Tổng thống Putin: Nga sẽ có biện pháp đối phó lá chắn tên lửa ở châu Âu
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 13.5 tuyên bố Nga buộc phải cân nhắc các biện pháp nhằm chấm dứt những mối đe dọa từ lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp với các quan chức NgaREUTERS
Trong cuộc họp với các quan chức quân đội Nga ngày 13.5, ông Putin bác bỏ luận điểm của Mỹ cho rằng lá chắn tên lửa ở châu Âu (bố trí đầu tiên tại Romania) không nhằm vào Nga mà là đối phó tên lửa của Iran, đồng thời cho biết “đây là mối đe dọa đối với chúng tôi”, theo AFP.
“Hiện những hệ thống phòng thủ tên lửa đã được thiết lập, chúng tôi sẽ buộc phải cân nhắc các biện pháp nhằm chấm dứt mối đe dọa đối với nền an ninh Nga”, ông Putin nói. Một trong số biện pháp mà ông Putin nhắc đến là tăng chi tiêu quốc phòng và điều chỉnh chương trình hiện đại hóa quân sự.
Nhưng Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ không bị cuốn vào một cuộc chạy đua vũ trang. Ông Putin cho biết thêm Nga “sẽ làm mọi thứ có thể nhằm đảm bảo và duy trì cán cân chiến lược nhằm tránh xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn”.
Video đang HOT
Trung tâm chỉ huy cơ sở phòng thủ tên lửa đạn đạo ở căn cứ không quân Deveselu, Romania – một phần của lá chắn tên lửa ở châu Âu. REUTERS
Tổng thống Nga đưa ra tuyên bố trên sau khi một cơ sở phòng thủ tên lửa đạn đạo tại căn cứ không quân Deveselu, Romania trong khuôn khổ chương trình lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu (sau đó sẽ bàn giao cho NATO) đã bắt đầu hoạt động vào ngày 12.5.
Hệ thống lá chắn tên lửa này bao gồm các radar, các cảm ứng dò quỹ đạo bay của tên lửa đạn đạo để điều khiển tên lửa đánh chặn và tiêu diệt chúng trước khi tên lửa đạn đạo bay trở lại bầu khí quyển trái đất; các tên lửa đánh chặn có thể được bắn từ tàu chiến hoặc bệ phóng trên mặt đất. Các tên lửa đạn đạo khác với tên lửa hành trình bởi chúng có thể rời khỏi bầu khí quyển trái đất và bay xa đến 3.000 km.
Điện Kremlin lâu nay cho rằng mục tiêu chính của lá chắn tên lửa Mỹ ở châu Âu là nhằm vô hiệu hóa kho vũ khí hạt nhân của Nga đủ lâu để Mỹ có thể tiến hành đợt tấn công đầu tiên nếu xảy ra chiến tranh.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ đổ thừa Moscow không chịu ngồi vào bàn đàm phán với NATO hồi năm 2013, nhằm giải thích rõ lá chắn tên lửa sẽ vận hành như thế nào.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Điện Kremlin cáo buộc lá chắn tên lửa Mỹ ở châu Âu đe doạ Nga
Nga đang tiên hành các biên pháp phòng thủ nhằm đôi phó lá chắn tên lửa của Mỹ thiêt lâp tại châu Âu, theo người phát ngôn tông thông Nga ngày 12.5.
My va NATO cho răng hê thông phòng thủ tên lửa ở châu Âu chi co muc đich phong thu chư không nhăm vao nươc nao. REUTERS
Bình luận về việc Mỹ triển khai hoạt động hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu (ở Romania) từ ngày 12.5, người phát ngôn của tổng thống Nga Dmitry Peskov cho rằng vấn đề không phải việc Nga có áp dụng biện pháp đáp trả hay không, theo TASS ngày 12.5. Bên cạnh đó, các biện pháp mà Nga đang sử dụng nhằm giữ vững an ninh nước này ở mức độ cần thiết.
