Tổng thống Putin: Nga tạm dừng tham gia New START
Theo hãng tin TASS, ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo nước này sẽ tạm dừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) với Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp liêng bang trước hai viện Quốc hội Nga. Ảnh: TASS.
Đề cập vấn đề này trong Thông điệp liên bang trình bày trước hai viện Quốc hội Nga, ông Putin tuyên bố, Nga chuẩn bị đình chỉ hiệp ước, nhưng không rút khỏi hiệp ước.
“Hôm nay tôi phải nói rằng, Nga đang tạm ngừng tham gia New START. Nhưng tôi nhắc lại, Nga không rút khỏi hiệp ước, mà chỉ đơn thuần là ngừng tham gia”, Tổng thống Putin nói.
Tổng thống Putin khẳng định, Nga sẽ không phải là bên đầu tiên nối lại hoạt động thử hạt nhân nhưng nêu rõ, một khi Mỹ thử vũ khí hạt nhân thì Bộ Quốc phòng Nga và các cơ quan liên quan cũng sẵn sàng cho điều tương tự. Ông Putin nhấn mạnh, “không ai có thể ảo tưởng rằng thế cân bằng chiến lược toàn cầu có thể bị phá hủy”.
Video đang HOT
New START là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ. Hiệp ước được ký kết năm 2010 nhằm hạn chế kho vũ khí của Nga và Mỹ ở mức tối đa là 1.550 đầu đạn hạt nhân, giảm gần 30% so với mức đặt ra hồi năm 2002.
Đến tháng 1/2021, Tổng thống Putin đã nhất trí kéo dài hiệp ước này thêm 5 năm, tới năm 2026. Cho đến nay, Moskva và Washington cho phép lẫn nhau mỗi năm được thực hiện dưới 20 lần thanh sát trong khuôn khổ New START.
Điểm khác biệt về lần đọc Thông điệp Liên bang năm nay của Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đọc bài phát biểu Thông điệp Liên bang thường niên trước Quốc hội Nga vào ngày 21/2, chỉ vài ngày trước mốc tròn một năm Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 2021. Ảnh: TASS
Buổi đọc bài phát biểu Thông điệp Liên bang lần gần đây nhất của Tổng thống Putin được tổ chức vào tháng 4/2021, với tổng thời gian phát biểu kéo dài 1 tiếng 18 phút.
Theo quy định của Hiến pháp Nga, mỗi năm, tổng thống nước này sẽ phát biểu trước Quốc hội Liên bang các về tình hình đất nước, về đường lối chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia. Ngày đọc Thông điệp Liên bang không được ấn định trong năm.
Tuy nhiên, trong năm 2022, buổi đọc Thông điệp Liên bang của Tổng thống Putin đã bị đẩy lùi sang năm 2023. Ông chủ Điện Kremlin giải thích sở dĩ không có Thông điệp Liên bang trong năm 2022 là vì tình hình lúc bấy giờ diễn biến rất nhanh và khó có thể đưa ra kết quả tại một thời điểm cụ thể, cũng như các kế hoạch chi tiết cho tương lai gần. Tuy nhiên, những thông điệp quan trọng đã được Tổng thống Putin đưa vào các bài phát biểu khác trong năm của ông.
Năm 2022 không phải là năm đầu tiên Thông điệp Liên bang không được diễn ra. Vào năm 2017, bài phát biểu đặc biệt này đã bị đẩy lùi sang ngày 1/3/2018. Phó Chánh văn phòng thứ nhất của Văn phòng Tổng thống, ông Serge Kiriyenko, khi đó đã giải thích rằng việc trình bày Thông điệp Liên bang trước Quốc hội là quyền của tổng thống và chỉ diễn ra khi nào nhà lãnh đạo cảm thấy phù hợp.
Trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 2021, Tổng thống Putin có đề cập đến cuộc chiến chống COVID-19, sự phát triển kinh tế - xã hội của Nga, quan hệ với các quốc gia khác, đồng thời công bố một số biện pháp mới để hỗ trợ người dân, bao gồm thông báo hỗ trợ cho gia đình có trẻ em và phụ nữ mang thai.
Giới quan sát nhận định những nội dung này sẽ không có mặt trong bài phát biểu tới đây. Thay vào đó, theo như dự đoán của ông Sergei Markov - nhà khoa học chính trị ủng hộ Điện Kremlin, bài phát biểu của Tổng thống Putin sẽ kêu gọi người dân Nga ủng hộ chiến dịch quân sự của nước này.
Bên cạnh sự tham gia của các thành viên Quốc hội, thông thường buổi đọc Thông điệp Liên bang thường niên có sự hiện diện của hàng trăm nhà báo trong và ngoài nước. Năm 2021, Điện Kremlin đã mời khoảng 500 phóng viên, bao gồm cả đại diện của một số cơ quan truyền thông nước ngoài tham dự.
Tuy nhiên, năm nay, theo thông báo mới nhất của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, Nga sẽ không mời phóng viên từ các quốc gia mà Moskva cho là "không thân thiện". Ông Peskov nhấn mạnh chỉ các phương tiện truyền thông đại diện cho các quốc gia "thân thiện" mới được phép tham gia sự kiện ngày 21/2 và các hãng truyền thông nước ngoài từ các quốc gia không thân thiện chỉ được đưa tin về bài phát biểu qua sóng truyền hình trực tiếp.
Nga đã liệt hơn 60 quốc gia, trong đó có Mỹ, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Anh, Canada, Nhật Bản vào danh sách những nước "không thân thiện" vì đã áp đặt hoặc ủng hộ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva.
Trước đó, người phát ngôn Peskov cũng hé lộ về việc hoàn thiện danh sách khách mời cho sự kiện Thông điệp Liên bang. "Có một danh mục truyền thống gồm những người được mời nhưng chắc chắn sẽ có một danh mục ngoại lệ do tình hình thực tế", ông Peskov nhấn mạnh.
Moskva: Quan hệ Nga và phương Tây 'đi vào đường cùng' vì cuộc chiến ở Ukraine Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc Mỹ và các đồng minh phương Tây đã đẩy mối quan hệ với Moskva vào đường cùng không thể cứu vãn, với những động thái hỗ trợ Ukraine chống lại Nga. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AFP Phát biểu trước các thành viên Quốc hội Nga ngày 15/2, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã đưa ra...