm” không thể thương thảo. Trả lời phỏng vấn Al-Jazeera ngày 2/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh: “Crimea là một phần lãnh thổ của Nga và điều đó không thể thương thảo”.
Nga cho sáp nhập bán đảo Crimea vào tháng 3/2014 sau khi giới chức ở đây tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý trong đó 96% cử tri Crimea ủng hộ sáp nhập. Tuy vậy, phương Tây không công nhận kết quả này và cho rằng quyết định sáp nhập Crimea của Nga là bất hợp pháp. Kể từ đó, Mỹ và các đồng minh đã đưa ra hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế, ngoại giao với Nga. Hiện tại, Mỹ và châu Âu cũng tung các đòn trừng phạt mới để phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Nga triển khai chiến dịch tấn công quân sự ở Ukraine từ ngày 24/2, vài ngày sau khi công nhận “độc lập, chủ quyền” cho hai vùng ly khai ở miền Đông Ukraine. Moscow tuyên bố, chiến dịch này nhằm mục đích phi quân sự hóa Ukraine và bảo vệ người dân vùng ly khai Donetsk, Lugansk. Sau 7 ngày chiến sự căng thẳng, phái đoàn của Nga và Ukraine chuẩn bị bước vào vòng đàm phán thứ hai, song khó đạt được tiến triển đáng kể.
Tổng thống Putin lên tiếng về chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine
Tổng thống Vladimir Putin cho biết "không còn lựa chọn nào khác" ngoài mở chiến dịch quân sự đặc biệt để bảo vệ Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).
Phát biểu với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Nga vào chiều 24/2 đã nói thêm về chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga đang triển khai ở Ukraine. Nhà lãnh đạo Nga nói: "Những gì đang diễn ra là một giải pháp bắt buộc. Chúng ta không còn lựa chọn nào khác. Những rủi ro an ninh đã đẩy chúng ta vào tình thế không còn cách ứng phó nào khác. Chúng ta phải làm vậy, vì những rủi ro thật sự nghiêm trọng với sự tồn tại của đất nước chúng ta".
Tổng thống Putin nhấn mạnh, ông không muốn gây tổn hại đến hệ thống kinh tế toàn cầu bởi Nga cũng là một thành tố trong đó. Do vậy, chủ nhân Điện Kremlin cảnh báo, các bên không nên tìm cách loại Nga khỏi hệ thống kinh tế.
Tổng thống Putin cho biết, Điện Kremlin đã phân tích các rủi ro địa chính trị mà các lệnh trừng phạt của phương tây gây ra, nhưng không thể dự đoán được toàn bộ tác động tiềm tàng của các lệnh trừng phạt đó.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Alexander Shokhin, người đứng đầu Hiệp hội Doanh nhân Nga, cũng cho biết: "Tất nhiên, các tình hình địa chính trị hiện nay dẫn đến một thực tế là các doanh nghiệp Nga sẽ phải vận hành trong những điều kiện khó khăn hơn, phải đối phó với các kiểu trừng phạt. Tuy vậy, tôi muốn nhấn mạnh rằng, không chỉ quốc gia, nền kinh tế của chúng ta đã học cách để vượt qua khủng hoảng, mà kể từ năm 2014, các doanh nghiệp Nga cũng học cách thích ứng với các cuộc khủng hoảng, học cách để giải quyết các vấn đề".
Các sân bay lớn của Ukraine bị pháo kích
Đây là những bình luận đầu tiên của Tổng thống Putin sau khi thông báo mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine nhằm "phi quân sự hóa" Ukraine và bảo vệ người dân vùng ly khai Donbass. "Hoàn cảnh buộc chúng tôi thực hiện các hành động quyết đoán ngay lập tức", Tổng thống Putin nói khi công bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tổng thống Nga lưu ý, Nga không có ý định chiếm đóng Ukraine nhưng sẽ hành động vì nhu cầu tự vệ.
Gần như ngay lập tức sau bài phát biểu được phát sóng trên truyền hình quốc gia lúc 5h sáng 24/2 theo giờ địa phương, các lực lượng của Nga đã triển khai các đợt tấn công dồn dập trên lãnh thổ Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này đã dùng vũ khí chính xác để tấn công vào các cơ sở quân sự của Ukraine như căn cứ không quân, trung tâm chỉ huy, hệ thống phòng không. Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng của Nga đã phá hủy 83 mục tiêu trên mặt đất của Ukraine trong ngày đầu tiên của chiến dịch.
Hiện tại các số liệu về thiệt hại của các bên tham chiến vẫn còn nhiễu loạn, tuy nhiên, giới chức Ukraine cho biết, ít nhất 57 người Ukraine đã thiệt mạng. Ukraine nói rằng, lực lượng của Nga đã thực hiện các đợt tấn công nhằm vào Ukraine từ nhiều phía, bao gồm cả trên không, trên bộ và trên biển.
Vì sao Nga lo ngại việc NATO mở rộng sang phía Đông? Sau khi Liên Xô tan rã, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiếp tục mở rộng. Đến nay vẫn xảy ra tranh cãi rằng điều này sẽ giúp đảm bảo hòa bình, hay tạo thành mối đe dọa? Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva ngày 23/2. Ảnh: AP Kênh DW (Đức) cho biết vai trò của NATO đã được...