"Ngay từ đầu, chúng tôi đã dẫn lời các chuyên gia cho rằng việc triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa đặt ra mối đe doạ cho Nga. Tổng thống Vladimir Putin cũng nhiều lần yêu cầu làm rõ hệ thống đó nhằm chống lại ai và sẽ chống lại ai", ông Peskov phát biểu.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thì nhấn mạnh hệ thống này nhằm chống lại các mối đe doạ ngoài vùng không gian châu Âu - Đại Tây Dương. Tổng thống Romania, Klaus Iohannis cũng khẳng định hệ thống đặt trên nước ông chỉ có mục đích phòng thủ và không chống lại nước nào, theo RT.
Lá chắn tên lửa của NATO sẽ gồm cả các tàu chiến mang tên lửa và các radar hoạt động ở khắp châu Âu. HẢI QUÂN MỸ
Theo người phát ngôn tổng thống Nga, vấn đề mục tiêu của lá chắn tên lửa "lúc đầu được giải thích một cách dài dòng tại nhiều hội nghị thượng đỉnh của NATO rằng nhằm đề phòng mối đe doạ tên lửa của Iran". Tuy nhiên, tình hình liên quan đến Iran cơ bản đã thay đổi và phía Nga vẫn yêu cầu có những giải thích rõ ràng.
Ông Peskov nói rằng việc kích hoạt lá chắn tên lửa tại Romania là điều chẳng mới mẻ gì. "Mọi cơ quan có liên quan của chúng tôi, những cơ quan có trách nhiệm đảm bảo quốc phòng và an ninh đất nước, biết quá rõ những kế hoạch thế này".
NATO ngày 12.5 công bố kích hoạt hệ thống phòng thủ chống tên lửa trị giá 800 triệu USD tại căn cứ không quân Deveselu (Romania). Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work phát biểu rằng chừng nào Iran tiếp tục phát triển và triển khai các tên lửa đạn đạo, thì Mỹ sẽ hợp tác cùng các đồng minh để bảo vệ NATO, theo Reuters.
Các quan chức cấp cao của Mỹ và NATO cho rằng hệ thống phòng thủ Aegis này có khả năng ngăn chặn các tên lửa của Iran mà Mỹ cho rằng một ngày nào đó sẽ bắn tới các thành phố lớn ở châu Âu.
Khi hoàn tất, tầm bao phủ của hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO sẽ trải dài từ Greenland đến quần đảo Azore của Bồ Đào Nha trên Đại Tây Dương. Ngày 13.5, Mỹ sẽ làm lễ động thổ khởi công một căn cứ nữa ở Ba Lan. Lá chắn phòng thủ đầy đủ sẽ còn bao gồm các tàu chiến mang tên lửa và các dàn radar trên khắp châu Âu. Trung tâm chỉ huy được đặt tại một căn cứ không quân của Mỹ ở Đức.
Nga tố cáo rằng các radar tầm xa của hệ thống Aegis có thể được dùng để do thám các cuộc thử tên lửa của Nga cũng như máy bay Nga, giúp cho hoạt động tình báo của Mỹ. Hơn nữa, hệ thống phòng không Aegis sử dụng các dàn phóng tên lửa thẳng đứng, cùng loại mà các tàu khu trục Mỹ sử dụng để phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Nga cho rằng có thể căn cứ tại Romania sẽ bị chuyển thành nơi phóng tên lửa hành trình, có thể nhắm vào các mục tiêu ở Nga, theo RT.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Bất chấp Nga, Mỹ vẫn khởi động lá chắn tên lửa ở châu Âu Lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày mai 12.5 nhằm đối phó với tên lửa Iran, bất chấp Nga cảnh báo động thái này là đe dọa hòa bình ở Trung Âu. Lính Mỹ và Ba Lan đứng trước hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot trong một cuộc tập trận chung gần thủ...