Tổng thống Putin: Nga sẽ từng bước trị được nạn tham nhũng
Phát biểu với các quan chức Nga hôm 26-1-2016 tại phiên họp của Hội đồng chống tham nhũng quốc gia, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, chống tham nhũng là một nhiệm vụ vô cùng phức tạp, đòi hỏi thời gian, nhưng chúng ta phải từng bước thực hiện nó hoặc thậm chí còn phải đối mặt với vấn đề lớn hơn.
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Vladimir Putin cho biết: “Tham nhũng là một vấn nạn còn phổ biến trong xã hội Nga. Chúng ta cần phải trị triệt để vấn nạn này. Tuy nhiên, để giải quyết được nó cần phải có thời gian”.
Ông Putin cũng thừa nhận: “Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn. Nhưng nếu chúng ta dừng lại, mọi điều sẽ càng tồi tệ. Chúng ta chỉ có cách duy nhất là phải tiến về phía trước”.
Cũng tại buổi họp, nhà lãnh đạo Nga yêu cầu áp dụng các biện pháp cứng rắn, trong đó có việc tịch biên sung công quỹ nhà nước các khoản thu nhập bất chính của các công chức, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tệ nạn này.
Bên cạnh đó, một số biện pháp cụ thể đã được người đứng đầu điện Kremlin nêu ra, nhằm hạn chế nạn tham nhũng như: Khai báo tài sản, thiết lập cơ chế dân sự – pháp luật phát hiện các nguồn thu bất minh, quy trách nhiệm hình sự đối với những kẻ trung gian nhận hối lộ.
Tổng thống Nga Putin đồng thời cho biết, các kiến nghị này sẽ được đệ trình để Duma Quốc gia xem xét đưa vào Chương trình quốc gia phòng chống tham nhũng.
Được biết, hiện trong các cơ quan nhà nước Nga có 2.500 tổ chức chống tham nhũng, chỉ tính riêng trong năm ngoái đã phát hiện trên 20.000 vụ việc, tịch thu 15.5 tỷ Ruble (tương đương 194 triệu USD).
Video đang HOT
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Nga đang đối mặt với những khó khăn kinh tế, do giá dầu liên tục chạm đáy, đồng Ruble mất giá.
Theo_An ninh thủ đô
Nga ngóng Mỹ dỡ bỏ trừng phạt
Giới phân tích Nga căn cứ vào phát biểu của một quan chức Mỹ để suy luận rằng các biện pháp trừng phạt sẽ sớm được dỡ bỏ.
Mỹ đánh tiếng
Điều phối viên của Bộ Ngoại giao Mỹ về cấm vận Daniel Fried hôm 15/1 cho biết lệnh cấm vận Nga có thể được dỡ bỏ trong năm nay với điều kiện Thoả thuận Minsk được thực hiện.
Trong bài phát biểu tại Đại học Tổng hợp Hoa Kỳ ở Washington, quan chức này lưu ý rằng mục tiêu của Mỹ không phải là trừng phạt mà là thay đổi quan điểm của một số nước đang phản đối hướng đi của Mỹ.
Khi nói về các biện pháp trừng phạt Nga, ông Freid nhận định các biện pháp đó là một trong nhiều biện pháp đã từng có tiền lệ trước đó như hạn chế quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và nhóm G7.
Ông Daniel Fried
Ông Freid nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt Nga sẽ được dỡ bỏ chỉ khi các thoả thuận Minsk được thực thi mà trọng tâm là tổ chức cuộc bầu cử ở Donbass, chấm dứt chiến tranh và khôi phục lại biên giới phía Đông của Ukraine.
Theo ông Freid nói: "Dường như Nga hiện đang thiết lập một giải pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi có thể hoan nghênh và hy vọng thoả thuận Minsk sẽ được thực hiện ngay trong năm nay".
Các biện pháp cấm vận Nga bắt đầu được áp đặt từ năm 2014 với lý do Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Các biện pháp cấm vận bao gồm đóng băng các tài khoản và cấm nhập cảnh đối với các cá nhân nằm trong danh sách đặc biệt của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, cũng như cấm các công ty trong nước duy trì quan hệ thương mại với các các nhân và tổ chức của Nga nằm trong danh sách này.
Danh sách cấm vận liên tục được Mỹ và EU cùng các đồng minh mở rộng. Lệnh cấm vận của châu Âu đã được gia hạn lần cuối cùng vào cuối năm ngoái cho tới 31/7/2016. Phía Nga nhiều lần mỉa mai rằng các biện pháp châu Âu áp đặt đối với Nga là do Mỹ chi phối.
Nga mong ngóng
Báo chí Nga cho rằng những thay đổi tích cực trong việc giải quyết bằng con đường ngoại giao cuộc xung đột ở Đông Nam Ukraine hoàn toàn có khả năng xảy ra. Điều này đồng nghĩa với khả năng các biện pháp trừng phạt Nga sẽ được dỡ bỏ.
Giới chuyên gia Nga cho rằng nếu Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt với Nga thì EU cũng sẽ có hành động tương tự.
Theo đó, Mỹ không đưa ra những chỉ đạo trực tiếp cho châu Âu, nhưng EU rất nhạy cảm đối với quan điểm của Mỹ. Ngay sau khi Mỹ có những dấu hiệu sẵn sàng thoả hiệp, một vài lực lượng vốn không hài lòng với chính sách cấm vận và muốn dỡ bỏ do ảnh hưởng tới lợi ích của mình, ngay lập tức đã bắt đầu đề nghị cần phải tiến hành bãi bỏ các lệnh cấm vận Nga.
Giới phân tích Nga suy luận rằng ông Freid là một trong những người ủng hộ kiên quyết nhất đối chính sách cứng rắn với Nga nên những phát biểu của ông này có thể coi là một tín hiệu thay đổi.
Tổng thống Nga và Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 11/2015
Ngày 15/1, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã có cuộc gặp trợ lý Tổng thống Nga phụ trách chính sách của Nga tại Ukraine, Vladislav Surkov. Nội dung của cuộc hội đàm kéo nhiều giờ chưa được tiết lộ song giới phân tích đánh giá cuộc gặp này có thể cho thấy cả hai đang tích cực tìm kiếm một phương án thống nhất để giải quyết vấn đề trên.
Ông Boris Gryzlov là đại diện của Nga trong Nhóm Tiếp xúc ba bên về Donbass. Hồi đầu tuần, ông Gryzlov đã có chuyến thăm Kiev và gặp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Theo lời ông Lukyanov, điều này có thể cho thấy phương Tây đang mong đợi những bước đi linh hoạt hơn giải quyết vấn đề, kể cả từ phía Kiev.
Hiện trong số các ứng viên chính tranh cử tổng thống Mỹ, ngoại trừ Donald Triump thì số còn lại có quan điểm khá cứng rắn với Nga. Như vậy, nếu lệnh cấm vận Nga không được dỡ bỏ trước bầu cử thì có thể sẽ còn kéo dài.
Tuy nhiên, giới phân tích Nga vẫn hy vọng với lý lẽ rằng các lệnh cấm vận không phải là chính sách của một mình Tổng thống Obama mà là chính sách yêu thích và phổ biến của Mỹ.
Trung Kiên
Theo_Báo Đất Việt
Nga "chết lặng" vì tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Bộ Quốc phòng Nga đã không khỏi ngỡ ngàng, choáng váng trước những phát biểu mới đây nhất của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp về các hoạt động của Không quân Nga ở Syria. Ảnh minh họa "Mục tiêu chính và duy nhất của chiến dịch của Nga ở Syria vẫn là phá hủy hang ổ lớn nhất của chủ nghĩa khủng bố...